NGÀY XUÂN THƠ XUÂN ĐỌC HAIKU
Trần thị Lai Hồng
Mỗi quốc gia có một thể thơ đặc biệt. Trung quốc có thơ tứ tuyệt, thơ Đường, Hàn quốc có thơ sijo, Việt Nam có lục bát, Nhật bản có haiku.
Trong những thể thơ đó, chỉ có haiku - tinh hoa văn hóa Nhật - được cả 50 quốc gia thế giới hưởng ứng đón nhận và phổ biến rộng rãi trong ngành giáo dục cũng như văn học nghệ thuật. Nhiều thi sĩ Tây phương say mê sáng tác loại thơ độc đáo này, như George Sabiron, Jules Renard, Octavio Paz, Paul Eluard, Paul-Louis Couchoud R.H. Blyth, R.M. Rieke, Vladimir Devidé …
Haiku (俳句) ban đầu là một thú tiêu khiển có tính cách trào lộng, khi mới xuất hiện vào đầu thế kỷ 17 là những loạt nhiều câu thơ nối tiếp của một nhóm thân hữu trong trà thất tửu quán. Sau đó, haiku được phổ biến sâu rộng cho đến thế kỷ 19 mất dần tính hài mà thấm nhuần ảnh hưởng Thiền, và cô đọng lại với 17 âm tiết trong 3 câu 5-7-5, hoặc có khi viết luôn một dòng dài. Haiku thường diễn đạt thiên nhiên, cảnh sắc , và bốn mùa, ẩn dụ tâm tình và có khi là một công án Thiền.
Ngày Xuân Thơ Xuân chỉ thoát chuyển một số ít thơ Xuân của ba nhà thơ lỗi lạc hàng đầu của Nhật, là Thiền sư thi sĩ Matsuo Bashō(1644-1694) - người khai sinh haiku – Yosa Buson (1761-1784), và Masaoka Shiki (1867-1902), trong số cả ngàn thi sĩ tài danh khác. Sự thoát chuyển này dựa trên những bản dịch tiếng Anh hoặc Pháp, nên xin lượng thứ cho người viết khi diễn đạt đã có lúc đặt tâm tư mình vào tâm sự người, và vẫn còn đậm âm hưởng vần điệu … như Robert Frost từng nói “Poetry is what gets lost in translation” (thi ca lạc hướng trong chuyển dịch)
Matsuo Bashô/Ba Tiêu 芭蕉
-ume ga kani 山路かな along the mountain path
notto hi no der 梅が香に suddenly the sun rose
yamaji kana のっと日の出る to the scent of the plum-bossom
(Translated by R.H. Blyth)
hốt nhiên vầng hồng dậy
ngời ngời rạng rỡ ngàn hương Mai
trải dài lối lên đồi
- Hito mo minu 人も見ぬ spring unseen of men
haru ya kagami no 春や鏡の on the back of the miror
ura no ume うらの梅 a flowering plum-tree
(Translated by R.H. Blyth)
Xuân về nào có hay
soi gương chợt thấy phía đằng sau
cội Mai rộ nở đầy
Yosa Buson (与謝蕪村)
- ike to kana in the spring rain
hitotsu ni narinu the pond and the river
haru no ame have become one
mưa Xuân tuôn tuôn tràn
hồ rộng sông dài lênh láng dâng
mạch sống cùng giao hoan
Kobayashi Issa (小林一茶)
- medetasa mo my happiness
chu-u gurai nari just about average
oraga haru at my New Year !
hạnh phúc tôi, hạnh phúc tôi
cũng tầm tầm lưng lửng vậy thôi
vừa Năm Mới tới nơi …
- Ganjitsu mo New Year’s Day
tachi no manma no my hovel
kuzu-ya kana the same as ever
Mồng Một Tết rồi đây
túp lều xiêu vẹo vẫn lung lay
trống trải như mọi ngày …
- Saohime no the Goddess of Spring
same soko nai missed a few spots …
madam yama mottled mountain
Chúa Xuân cũng hẹp hòi
đem muôn mầu sắc rắc khắp nơi
riêng núi vài chấm thôi !
(Ghi chú: Saohime là Chúa Xuân)
Theo dòng thơ thoát chuyển, người viết cũng ngẫu hứng có vài bài Thơ Xuân haiku trình quý bạn.
- Xuân xông đất ra vườn
hạt sương long lanh vương lưới nhện
sao Mai còn hiển hiện
- những giọt ngọc mong manh
ngọn cỏ cô đọng lời Tâm Kinh
tĩnh lặng cùng thuyết minh …
- Trên cành Mai trơ trụi
nụ nhỏ thu mình mơ nắng Xuân
về sưởi ấm Đất Trời
- Người đã về đã tới
những đóa Mai vàng còn ở lại
Xuân cười trên cội xưa …
- nhổ cỏ tưới rau vườn
áo não đỗ quyên vẳng giọng buồn
đau đáu thương quê hương …
( Hoa bang, đầu Xuân Con Rồng 2012)
Tài liệu tham khảo:
- Bertrand Agostini, Development of French Haiku, Essays 2001
- Đàm Trung Pháp, Đọc Thơ Haiku Nhật Qua Lối Viết Ramaji
http://sangtao.org/2011/04/11/d%E1%BB%8Dc-th%C6%A1-haiku-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-qua-l%E1%BB%91i-vi%E1%BA%BFt-romaji/
- Hiroaki Sato, Bashô’s Narrow Road: Spring and Autumn Passages, Stone Bridge Press, 1996
- Love Haiku, Masajo Suzuki’s Lifetime of Love, translations by Lee Gurga and Emiko Mizashita, Brooks Books, Illinois, 2000
- Patriccia Donegan, Haiku Mind, Shambhala, Boston & London, 2008
- Peter Beilenson and Harry Behn, Haiku Harvest, The Peter Pauper Press, N. Y.1962
- www.takase.com/JapaneseCalligraphy/Haiku/Haiku.htm, Haiku Art, Fine Japanese Callifraphy
- Tranh thư họa thủ bút Matsuo Bashô bài thơ chấn động Haiku The Ancient Pond
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.