Lữ Giang
Chúng tôi đã nhiều lần nói đến cuốn “Decent Interval”
(Một khoảng cách vừa phải) của Frank Snepp, Trưởng phân tích chiến lược
của CIA (CIA’s Chief Stratery Analyst) ở Sài Gòn. Một số người không
thích ông vì ông đã đưa ra những sự thật quá phũ phàng. Hôm nay nhân kỷ
niệm 38 năm ngày mất miền Nam, chúng tôi xin giới thiệu một đoạn nói về
“Sự rẫy chết của một thành phố” trong cuốm “Vietnam, qu'as tu fait de tes fils?” của Pierre Darcourt, một ký giả Pháp, do Albotro ấn hành năm 1976, được
Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa (nay là thiền sư Không Như) dịch là “Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên”. Bản dịch này đã được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành năm 2007.
Frank Snepp là một nhà phân tích tình báo nên biết
nhiều bí mật liên quan đến quyết định của Hoa Kỳ về số phận của VNCH,
còn Pierre Darcourt là một ký giả, ông chỉ ghi lại những điều mắt thấy
tai nghe. Ngoài cuốn “Vietnam, qu'as tu fait de tes fils” ông còn viết hai cuốn khác về Việt Nam, đó là cuốn “De Lattre Au Viet-Nam. Une Année De Victoires” (Tướng De Lattre tại Việt Nam. Một năm của những chiến thắng) và cuốn “Bay Vien Le Maitre De Cholon”
(Bảy Viễn, người chủ
của Chợ Lớn). Nhờ đọc cuốn này chúng tôi mới biết được tương quan giữa
Bảy Viễn và Bảo Đại. Không đọc thì không hiểu được tại sao ngày
12.8.1954 Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã phải ban hành nghị quyết
số NSC 2429 truất phế Bảo Đại một cách hợp pháp (legally dethrone Bao
Dai). Chính vì mấy chữ "legally dethrone", ông Diệm phải tổ chức truất phế Bảo Đại lần thứ hai bằng trưng cầu dân ý. Đừng nghĩ rằng có thể dùng vọng ngữ để sửa đổi sử liệu.
Vì đoạn nói về ngày 29.4.1975 khá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn phần chính. Độc giả nào muốn biết thêm, xin tìm mua sách để đọc.
SỰ RẪY CHẾT CỦA MỘT THÀNH PHỐ
Ký giả Pierre Darcourt viết:
"Từ thứ hai 29/4, Tổng Thống Ford đã có một buổi họp khẩn cấp với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Cầu
Không Vận đã được thiết lập để di tản người Mỹ và người Việt Nam từ phi
trường Tân sơn Nhứt đã bị ngưng trệ: nhiều loạt rốc kết và đạn pháo
nặng 130 ly, kể cả bom, đã được nã vào căn cứ Không quân lớn nhất nầy.
Ngoài 11 chiếc phi cơ của Miền Nam bị phá hủy do bị dội bom vừa qua,
còn có 1 chiếc phi cơ vận tải C.130 của Hoa Kỳ bị cháy dưới đất. Một
chiếc trực thăng của Miền Nam chở 40 binh sĩ Dù trên đường bay đi Tây
Ninh đã bị trúng một hỏa tiển, bị nổ tung và cháy trên không thật khủng
khiếp
Có
nhiều đạn rốc kết đã rơi vào Chợ Lớn, một thành phố mà cư dân hầu hết
là người Hoa kiều, nằm sát Sài Gòn. Một phóng pháo oanh tạc cơ
Skyraider có nhiệm vụ đánh bom vào các vị trí của các đơn vị cộng sản
Bắc Việt ở 7 cây số về hướng Tây Bắc Sài Gòn đã bị trúng một hỏa tiển
tầm nhiệt S.A.7. của cộng sản. Và có nhiều cuộc chạm súng thật dữ dội
đang diễn ra trong vùng ngoại ô thành phố.
Hoa
Thạnh Đốn không còn thời gian chờ đợi nữa. Và Tổng Thống Ford đã ra
lệnh cho Hạm Đội VII tiến hành ngay cuộc hành quân di tản.
Vào lúc 11 giờ trưa ngày thứ ba nầy, thủ đô Sài Gòn thật là hỗn độn không tả được.
Người
Pháp cư ngụ ở các khu nằm ở chung quanh thủ đô cũng đã bị "sơi" đạn
pháo binh cộng sản nên họ phải đổ dồn về trung tâm Thủ đô tìm ở với bạn
bè đồng hương, vì không thể vào tạm trú ở trường trung học Saint
Exupéry theo đúng chỉ thị trước đây của tòa Đại sứ Pháp được. Vị hiệu
trưởng trường nầy đúng ra phải chịu trách nhiệm đón tiếp những người
Pháp nầy nhưng ông lại không nhận họ, viện cớ là "không có đủ dự trữ
nước uống và lương thực để bảo đảm sự sống cho họ".
Tất
cả những người Pháp cư ngụ ở thủ đô gồm các giáo chức, các nhà trồng
tỉa đã rút về đây, các nhà buôn, chủ tiệm ăn hay giám đốc xí nghiệp,
đều đã treo cờ Pháp trước nhà ở, văn phòng, tiệm tùng v.v.. Có nhiều
người Việt Nam bắt chước họ. Tất cả đều tin rằng lá cờ tam tài của Pháp
có thể cứu được sanh mạng và tài sản của họ nếu có xảy ra những cuộc
đánh nhau trên các đường phố. Và bất thình lình cờ xanh trắng đỏ được
treo rợp trời vào những giờ bi thảm của một sự sụp đổ nầy đã làm cho
một vài khu vực của thành phố có một bộ mặt lạ lùng khác thường của một
ngày lễ 14 tháng 7 của Pháp. Nhưng hỡi
ôi! đây chỉ là một ảo ảnh! một ảo ảnh quá đau lòng che đậy những dấu
hiệu lo âu sợ sệt đang tràn ngập cả thủ đô Miền Nam vốn đang rơi vào
tình trạng vô trật tự và vô Chánh Phủ.
Trên
xa lộ Biên Hòa trước khi đến cầu Sài Gòn mà gần đó là những căn cứ tối
tân nhất của bến Tân Cảng, có 50 binh sĩ Dù dưới sự điều động và chỉ
huy của một đại úy, đang đánh nhau từ chiều thứ hai với một toán đặc
công để cố ngăn cản không cho họ đến được dạ cầu. Đặc công cộng sản đã
5 lần chiếm được cầu và cả 5 lần binh sĩ Dù đã chiếm lại cầu. Trên 50
xác cộng sản Bắc Việt nằm đầy trên đường, mình mẩy đầy vết đạn, gần như
họ đã chết rồi mà vẫn còn bị tiếp tục ăn đạn của binh sĩ Miền Nam quá
hăng say và quá cẩn thận!
Bất
chấp chiến trận đang diễn ra, một đám đông dân chúng, đông như một đàn
kiến đếm không xuể, đã tràn vào chiếm các kho hàng của Tân Cảng để cướp
bóc hôi của. Đó là đám dân đen khốn khổ ở các đồng lầy, đói khát, và
háu ăn. Họ chia ra làm 2 đoàn rõ rệt, những người mới tới, tay không,
và những người trở về mang đầy chiến lợi phẩm. Năm trăm người? một
triệu người? Không một ai có thể đếm được một cách chính xác, phần lớn
là đàn bà và trẻ nít, có rất ít đàn ông... họ càn quét đủ mọi thứ các
kho đầy ấp hàng viện trợ Mỹ.
Đám
đông xô đẩy nhau để chạy đến nơi cướp bóc, giẫm bừa lên các xác chết
của bọn đặc công cộng sản làm bật lên tiếng kêu răn rắc của xương gãy
như cành cây khô! Để trở về, đám đông dân chúng nầy phải vượt qua sông,
lội lõm bõm trong bùn. Một em bé khoảng 10 tuổi đầu toàn thân đầy bùn
đen và thối, nhưng tay vẫn đưa cao một bó cao su xốp rửa chén! Hai bé
gái khá hơn quần áo cũng đầy bùn sình, mang một số nấm, pa tê và trái
cây đóng hộp. Một người đàn bà thu nhặt được hai bịch thuốc lá thơm và
một máy xây sinh tố. Một anh bạn khác thì khệ nệ bê một cách khó khăn
một thùng sốt cà chua.
Một
"chợ chồm hổm" được tổ chức ngay bên đường: người ta mua bán, trao đổi
trong cơn sốt tiền bạc ngay trong một ngày có quá nhiều khủng khoảng
quân sự lẫn chánh trị.
Binh sĩ trên các quân xa phải bắn chỉ thiên mới vạch được lối đi cho đoàn xe.
Tấn thảm kịch sấp buông màn, chấm dứt. Còn chưa phải là một sự hoãng loạn nhưng là một cuộc tháo chạy toàn bộ...
Từ
sáng nay, không một nhà báo nào còn được một tin tức gì từ giới chức có
"thẩm quyền quân sự" về tình hình, vì một lẽ rất đơn giãn là các giới
chức nầy không còn ở đó nữa hoặc họ đã bị "mất chức" không biết lúc
nào.Tướng Minh đã cách chức tướng Bình, Tổng giám đốc Cảnh Sát và An
ninh quân đội. Kết quả là sáu chục ngàn (60.000) cảnh sát và mười ngàn
cảnh sát đặc biệt (10.000, hầu hết là các binh sĩ có tuổi từ các binh
đoàn thiện chiến), đang kiểm soát thủ đô, đã không còn ai để chỉ huy và
ra lệnh cho họ. Vị Tổng Tham mưu trưởng quân đội Miền Nam được thay đổi
3 lần trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngày hôm kia là
tướng Cao văn Viên, nhưng ông đã ra đi cùng vị Tham mưu phó lẽ ra phải
thay thế ông mới đúng. Ngày hôm qua là tương Nguyễn văn Minh, nhưng ông
chỉ ngồi đó có mấy giờ trước khi xách va li chuồn mất. Chiều hôm qua là
tướng Thiết giáp Vĩnh Lộc, một cây rượu mạnh, anh em họ hàng với cựu
hoàng đế Bảo Đại. Ông ta đã cổ võ binh sĩ trên đài phát thanh và yêu
cầu họ đừng "chạy như chuột giống như Tổng Thống Thiệu". Nằm gần sân
bay Tân sơn Nhứt, là Bộ Tổng Tham Mưu nhưng giờ nầy rất là vắng vẻ, chỉ
thấy còn lưa thưa ra vào một vài sĩ quan cấp tá. Các viên chức thì còn
ở nhiệm sở nhưng không một ông tướng nào còn trả lời khi điện thoại reo
cả ở trong văn phòng hoặc ở nhà. Trên trận địa, các đơn vị trưởng nào
còn tiếp tục chiến đấu
thì từ đây phải tự lo liệu lấy cho mình thôi.
Ở
trung tâm Sài Gòn, đột nhiên sự căng thẳng lên cao độ, vì mọi người bây
giờ đều biết là người Mỹ sẽ bỏ đi hết. Cuộc hành quân di tản của Hoa Kỳ
bắt đầu từ 11 giờ. Người Mỹ và những người "bạn" Việt Nam nào đã được
giới chức ngoại giao Hoa Kỳ báo trước đều nhận được lệnh phải đến tập
trung ở 13 điểm hẹn đã được dự trù từ trước: các sân thượng hoặc các
vườn chơi công cộng
Và
cuộc di tản bằng trực thăng bắt đầu. Các chiếc trực thăng vận tải loại
lớn của Thủy Quân Lục Chiến từ Hạm Đội VII, các trực thăng riêng của
Trung Ương tình báo, và trực thăng màu trắng bạc của hãng Hàng Không
Hoa Kỳ (Air America) bay là là trên các nóc nhà trong thành phố, có
trực thăng võ trang (trang bị rốc kết và đại bác tự động) bay theo yễm
trợ. Trên không phận lại có các chiến đấu phản lực cơ "Phantoms" lúc
nào cũng sẵn sàng can thiệp, nếu cần.
Ở
Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ người ta hấp tấp đốt các hồ sơ lưu trữ cuối cùng.
Ngay trên nóc tòa Đại Sứ các trực thăng Huey đáp xuống bay lên trong
khỏang thời gian cách nhau rất đều.
Tò
mò đứng từ các nhà chung quanh để quan sát, thì đây là một cảnh tượng
hết sức lạ lùng. Phía trước những chiếc xe du lịch đến đậu sát hàng rào
sắt của tòa đại sứ, các chú tài xế mặc áo gi lê chống đạn nhưng đầu vẫn
không quên đội mũ cát kết trắng, vì các viên chức Việt Nam vẫn nhất
định phải tôn trọng lễ nghi cho đến cùng. Không biết các anh tài xế nầy
sẽ nghĩ gì sau khi các ông chủ của họ đã lên trực thăng và họ phải quay
về các khu vực bình dân giữa những tiếng nổ của đạn rốc kết?
Người
Mỹ rời khỏi Sài Gòn bỏ lại xe của họ đầy đường. Tức khắc, có những toán
tháo gở từ vùng ngoại ô đến "làm thịt" ngay tại chỗ. Thời gian cứ thế
trôi qua và lần lần đám người tụ tập trước cửa rào của tòa đại sứ cáng
ngày càng đông, họ bu quanh sát tường và có người còn có ý định trèo
qua tường để vào bên trong tòa đại sứ. Trong số người cố bám vào tường
như những chùm nho với niềm hy vọng cuối cùng có thể "chạy" khỏi đây để
tìm tự do..., người ta thấy có đủ mọi hạng người, sinh viên, công chức,
lính cứu hỏa với mủ đồng còn trên đầu, các cô gái ăn sương, các bà mẹ
trẻ bồng con đưa lên thật cao,
coi như họ trình lên một mẫu giấy thông hành sống là các chú bé con lai
mà cha của chúng là một anh lính Mỹ da trắng hay da đen tóc nâu hay tóc
đỏ nào đó... Các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến canh gác vẫn bình thản và
lạnh lùng dùng báng súng đẩy đẩy họ ra.
Một cảnh tượng thiểu não khác đã xảy ra bên lề đường. Tướng Đặng văn Quang,
mà mọi người đều tố cáo là kẻ cầm đầu đường dây buôn lậu ở Miền Nam,
lại không được có tên trong danh sách di tản do Hoa Kỳ thiết lập. Khi
ông ta đến trình diện trước cổng tòa đại sứ, binh sĩ canh gát đuổi ông
ra. Ông mới chạy lại gặp nghị sĩ Nguyễn văn Ngãi để van nài giúp đở ông
ta được trực thăng bốc đi. Có ai ngờ được, một ông cựu cố vấn quân sự
của Tổng Thống, một người đầy ngạo mạn và kiêu căng chểm chệ tác oai
tác phúc hằng mấy năm liền ở Dinh Độc Lập, giờ
đây chỉ còn là một đống mỡ run rẩy vì sợ sệt. Ông ta hết lạy van, cầu
khẩn rồi lại viện dẫn đến mạng sống của vợ con và của chính bản thân
ông sẽ bị cộng sản giết v.v... xuống nước, kính cẩn, khúm núm van xin..
Động lòng thương hại, nghị sĩ Ngãi đưa ông ta cùng đi với mình, cẩn
thận không nói rõ tên họ ông ta là ai, nghị sĩ Ngãi mới đưa ông ta lên
được trực thăng.
Nhìn
từ bên ngoài, với đám đông người khốn khổ đang khóc lóc, kêu la, cầu
xin một lối đi để ra khỏi hỏa ngục nầy, cuộc hành quân di tản nầy coi
như rất ồn ào náo nhiệt và vô trật tự. Nhưng đối với những người đã
được vào khuôn viên tòa đại sứ rồi, thì sẽ thấy bô máy di tản hoạt động
hết sức chính xác. Các hành khách được đưa lên lầu thượng, từng toán 3
người một, đưa lên trực thăng (chở được 12 người một chuyến). Từ đó bay
thẳng qua phi trường Tân sơn Nhứt. Ở đây họ được đưa vào các dãy nhà
thuộc Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ, trên nóc vẫn phất phơ lá quốc kỳ
Mỹ. Các
dãy nhà nầy lẽ ra là mục tiêu rất tốt của cộng sản, nhưng vẫn còn
nguyên xi, không hề hấn gì. Mặc dầu lửa đạn gần suốt đêm qua trong khu
vực phi trường, nhưng hình như các dẫy nhà nầy được cộng sản cố ý chừa
ra. Có nhiều trực thăng vận tải "Chinook" đến từng toán 4 chiếc một,
mỗi toán đỗ xuống một đại đội Thủy Quân Lục Chiến trang bị đại bác
không giật và hỏa tiễn chống chiến xa với đầu đạn "Tows" có hồng ngoại
tuyến. Thủy Quân Lục Chiến có trách nhiệm giữ an ninh cho khắp cả vùng
di tản. Mỗi chiếc "chinook" sau khi đổ Thủy Quân Lục Chiến và quân dụng
xuống rồi thì bốc luôn 45 hành khách Việt Nam, xong mới bay đi. Thời
gian bay khoản 1 giờ đến các chiến hạm của Hạm Đội VII và trên 20 chiếc
tàu vận tải đang đậu chờ
rước họ ở 30 cây số ngoài khơi bờ biển Việt Nam ngoài tầm tác xạ của
pháo binh cộng sản Bắc Việt
Hành
trình không gặp một trở ngại nào. Không có một viên đạn, một hỏa tiễn,
một trái đạn pháo binh nào được bắn đi từ dưới đất lên các trực thăng
to lớn đang nối duôi nhau rất đều đặn bay ra biển để đáp xuống một
trong hai hàng không mẫu hạm, chiếc Hancock hoặc chiếc Okinawa, từ đó
họ đã cất cánh bay vào Sài Gòn. Sau khi đặt chân xuống các chiến hạm
rồi thì người Việt Nam ai cũng bị các binh sĩ Mỹ rất đứng đắn nhưng
cũng rất lạnh lùng khám xét trong người thật kỹ, để được bảo đảm là họ
không có mang theo vũ khí, ma túy hay các loại y dược nguy hiểm. Sau đó
họ mới được chuyển
xuống các thuyền cao su hay thuyền máy để đưa họ sang các tàu vận tải.
Các thuyền máy nầy chạy qua chạy lại như con thoi giữa các các chiến
hạm. và các tàu vận tải. Và các tàu vận tải nầy sẽ đưa họ về các trại
định cư ở đảo Guam. Có nhiều chiếc tàu vận tải nầy được Hạm Đội gọi trở
lại cả ban đêm để "vớt" những người tỵ nạn Việt Nam khác đang lênh đênh
ngoài biển cả cách bờ biển Việt Nam hàng trăm cây số, trên các tàu đánh
cá, các thuyền buồm thô sơ, có đèn đốt sáng rực, người trên thuyền dùng
đuốc và đèn bấm, đèn lồng.. vừa vẫy gọi, vừa chạy lại các tàu chiến của
Mỹ. Tất cả các làng đánh cá dọc theo bờ biển từ Phan Thiết đến Bình Tuy
đều ra khơi và kêu cứu. Có hơn 20.000 dân tỵ nạn được đưa lên tàu và
được cứu khỏi nanh vuốt của cộng sản.
° ° °
Tại
Sài Gòn lưu lượng trực thăng của Mỹ vẫn tiếp tục đều đặn, không
ngừng... ồ ạt bay suốt buổi chiều. Trước cổng tòa đại sứ Mỹ có` đến
trên 20.000 người đang chen chúc nhau đứng chờ với va ly cầm ở tay, và
nước mắt ràn rụa. Có một số người vào được cổng sắt và được bốc đi. Có
nhiều người dí hằng xấp đô la vào mũi các anh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ
nhung họ vẫn lạnh lùng không lay chuyển. Có hằng trăm xe chở đầy người
mở còi nhấn kèn inh ỏi chạy vào phi trường Tân sơn Nhất, nhưng không có
một chiếc phi cơ nào cất cánh. Và trước cổng phi trường quân cảnh đã có
thiết lập một
hàng rào cản có bố trí súng liên thanh.
Lại
có hằng ngàn người chạy xuống bến cảng để cố gắng nhảy theo các tàu
chiến, tàu buôn hay xà lan hoặc bất cứ một chiếc thuyền nào đó để chạy
khỏi thành phố nầy bằng đường sông.
Có
khoản 200 người vừa sĩ quan vừa công chức hay con buôn xuống được một
chiếc tàu hàng còn tốt đang nhổ neo lúc 3 giờ chiều để chạy ra biển. Họ
không đi xa hơn được Vì vừa mới qua khỏi Nhà Bè thì chiếc tàu bị trúng
đạn pháo, nổ tung và chìm. Những người may mằn còn sống sót lội vào bờ
lại bị cắt cổ hoặc bị súng liên thanh bắn chết hết. Dĩ nhiên đô la và
vàng họ mang theo đều bị vét sạch.
Vào cuối buổi chiều thì tướng Trần văn Đôn
và con trai ông ta, một bác sĩ, được một chiếc trực thăng bốc đi. Trước
đó vài giờ, rất lịch sự như ông đã nổi danh, ông đã đến từ giã vị Đại
sứ` Pháp... và luôn tiện cũng để nhận thông hành Pháp của ông. Ông M.
M. Mérillon cũng đã có một vài lần nhờ vã đến tướng Đôn.. Từ nhiều
tháng qua, và nhất là trong cơn khủng hoảng của Chánh Phủ vừa qua,
tướng Đôn được coi như là một phụ tá rất đắc lực cho hoạt động trung
gian chánh trị của người Pháp. Ông đã trực tiếp thúc đẩy tướng Dương
văn Minh đi tới, và trước Quốc Hội lưỡng
Viện ông đã có một buỗi thuyết trình quá thảm hại về tình hình quân sự.
Có một lúc nào đó, ông M. Mérillon đã mong muốn đẩy ông Đôn vào ghế Thủ
Tướng của ông Minh. Hôm chiều thứ hai, chấn động vì sự chống đối nhau
giữa các trung tâm chánh trị của Miền Nam, tướng Đôn đã có ý định tự
tử. Nhưng sau đó được giới thân cận lên giây cót an ủi...nên cuối cùng
đã quyết định nhờ Mỹ đưa đi., Trước khi lên trực thăng, tướng Đôn đã
nói với toán binh sĩ cận vệ của ông, những người đã không rời khỏi ông
nửa bước, rằng:
"Tôi
bắt buộc phải ra đi thôi, vì nếu bọn cộng sản mà tóm được tôi thì tôi
sẽ bị bọn chúng hành quyết ngay. Còn các anh, các anh chỉ là cấp nhỏ,
các anh chẳng có gì nguy hiểm hết... và các anh có thể lẫn lộn được
trong dân chúng."
Mấy
anh binh sĩ nầy với gương mặt rắn rõi, nắm chặt tay lại buồn bã nhìn
chiếc trực thăng cất cánh mang theo ông cựu tổng trưởng Quốc Phòng của
mình lòng nặng triệu không biết vì tức giận hay vì khinh bỉ...
Không
phải chỉ có một tướng Trần văn Đôn là sĩ quan cao cấp đã rời khỏi Miền
Nam Việt Nam. Đã có gần 60 vị tướng lãnh khác ra đi như vậy. Như trung
tướng Vĩnh Lộc, mới vừa sáng hôm qua đây đã từng kêu gọi binh sĩ "đừng có trốn chạy như chuột"; như tướng Bùi thế Lân,
một vị chỉ huy của Thủy Quân Lục Chiến, một người hùng đã rút quân bằng
đường bộ từ Đà Nẵng về Sài Gòn vừa lui binh vừa đánh du kích; như trung
tướng Trưởng, Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật; tướng Thắng, thuộc binh chủng Pháo binh, một cử nhân toán học và vô địch cờ; như tướng Toàn,
tư lệnh Vùng
III Chiến Thuật, người đã giữ vững trong 4 tuần lễ mặt trận Miền Đông
của Sài Gòn; như tất cả các giám đốc An ninh và Tình Báo Quân sự, như
vị Tư lệnh Không quân; như tướng Lưỡng thuộc sư đoàn Nhảy Dù, người
luôn luôn được binh sĩ của mình ái mộ.... và tướng "thần phong" râu kẽm
Nguyễn cao Kỳ, người đã từng thề sống chết với khẩu súng trên tay, và người đã chê Tổng ThốngThiệu là quá nhát gan....
Tuy
nhiên, cũng có một số người đã thẳng thừng từ chối không rời khỏi vị
trí chỉ huy và binh sĩ của mình khi được các tùy viên quân sự của tòa
đại sứ Mỹ trực tiếp liên lạc hay kêu gọi qua điện đài. Đó là tướng
Nguyễn khoa Nam, người cò trách nhiệm phòng giữ Đồng bằng sông Cửu
Long, tướng Lê minh Đảo, Tu lệnh sư đoàn 18 bộ binh, người đã giữ vững
Xuân Lộc và là người đã trả lời: "Các binh sĩ của tôi đã hăng say chiến
đấu, làm sao tôi nỡ bỏ họ được để đi trong lúc họ rất cần sự có mặt của
tôi bên cạnh họ?", tướng Lý tòng Bá, người chống giữ mặt trận phía Bắc,
một tướng
Kỵ binh Thiết Giáp, tướng Lê nguyên Vỹ, người đã chiến đấu với phần còn lại của sư đoàn 5 bộ binh ở Trãng Bom, tướng Phú đang bị phạt giam, người đã tuyên bố với vị Cố vấn Hoa Kỳ khi ông nầy đến tìm rước ông đi:
"Tổng
ThốngThiệu đã chà đạp danh dự tôi khi ông công khai đổ lỗi cho tôi về
chuyện mất Cao Nguyên Trung Phần..... và ông ta đã ra đi như một người
du lịch với những chiếc va ly mà ông đã soạn sẳn.... Nhưng phần tôi,
tôi sẽ ở lại, tôi sẽ tự tử và máu của tôi sẽ rơi trở lại vào lưng ông
ta. Tôi chỉ còn có một cách đó để đính chánh lời cáo buộc của ông ta mà
thôi"
° ° °
Thủ
đô Sài Gòn đã về đêm. Ở vài cây số về hạ lưu sông Sài Gòn, để tránh
những kẻ tò mò, có mấy chiếc tàu sà lan đang bốc hằng ngàn người toàn
là đàn bà và trẻ con thuộc gia đình của anh em Hải Quân. Các sà lan nầy
được các tàu lớn kéo đi, có thuyền máy võ trang hay các tàu phóng ngư
lôi hộ tống ra biển, ở đó có trên 30 chiếc tàu đang chờ họ. Tất cả các
tàu chiến thuộc các đơn vị lớn của Hải Quân Miền Nam Việt Nam đều rút
hết về đảo Guam. Trong bầu trời tối đen như mực của thủ đô, những chiếc
trực thăng Hoa Kỳ với đầy đủ đèn hiệu sáng rực của mình đã dùng đèn pha
chiếu
thẳng thành những vệt dài sáng rực cắt đứt hẳn màn đêm. Ở dưới đất thì
những cọc tiêu và những đèn rọi đánh dấu các nóc nhà mà trực thăng sẽ
đáp xuống bốc người đi. Trên các sân thượng khác lại có những kẻ đau
khổ lo âu đang đốt những cuộn giấy hay giẽ có tẩm dầu. họ hy vọng lửa
sẽ dẫn dụ được những con chim sắt khổng lồ đến bốc họ ra khỏi nỗi lo sợ
của họ và đưa họ ra khơi... cốt chạy khỏi bọn cộng sản.... nhưng vô
hiệu.
Đại
sứ Graham Martin, người đánh giá cuộc hành quân di tản như là một việc
"không ra gì" thì muốn ở lại Sài Gòn và chết ở đó. Ông ta chỉ phải rời
khỏi thành phố nầy lúc 4 giờ sáng theo lệnh bắt buộc của Kissinger. Với
một tâm trạng đảo điên, quá mệt mỏi (ông thức suốt 72 giờ liền), ông
đáp xuống hàng không mẫu hạm "Blue Ridge" đang nằm chờ ông xa tít ngoài
biển cả... sau đó ông vào phòng đóng cửa lại ngay để không cho ai thấy
được nỗi thất vọng của mình."
(Hết trích)
30.4.2013
Lữ Giang
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.