Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Ống kính chụp rõ mặt người cách xa 57 km

Ống kính chụp rõ mặt người cách xa 57 km
Với thiết bị cao cấp có tiêu cự hàng nghìn mm, thử tưởng tượng bạn đang ở Hải Dương mà không thoát khỏi sự theo dõi từ Hà Nội, hay ở Đồng Nai mà vẫn bị bắt hình từ TP Saigon. Giá của chúng cũng lên tới hàng tỷ đồng (VN). 
"Siêu ống kính" 5.200 mm của Canon có thể chụp rõ các vật thể từ khoảng cách 18 - 32 dặm (32 - 57 km).
Ống HD 7 - 2.100 mm của Panavision có zoom 300x, dài 1 mét, nặng 39 kg.
Hãng Zeiss Apo Sonnar T cũng sản xuất ống kính F4 1.700 mm nặng tới 256 kg. Để bê được thiết bị này đưa vào điểm cần chụp, người ta cần cả một đội thanh niên trai tráng.
Ống 1.200 mm này của Canon có giá tới 99.000 USD (gần 1,6 tỷ đồng), được sản xuất từ năm 1993 nhưng mỗi năm chỉ có 2 chiếc xuất xưởng theo đơn đặt hàng.
Hãng Sigma cũng giới thiệu ống 1.000 mm, giá 22.000 USD. Người ta có thể nhét đầu lọt thỏm vào đó.
 
Đồ nghề 'khủng' của nhiếp ảnh gia
Nhiều ống kính, camera tạo ấn tượng mạnh với người xem cả về chất lượng hình ảnh, khả năng zoom lẫn kích thước "vạm vỡ" của chúng.
>
Ống kính 'khủng' chụp rõ mặt người từ 57 km
Sigma APO 200-500 F/2.8: Đây là một trong những ống tele cho máy ảnh SLR khổng lồ nhất. Zoom 200-500 mm không có gì mới mẻ nhưng độ mở F/2.8 khiến nó trở thành một sản phẩm đặc biệt.
Zeiss Apo Sonnar T* 1700 mm F/4: Với những ai quan tâm đến nhiếp ảnh, cái tên Carl Zeiss đồng nghĩa với sản phẩm optics chất lượng cao. Hai năm trước, họ giới thiệu ống kính "siêu tele" nặng 256 kg với giá không được công bố nhưng ước tính lên đến vài triệu euro.
Seitz 6x17'': Thay cho cảm biến ảnh số thông thường, Seitz 6x17'' sử dụng một máy quét để scan và cho ra hình ảnh 160 megapixel. Sản phẩm nặng 5 kg và có giá 42.000 USD.
Hasselblad H3DII: Hasselblad từ lâu đã nằm trong danh sách các nhà sản xuất máy ảnh giỏi nhất thế giới. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chọn hãng Thụy Điển này là nhà cung cấp camera cho họ và 3 sản phẩm đã được đưa lên Apollo 11. Với giá 40.000 USD, H3DII có độ phân giải 39 megapixel, cảm biến 48 x 36 mm và là một trong những bộ máy ảnh đắt nhất xuất hiện trong các đại lý bán lẻ.  
Canon EF 1200mm f/5.6L USM: Dù chưa bằng ống 1700 mm ở trên nhưng nhiều người thích các sản phẩm nhẹ. Trọng lượng 16,5 kg và chỉ dài 83 cm, nó là một trong những ống kính camera SLR có tiêu cự dài nhất mà không dùng bộ khuếch đại. Lens này xuất hiện năm 1993 với giá tương đương 120.000 USD hiện nay.
The Great Picture: Thời gian phơi sáng của camera là 35 phút để có thể chụp bức ảnh lớn nhất thế giới: 313 m2, được in lên tấm bạt khổng lồ căng bên trong một khu chứa máy bay bằng nhũ Liquid Light (dùng để in ảnh trên chất liệu gỗ, kính, nhựa, gốm, vải, kim loại, đá, giấy và cả vỏ trứng
Dùng thử ống kính cho máy ảnh DSLR nặng 16 kg
Sigma 200-500mm f/2.8 EX DG là một trong những ống tele lớn nhất được thiết kế cho camera 35 mm, dài 72 cm và đôi khi nhiếp ảnh gia người Italy Juza phải đứng cách 15-30 mét để chụp mẫu.
Những bộ lens như Canon EF 1200mm f/5.6L USM, Sigma 200-500 mm f/2.8... quá "vạm vỡ" và vượt khả năng chi trả của phần đông những người mê chụp ảnh. Đầu tháng 4, Juza có cơ hội dùng thử ống kính đầu tiên và duy nhất trên thế giới có độ mở f/2.8 với tiêu cự 500 mm (được Sigma ra mắt tại triển lãm PMA 2008).
Nhiếp ảnh gia Juza chỉ có thể giữ ống này vài phút. Cộng với máy Canon 1Ds Mark III giá 8.000 USD, Juza như đang "bê chiếc BMW trên tay"
Cristina - người mẫu gốc Australia - nhỏ bé bên " Sigma".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.