Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

MÙA THU Trong Tình Ca Việt


MÙA THU Trong Tình Ca Việt

image

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đámmây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam . Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã. Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50 khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":

"Anh mong ch mùa thu
Tr
i đt kia ng màu xanh lơ
Đàn b
ướm kia vui đùa trên muôn hoa
Bên nh
ng bông hng đp xinh
Anh mong ch
 mùa thu
Dìu th
ế nhân vào chn thiên thai
Và cánh chim ng
p ngng không mun bay
Mùa thu quy
ến rũ anh ri …"

Thu Quyen Ru-Anh Tuyet

image

Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong tâm hồn:

"Nhìn nhng mùa thu đi
Em nghe s
u lên trong nng
Và lá r
ng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày ch
ết trong thu vàng ..."

Nhìn những mùa thu đi - Khánh Ly

image

Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của một mùa thu tình ái:

" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ
Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương
Và em có nghe khi mùa thu tới
Mang ái ân mang tình yêu tới
Em có nghe, nghe hồn thu nói
Mình yêu nhau nhé ..."

Mùa Thu Cho Em

Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng, Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em. Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của tuổi học trò:

"Tim em chưa nghe rung qua mt ln!
Làn môi em ch
ưa hôn ai cho tht gn
Tình tr
n mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh
Thu giăng heo may che bóng cây l
nh này
Ng
ười cho em nghe câu nh thương tng ngày…
Ng
ười mang cho em quen môi hôn ngt mm
Tình cho tim em rung nh
ng đêm lnh lùng…
N
ng vn vương nh gót chân
Tr
ưng Vương vng xa anh ri
Mùa thu đã qua m
t ln
Ch
t nghe bâng khuâng lá rơi đy sân...”

Trung Vuong Khung Cua Mua Thu


image

Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài "Gọi mùa thu mơ"

"Anh gọi mùa thu mơ
Một sớm thu sương mờ
Nai vàng đạp trên lá
Bước từng bước xa xa...
Anh gọi mùa thu mơ
Trời sớm sông không bờ
Lá vàng rơi lác đác
Dịu dàng cơn gió bay
Anh hẹn mùa thu sang...

Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh


image

Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người tình của mùa thu như sau:

"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ
Mùa thu lá vàng bay
Anh ru em ng

Bài ca dao ta v
n hát khúc u thơ
N
ng vàng m sui nước dt mây thu
Ng
p ngng trôi gic mơ
Anh ru em ng

Dài c
ơn mê thương yêu y
Nh
ng ngày còn ái ân..."

Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":

"Bun vương mây ngàn giăng khp li
Mùa thu b
ơ vơ đến bên tri
Ru tóc em su
i ngun
G
i hn trong gió thu bun
Ngày mai chúng mình xa nhau r
i
C
m tay em nhìn sao không nói ..."

Mùa Thu mây ngàn - Tuấn Ngọc & Thái Hiền

image

Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:

"Dáng thu vơi bun như thương nh ai
Dáng thu v
 đây mùa thu ơi ai có hay
Ta v
n ngm mây tri
Th
ương v tóc buông lơi
Th
ương nh mãi n cười
B
 môi xinh như mng
T
 ngày em đi
Đã bao l
n thu v ri ?

image

Dáng Thu Về

Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:

".....Này em nhé mt nâu qua rng thu
Trong bóng th
i gian nh tiếng sương mù
Chi
u rơi lá chín thương em hương la
Anh nh
t thu v xây tím áng thơ
Chi
u sao hoang vng vàng phai sc lá
Anh vi
ết tình thu trên môi em thôi ."
 
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em chiều thu":

"Chiu phai mây trng trôi
Trôi qua dòng đ
i mun phin
Chi
u nay tôi thy em gi nng lên
Chi
u thu tôi em tôi em như mt tình c va đến
Bàn chân em e th
n, bàn tay em thơ di
V
i vàng con chim bé v cánh bay lên cao
Đ
i cho tôi có em trong mt chiu không mong đi
Đ
i cho tôi có em trong thu v hương tình ti
Bàn tay thôi e th
n, bàn chân thôi thơ di
Chi
u nay con chim én líu lo thương đi”
 
image
 
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:

"Em hi anh mùa thu Saigòn
N
ng còn vương vương trên hàng ph vng
Em h
i anh mùa thu Saigòn
N
ước mt bây gi có như mưa tuôn..."

Thu SÀI GÒN

 
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":

"Theo bước chân em đi thu vàng
Tình 
ơi sao đến mun màng
N
i nh mang theo cung đàn
Bu
n vương trên bao tháng năm
Đ
i mt rng thu hoang vng
M
ơ em là nng xuân sang
H
n anh mng cũ chưa tan
Tình theo lá thu vàng"

Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình

Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":

"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng
Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ...
Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò
Gọi tên nhau khi chiều đến
Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi
Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."

Thu Trong Mắt Em (Phạm Anh Dũng) Quỳnh Lan hát (Vinh Nguyễn"

 
image

Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:

"Em ra đi mùa thu, mùa thu không tr li
Em ra đi mùa thu, s
ương m giăng âm u
Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn n
a
Đ
ếm lá mùa thu, đo su ngp tim tôi…"

 Mua Thu Khong Tro Lai - Si Phu


image

Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":

"Bây gi là mùa thu
Chi
u vng khói sương mù
Hàng cây khô s
u úa
Hiu h
t đng trong mưa
M
ưa như l tình xưa
L
 thm mãi cho va
L
 thương hoa phượng rũ
Em có nghe mùa thu ...

Anh Đã Quên Mùa Thu - Nam Lộc, Tùng Giang-Tiếng hát:Dalena

image

Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:

"Mùa thu Paris, tri but ra đi
H
n em quán nh, hn em quán nh
R
ượu rưng rưng ly đ tràn tr ...
Mùa thu âm th
m bên vườn Lc Xâm
Ng
i quen ghế đá, ngi quen ghế đá
Không em bu
t giá t tâm
Mùa thu n
ơi đâu, người em mt nâu
Tóc vàng si nh, tóc vàng si nh
Ch
 mong em chín đ trái su.."
 
MÙA THU PARIS
  
image
 
Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của Pha.m Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":

"Này yêu du, mùa thu v chưa nh
G
i mây trôi em th tóc bay đi
H
t long lanh rơi nht lá thay mu
Tình xanh bi
ếc, xanh mu đôi mt nâu ...
Này yêu d
u, mùa thu v lá đ
Dòng sông xanh trôi v
 mãi xa xôi

Chiec La Thu Phai - Trinh Cong Son

Thu ca

Mua Thu La Bay

GIOT MUA THU- Dan Bau

Mua thu cho em Ngo Thuy Mien

Người Con Gái Đà Nẵng.



Tác Giả : Giao Chỉ - San Jose

Phim dài 1 giờ 20 phút, xem tóm lược truyện phim phần dưới. Phim nói tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, xin kiên nhẫn chờ máy tải tài liệu; Phim rất hay có ý nghĩa, đáng xem


* DVD phim tài liệu Người Con Gái Đà Nẵng của đài truyền hình PBS, một phim tài liệu kết hợp với chuyện kể có tên là Người Con Gái Đà Nẵng (Daughter From Danang).

BẤM VÀO ĐÂY để xem phim

Phim bắt đầu bằng các tài liệu liên quan đến những chuyến bay di tản trẻ em mồ côi và cả trẻ em có cha mẹ, được gửi đi Hoa Kỳ làm con nuôi vào những ngày cuối tháng 4 nãm 1975.

Một trong các em bé năm 75 nay đã hơn 30 tuổi, lai Mỹ, tình cờ tìm được tin tức bà mẹ và gia đình hiện ở Đà Nẵng. Sợi dây tình nghĩa mong manh được nối lại.

Lẫn với các phim tài liệu, đạo diễn đã dựng lên một câu chuyện kể lại tâm sự bà mẹ ở Việt Nam và cô con gái lai tại Hoa Kỳ. Cô bé hoàn toàn không biết tiếng Việt, không còn nhân dáng Việt, không biết tin tức về người cha là lính Mỹ một thời ở miền Trung. Cô kết hôn với một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ đã có hai con. Bà mẹ Việt Nam ở Đà Nẵng ngày nay kết hợp lại với người chồng Việt Nam cũ, có nhiều con trai và gái. Đó là anh chị em với cô gái lai đã được gửi đi làm con nuôi tại Hoa Kỳ. Tất cả đều là các nhân vật thật, đóng lại cuộc đời của họ.

Cả nhà chờ đợi ngày về thăm quê của người con gái Đà Nẵng. Từ hai đầu câu chuyện, nói tiếng Anh, có nhiều đoạn bằng Việt ngữ được phụ đề Anh ngữ, việc gặp gỡ tại Việt Nam được thực hiện. Đó là chuyến trở về quê hương lần đầu và rất có thể là lần duy nhất.

Hình ảnh gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng là hình ảnh rất thông thường như đa số người Việt hiện nay đã biết. Đại gia đình nhiều anh em, bần hàn nhưng không quá nghèo đói.

Hoàn cảnh gia đình cô gái lai tại Hoa Kỳ cũng thuộc giới trung lưu, không giàu có gì. Tuy nhiên rõ ràng là hai nếp sống khác biệt. Cô gái lai trở về tuy đã có chuẩn bị học nói những lời thương yêu bằng Việt ngữ: "Con yêu mẹ. Con xin chào mẹ" v.v... Nhưng rõ ràng là cô đang ở tâm trạng tò mò và không hề được hướng dẫn tâm tư cho việc đoàn tụ. Đó có thể là diễn tiến tự nhiên, hoặc là đạo diễn muốn câu chuyện cứ xẩy ra như vậy.

Sau buổi gặp gỡ cảm động tại phi trường, tiếp đến những ngày sống bên nhau tuy ngắn ngủi nhưng rất nhiều gượng gạo. Cô gái không thích ứng được cuộc sống thiếu tiện nghi tối thiểu. Không khí nóng nực, những buổi đi chợ quê mùi thịt cá hôi tanh, trong khi bà mẹ muốn khoe con gái ở Mỹ mới về, nên cứ la cà đây đó. Người con gái Đà Nẵng chỉ muốn ra khỏi ngôi chợ xa lạ.

Trong câu chuyện kể lại, các anh chị nói về những ngày thơ ấu, vất vả nuôi cô em lai, rồi lo cho bà mẹ mà cô gái đã bỏ lại. Đã có những lời lẽ kể công và những đòi hỏi ràng buộc trách nhiệm mà cô gái lai ngày nay, đã hoàn toàn trở thành một phụ nữ Mỹ vô tư, không thể cảm nhận được.

Buổi họp mặt gia đình lần cuối trước khi chia tay đã đưa câu chuyện lúc mở đầu trùng phùng cảm động sau 30 năm xa cách, nay trở thành một bi kịch.

Các anh chị em, qua thông dịch viên, đã đặt thẳng vấn đề yêu cầu cô em lai đưa mẹ qua Mỹ để lo cho bà có cuộc sống đã từ lâu mong đợi. Và trong hiện tại thì cô em cần cho biết là mỗi tháng giúp cho gia đình được bao nhiêu. Xin nói cho cả nhà được rõ.

Và người con gái Đà Nẵng không thể hứa hẹn, không thể tài trợ được, nên đã gần như khóc lóc và bỏ chạy.

Rồi chuyến trở về Hoa Kỳ được tiễn đưa gượng gạo. Hình ảnh đưa người con gái lai về Mỹ khác xa cảnh những đứa trẻ ngày xưa lên máy bay qua Hoa Kỳ. Đạo diễn tiếp tục cho hai đầu câu chuyện nối tiếp. Người con gái Đà Nẵng trở về Mỹ, thất vọng với quá khứ và cũng không thể chia sẻ với chồng con. Trong khi đó tại Việt Nam, anh em than thở vì cho là ngôn ngữ bất đồng. Bà mẹ Đà Nẵng vẫn tiếp tục khóc. Và câu chuyện ngưng lại ở đó. Khán giả sẽ tự tìm ra câu trả lời.

Vâng, khán giả sẽ tìm ra ngay. Câu chuyện đưa đến kết luận là đám bà con nghèo khổ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy người ở Mỹ là một cái kho bạc. Họ chỉ nã tiền. Tất cả lời nói tình cảm thương yêu đều là đầu môi chót lưỡi. Đó không phải là thương yêu thực. Chuyện phim đã đưa ra một thông điệp như thế.

Đạo diễn của phim truyện "Người Con Gái Đà Nẵng" cũng đã có cùng một cảm nhận và đã dựng nên câu chuyện theo chiều hướng này để bảo vệ cho luận án. Đó là một đề tài hấp dẫn. Và cuốn phim đã được khen ngợi. Nhưng vì đây là phim tài liệu nên chúng ta có thể thắc mắc. Thực sự gia đình cô gái lai này đã có trắng trợn đòi hỏi như vậy hay không. Cô gái có vì vậy mà chán nản cho tình nghĩa gia đình mẹ con anh em ở Việt Nam hay không? Chúng ta không biết.

Duy có điều đáng lưu ý là phần kết luận của cuốn phim. Phần thông điệp chính của cuốn phim có thể làm cho chúng ta bất bình và đau đớn. Phải chăng đây là cuộc sống thực sự của các gia đình Việt Nam tan tác trong chiến tranh và đoàn tụ trong hòa bình.

Chúng ta cần có sự thảo luận.Hõn 30 nãm qua, tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm của bản thân, của bà con, bè bạn về cái chuyện kẻ ở người đi. Gửi tiền về Việt Nam cho bà con. Đem tiền về Việt Nam làm quà. Đó là chuyện đời thường của dân tỵ nạn. Việc bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái, bạn bè qua Mỹ. Tại sao lại bảo lãnh? Tại sao lại không? Thậm chí vấn nạn được đem cả vào văn nghệ: "Anh đã lầm đưa em sang đây..." Và có thực sự là những bà con, bạn bè, anh em, cha mẹ của chúng ta nghèo khổ ở Việt Nam không có tình nghĩa gì cả, chỉ biết xoay xở tìm mọi cách xin tiền?

Trên thực tế thư từ xin tiền, trực tiếp, gián tiếp, xa gần với ngàn vạn lý do: "Cần bung ra làm ăn, cần đóng tiền học, cần mua máy khâu, cần đi mổ ruột." Tất cả đều thường tình. Người ở nhà cầu cứu người đi trước. Đến lượt người ở nhà ra đi lại nhận thư xin tiền của người còn lại. Bao nhiêu giận dữ tranh cãi đã xảy ra. Chúng ta chẳng xa lạ gì.

Nhưng đó chỉ là bề mặt. Tình cảm sâu xa nếu có, vẫn luôn luôn tiềm ẩn. Đó là kinh nghiệm mà trải qua 30 năm trong ngành xã hội dân sinh chúng tôi đã ghi nhận được.

Sau đây là các điểm căn bản đưa ra để quý vị cùng suy nghĩ:

- Cô gái Đà Nẵng nói rằng chuyện đưa bà mẹ qua Mỹ là chuyện không thể thực hiện được. Điều đó có thể đúng, bởi vì ở thị trấn hẻo lánh nơi cô ở toàn người Mỹ trắng, đưa bà mẹ quê mùa Đà Nẵng qua đó làm gì?

Chỉ cần một cô gái Hậu Giang ở San Jose với 200 đồng US cho hồ sơ dịch vụ là đưa bà mẹ Hà Tiên qua Mỹ dễ dàng. Dù rằng cô mới nhập tịch và còn đang học ESL.

Còn chuyện gửi tiền về giúp bà con ở Việt Nam. Mỗi năm bây giờ người Việt gửi về ba tỷ Mỹ kim. Đó không phải là tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt, tình vợ chồng thì chúng ta phải gọi là cái gì? Tại sao người ta làm được mà mình lại không làm được?.

Một bà cụ cao niên ở đường Bascom đã nói với các con rằng: "Mẹ không muốn các con thương mẹ mà để trong lòng. Mẹ cũng không muốn các con thương mẹ rồi chỉ nói ra lời như người Mỹ. Các con thương mẹ thì mỗi tháng đưa tao hai trăm. Đứa nào thương nhiều hơn thì tùy ý. Tao góp tiền dành dụm gửi cho hai đứa ở nhà." Bà cụ nói tiếp: "Tôi làm thế là để anh chị em nó phải đùm bọc lẫn nhau. Tình nghĩa nói mồm, thì ăn thua gì. Chính phủ có nói gì thương yêu ruột thịt mà mỗi tháng còn phát cho tám trăm." Tao không cần hoa trắng hoa đỏ cho ngày của Mẹ. Cứ đưa tao tiền mặt".

Và thước đo tình nghĩa tỷ lệ thuận với việc gửi quà, gửi tiền và mở hồ sơ đoàn tụ.Chẳng cần làm thống kê, chúng ta cũng biết giới bình dân gửi quà, gửi tiền và mở hồ sõ đoàn tụ mạnh hơn giới trí thức. Càng học giỏi, càng tài cao, càng đắn đo. Thiếu gì ông giáo sư nghe vợ nói gần nói xa đành phải im lặng giữ chữ hiếu ở trong lòng. Để bà mẹ già chờ mong trong nhà dưỡng lão Thị Nghè. Trong khi đó anh chồng thợ sơn, để nhẹ cô vợ lèo nhèo hai cái bạt tai, rồi đi gửi cho ông bố ở Hóc Môn dứt khoát năm trăm để ông cụ chạy giấy xuất cảnh.

Đợt di tản 75, tuy cũng có sự cố gắng nhưng nói chung hoạt động tình nghĩa hướng về quê nhà rất yếu.

Phải đến khi cánh thuyền nhân ra đi mới có sứ mạng rõ ràng. "Con ra đi một là con nuôi má, hai là con nuôi cá." Và biết bao phen, vượt biên bị bể nãm lần bảy lượt đi tù thì lại nhờ má nuôi con.

Bao nhiêu dân di tản nghèo, một chữ bẻ đôi không có, làm thật, làm chui. Welfare khai đúng, khai sai, chấp hết. Mỗi tháng là một thùng đồ. Sau này mỗi tháng đều gửi tiền chui. Những đồng tiền đầy mồ hôi và nước mắt tủi nhục đã mở thêm đường cho các con thuyền ra biển Đông, cho các chuyến vượt biên đường bộ qua Cam Bốt.

Biết bao nhiêu tiền cho đủ để người Việt trở thành người Việt gốc Hoa, ra đi có công an địa phương dẫn đường, công an biên phòng hộ tống.

Rồi tiền gửi về nhà để dựng vợ gả chồng, làm mồ, làm mả, xây nhà, mua ruộng.

Có ông già cải tạo đã không chịu đi, còn bạo gan điện qua là bây giờ cánh của ông không cần phục quốc. Ông nói các con gửi tiền về để ông mua tất cả. Cộng sản nó bán lại gần hết miền Nam rồi.

Các cơ sở dịch vụ, gửi tiền mở ra khắp các thương xá Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hoạt động của họ là thước đo tình nghĩa của cộng đồng. Họ càng phát đạt là tình quê hưõng càng rạt rào. Người con gái Đà Nẵng không thể hiểu được cô phải có nghĩa vụ gửi tiền về Việt Nam vì cô không đọc được báo Việt ngữ và không nghe được radio Sài Gòn ở San Jose.

Nếu không thực sự nhường cơm sẻ áo thì lời lẽ thương yêu đầu môi chót lưỡi kiểu khách sáo Hoa Kỳ e rằng không có ý nghĩa.

Trong cộng đồng của chúng ta cũng có rất nhiều ông bà học rộng tài cao. Nhưng thực sự hình như các bậc trí thức chuyên gia rất ít khi là khách hàng của các cõ sở dịch vụ Việt Nam. Họ không thích đóng hụi chết cho cái bát hụi hạnh phúc mà mình đã hốt trọn một đời.

Chúng ta khó có thể hình dung các tiến sĩ, bác học, luật gia, nhân sĩ, chính khách của cộng đồng lại là người ít gửi tiền hàng tháng về cho thân quyến ở Việt Nam.

Khi chúng ta hội nhập thành công, chìm sâu vào xã hội tiền phong của nước Mỹ, có vẻ như chút tình nghĩa lẩm cẩm đã nhẹ nhàng hơn. Và ta có quyền nghĩ rằng mình đi làm đã phải đóng thuế. Rồi ra đã có Welfare của xã hội và EDD của Sở Thất Nghiệp lo cho anh em bà con. Phần bà mẹ già thì đã có Nursing Home.

Trong cái nghề nghiệp xã hội hơn 30 năm, chúng tôi đã gặp rất nhiều gia đình Việt Nam qua trước tiến bộ vượt bực. Có nhà sản xuất đến 4 bác sĩ y khoa. Hai con là khoa trưởng đại học ở Úc và Tân Tây Lan. Hai con làm cho các y viện danh tiếng ở Chicago và Boston. Giàu sang và danh vọng chẳng ai bì. Mỗi năm từ Thanksgiving đến Christmas, các cháu bận rộn vô cùng. Nên Xuân này con lại không về. Hai cụ ngồi bên nhau xem tấm ảnh màu rực rỡ của con cháu danh tiếng bốn phương trời.

Trong khi đó, cái đám mới qua ở nhà bên cạnh. Cứ vài tháng lại đón người đoàn tụ. Nghề nghiệp thì đủ trăm thứ linh tinh. Từ Assembler đến bỏ báo. Chồng cắt cỏ, vợ may thuê. Mà sao đám này ăn nhậu tối ngày. Suốt bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Xe cộ đậu ngang dọc trên cả bãi cỏ. Trẻ con ở đâu ra mà nhiều thế.

Bà cụ hàng xóm, mẹ của 4 ông bác sĩ chỉ muốn ôm một đứa vào lòng. Hạnh phúc bỗng thật gần mà cũng thật xa. Uớc chi một trong các đứa con của hai cụ, học hành dở dang về làm điện tử ở San Jose để đẻ cho ông bà một đứa cháu tóc đen nói tiếng Việt như máy. Cũng như những đứa trẻ nhà bên cạnh mà thôi. Như vậy là ngày của Mẹ năm nay nhà ta lại chẳng có đứa nào dẫn cháu về chơi. Sao mà cái đám Mỹ nó làm gì mà quá ồn ào như vậy?.

Source Internet.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Nâng cao thể lực



Những phương cách giúp nâng cao thể lực cho bạn.

 Đi bộ một tiếng mỗi ngày, mở cửa sổ nhà ít nhất nửa tiếng và bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày..., đó là những phương thuốc cực rẻ mà lại rất hữu ích giúp nâng cao thể lực cho bạn.


                         Đi bộ một tiếng mỗi ngày.


Mở cửa sổ ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để lưu thông không khí trong nhà.

 Cọ lưng bằng khăn tắm để kích thích các dây thần kinh cơ thể.



Bữa ăn có tỏi để tăng đề kháng.



Sưởi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày để chống còi xương.



4 cốc trà xanh mỗi ngày.



Nhai kỹ khi ăn

.
N
gủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày

.
Ăn ít đường.


  Uống rượu vang trong bữa ăn.

***************************

EATING FRUITThis opened my eyes
Nên ăn trái cây khi bụng trống
Chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể
Kiwi, Táo, Dâu tây, Cam, Dưa hấu, Ổi & Ðu đủ
Không uống nước đá lạnh sau bữa ăn
  
Dr Stephen Mak & his book.

EATING FRUIT... 
  
Tất cả chúng ta cho rằng ăn trái cây chỉ có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không dễ như vậy. Ðiều quan trọng là phải biết ăn ra sao và khi nào. Ăn trái cây như thế nào mới đúng?
Không ăn trái cây sau bữa ăn! Nên ăn trái cây khi bụng trống. Nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, cho quý vị năng lực để chữa béo phì và những hoạt động khác.
Trái cây là thức ăn quan trọng nhất. Thí dụ quý vị ăn hai lát bánh mì, rồi một lát trái cây. Lát trái cây đã sẵn sàng đi thẳng qua bao tử, rồi vào ruột, nhưng bị ngăn cản.
Trong khi đó, toàn thể bữa ăn bị thối rữa, lên men, và biến thành axít. Khi trái cây gặp thức ăn trong bao tử và chất axít tiêu hóa, tất cả thức ăn bắt đầu thối rữa.
Vậy hãy ăn trái cây khi bụng trống, hoặc trước bữa ăn! Quý vị đã nghe nhiều người than rằng - mỗi lần ăn dưa hấu, tôi bị ợ ; khi ăn sầu riêng, tôi bị sình bụng; khi ăn chuối, tôi cảm thấy muốn đi nhà vệ sinh v.v... Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với những thức ăn thối rữa, sẽ tạo nên hơi gas, và làm quý vị bị sình bụng.

Những việc như tóc bạc, hói đầu, tư tưởng bực bội, và bên dưới mắt bị quầng đen sẽ không xảy ra nếu quý vị ăn trái cây khi bụng trống.

Không có chuyện vài thứ trái cây như cam và chanh có nhiều chất axít, bởi vì tất cả trái cây trở thành chất kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, nguời đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu quý vị nắm vững việc ăn trái cây đúng cách, quý vị sẽ có được bí mật của sắc đẹp, trường thọ, sức khỏe, năng lực, hạnh phúc và không béo phì. 
 


Khi cần uống nước trái cây - hãy uống nước trái cây tươi, không uống từ đồ hộp. Không uống nước trái cây đã nấu ấm. Không ăn trái cây đã nấu chín, bởi vì quý vị sẽ không có những chất dinh dưỡng, mà chỉ thưởng thức hương vị của trái cây. Nấu chín làm mất tất cả sinh tố. 
Nhưng ăn trái cây vẫn tốt hơn là uống nước trái cây. Nếu quý vị phải uống nước trái cây, hãy uống từng ngụm, từ từ, bởi vì cần để nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống. (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt, để gạo hòa với nước bọt). Quý vị có thể chỉ ăn trái cây trong 3 ngày để thanh lọc cơ thể. Chỉ ăn trái cây và uống nước trái cây trong suốt 3 ngày, và quý vị sẽ ngạc nhiên khi bạn bè cho biết quý vị nhìn thật tươi sáng! 
KIWI: Nhỏ mà rất mạnh. Có đủ các sinh tố potassium, magnesium, vitamin E & chất sợi. Lượng sinh tố C gấp 2 lần trái cam.
Táo: Ăn một trái táo mỗi ngày, không cần đến bác sĩ? Dù táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxít hóa & flavonoids để giúp sự hoạt động của sinh tố C, do đó giúp hạ tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.
 
Dâu tây: (không phải là con dâu người Tây, mà là trái dâu tây) là loại trái cây bảo vệ. Dâu tây có tánh chống axít hóa cao nhất trong số các loại trái cây chính, bảo vệ cơ thể tránh ung thư, chống chất free radicals (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.
Cam: Thuốc tiên. Ăn từ 2 đến 4 trái cam mỗi ngày giúp khỏi bị cảm cúm, hạ thấp cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như là hạ thấp tỷ lệ ung thư ruột già.
 
Dưa hấu: Hạ nhiệt làm đỡ khát. Chứa 92% nước, và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư. Những chất dinh dưỡng khác trong dưa hấu là sinh tố C & Potassium (Kali).

Ổi & Ðu đủ:hạng nhất về sinh tố C, chứa rất nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi, giúp trị bón. Ðu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.

Uống nước lạnh sau bữa ăn có thể bị ung thư? Chuyện khó tin?? Cho những ai thích uống nước đá lạnh, bài này dành cho quý vị. Uống nước đá lạnh sau bữa ăn thật khoái khẩu. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ mà quý vị vừa ăn xong. Sẽ làm chậm tiêu hóa. Khi chất “bùn quánh” này phản ứng với axít, nó sẽ phân nhỏ và được hấp thụ vào ruột nhanh hơn là thức ăn đặc. Nó sẽ đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu, nó sẽ biến thành chất béo và đưa đến ung thư. Tốt nhất là ăn súp nóng hay uống nước ấm sau bữa ăn (Ðông y luôn khuyên nên uống nước ấm.)
Một điều nghiêm trọng về nhồi máu cơ tim: “thủ tục” nhồi máu cơ tim (Không phải chuyện đùa) Những quý vị nữ nên biết rằng, không phải tất cả những triệu chứng nhồi máu cơ tim đều bắt đầu từ việc tay trái bị đau. Hãy chú ý khi bị đau hàm dữ dội. Có thể quý vị sẽ không bao giờ bị đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Buồn nôn và toát mồ hôi dữ dội cũng là những triệu chứng thường xảy ra. 60% những người bị nhồi máu cơ tim trong khi ngủ sẽ không thức giấc. Ðau hàm có thể khiến quý vị tỉnh dậy khi đang ngủ say. Hãy chú ý và để ý. Càng biết nhiều, chúng ta càng dễ sống sót.

Source Internet.