Tôi có một người đệ tử tại gia. Anh nầy đến Anh Quốc định cư từ năm 1982 tức là 30 năm rồi. Anh làm hảng bánh mì lương mỗi tháng 1500 Bản Anh sau khi trừ thuế. Năm nay anh được 52 tuổi, không vợ con, không nhà cửa, không xe hơi. Anh xin vào Chùa làm công quả. Một hôm ngồi nói chuyện vãng, tôi hỏi anh “Con làm việc ở Anh Quốc ba mươi năm tính tới hôm nay thầy hỏi thật con , con có dư ít tiền trong ngân hàng không?” Anh trả lời rất thành thật “Thưa thầy con chẳng có đồng nào trong ngân hàng cả chỉ còn vài trăm bỏ túi sài vặt”. Tôi nghỉ không ra một người làm việc trong ba mươi năm mà rốt cuộc không có đồng nào trong ngân hàng lại cũng không có vợ con tài sản, nhà của, xe cộ để đi. Trong khi đó có một số người sang hải ngoại làm việc như anh lại tậu được nhà cửa, có vợ con và gia cảnh sung túc. Việc nầy làm tôi liên tưởng nghỉ đến vấn đề nghiệp quả trong Phật giáo. Thì ra con người có số phận. Hồi tưởng lại năm xưa khi tôi mới đến Canada định cư. Nhờ nhân duyên đặc biệt tôi đã gầy dựng được một số vốn gần cả triệu dollars Canada. (850 ngàn gồm cả bất động sản lẫn tiền mặt) Sau đó tôi bị lường gạt và phá sản, khi không còn chi nữa và có duyên gặp Phật pháp tôi tình ngộ cuộc đời mộng ảo nên quyết định đi tu. Bây giờ đây chứng kiến cảnh một người đệ tử lăn trải trên cuộc đời 30 năm ở Hải ngoại, rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Hôm nọ tôi đọc báo thấy tin một nhà triệu phú chủ nhân một chiếc tàu du lịch to lớn như khách sạn nổi tại Italy bị nạn chìm tàu rồi bị tòa án kết án 2500 năm tù vì tội bỏ rơi khách hàng trong khi tàu chìm. Trước đó tôi cũng nghe tin tức một nhà Tỷ phú Nga bị cầm tù 14 năm và bị chánh phủ tịch biên hết tài sản. Nhiều chính khách và doanh nhân giàu có cũng bị thân bại danh liệt và chết một cách thê thảm. Rất nhiều những cái bi thiết trên cuộc đời nầy xãy ra như một sự kiện tự nhiên của cuộc sống. Nhìn những sự việc nầy dưới nhãn quan Phật giáo tôi thấy cuộc đời chỉ là một chuổi dài những nhân duyên nghiệp quả, gọi nôm na là số phận. Giàu nghèo quyền bính uy thế hay hèn hạ đều là do từ một nghiệp duyên nào đó trong quá khứ gây tạo. Kinh Phật có nói tu phước nghiệp thì sẽ giàu sang còn ăn chơi phóng túng thì nghèo hèn. Trộm tiền hay lường gạt mưu mô thì đầu thai làm trâu bò trả nợ hay nhẹ thì nghèo hèn đói khổ đi ăn mày. Thì ra toàn bộ cuộc đời giống như một bi hài kịch mà trong đó con người lên xuống qua lại trong sanh tử tạo tác danh vọng của cải và mất mác nó y hệt một vở tuồng không khác. Vậy thì cuộc đời có ý nghĩa gì? Chỉ là trả vây vây trả sao? Thật ra cuộc đời không vô nghĩa, chỉ tại con người không biết cách tu chuyển nó đi đến chân thiện mỷ thôi. Nói về nghiệp và nhân quả thì đúng là nó đang chi phối con người từng phút giây trong cuộc sống. Theo lời Phật giáo hóa “Cứ mỗi một sát na thì có hằng hà sa số tinh cầu trong vủ trụ bị hủy diệt và tái tạo lại”. Con người cũng thế, mỗi phút giây đều có sanh ra và chết đi rồi thành công hay thất bại trong cuộc sống. Phật giáo đã cho ta một cái nhìn rất đúng và kết luận “Con người là một tác nhân tạo nên cuộc đời mình và cũng tự họ hủy diệt lấy cuộc đời của mình.” Phật giáo không bình phẩm về đời sống cá nhân mỗi người mà luôn luôn giáo hóa con người về định luật vô thường, về nhân quả, nghiệp chướng, về chân lý khổ đau v.v. Chỉ cần chúng ta thấm nhuần những giáo lý nầy thì ta có thể tạo nên một cuộc sống hạnh phúc từ đời nầy sang đời khác. Tuy nhiên không phải ai cũng có duyên gặp gở giáo pháp của đức Phật. Con người thường bị chi phối bởi nghiệp chướng và nghiệp lực. Bởi thế muốn có cuộc sống tốt chúng ta phải tư duy và chiụ khó học hỏi từ những bậc thiện tri thức. Nói nôm na là ta cần phải khiêm tốn hạ mình và cầu học những cái thất bại đau khổ của tình đời. Không ai dạy chúng ta bí quyết làm ăn thành đạt, nhưng họ có thể thố lộ những thất bại của họ trên đường đời. Bí quyết đơn giản để có thể thành công hạnh phúc giàu sang quyền quý trong tất cả các kiếp sống của trường sanh tử nầy là biết khôn ngoan tạo PHÚC ĐỨC. Tạo phúc đức rất quan trọng vì nó tồn tại và chúng ta mang nó đi được theo các kiếp sống luân hồi. Kiếp nào ta cũng có tư lương mang theo từ những phúc đức đã tạo. Tạo phúc đức có nhiều cách ví dụ giúp đở người nghèo và tử tế với mọi người. không dối trá lường gại ai. Tạo phúc đức bằng cách làm từ thiện cúng Chùa, xây dựng ngôi Tam Bảo, Đúc Chuông, tạo Tượng. Tạo phúc đức bằng cách sống chân thật khiêm tốn không miệt thị tha nhân, hay vị tha, nhân ái ban rái tình thương đến cùng khắp các nơi, không thù nghịch cá nhân, vạch lá tìm sâu hay đôi co sanh sự làm phiền lụy đến nhiều người. Đơn giản hiệu quả nhất là biết hoan hỷ trước các việc phúc đức người khác làm. Phật giáo gọi là tùy hỷ công đức.
Con người khi có phúc đức thì giàu sang danh vọng may mắn đến. Còn như hết Phúc Đức thì tai họa sẽ xảy ra ra và thân bại danh liệt. Thành ra tất cả những cái bi thảm trong kiếp người mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày chung quy chỉ là hết phúc đức thôi. (Vì những người này việc tốt thì làm quá ít mà ác nghiệp thì tạo quá nhiều) Có kẻ giết người, giết thú nào sống lâu đâu? Có kẻ ăn cướp, lường gạt dối trá nào mà giàu có lâu đâu.? Nhìn người mà nghỉ đến ta, Thiện căn cũng ở tại ta đó mà. Nhìn người chết ta sót sa. Chẳng phải thương người Chết, mà chợt nghỉ đến phiên ta.. TẤT CẢ MỌI NGƯỜI HÃY VUI VẺ VÀ HỒ HỞI TẠO PHÚC ĐỨC THÌ XÃ HỘI SẼ CHẤM DỨT THẢM NẠN. CÒN MUỐN THÂN BẠI DANH LIỆT THÌ CỨ THAM Ô, ÍCH KỶ, BỎN SẺN, HƯỞNG THỤ, THAM LAM, THÙ HẬN CHO NHIỀU ĐI.
A DI ĐÀ PHẬT
Thích Trí Như.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.