Năm đó tôi về Bến Tre thăm nhà. Và, tôi đã khóc đã đời mỗi lần nhớ câu ông anh kể:
Các cô các cậu diễn viên trên sân khấu còn rất trẻ, trẻ độ tuổi của chúng tôi thời ngồi trung học. Họ diễn cảnh lại thời Việt Minh đánh Tây, rồi đến cuộc chiến đau thương của hai miền Nam Bắc. Tôi và nhân dân tôi đã từng là chứng nhân cho bao nhiêu tiếng rên la ngoài chợ khi trái plastic nổ tung, kẻ gãy tay người lòi ruột, xác người vất lây lất, có khi thì xác anh lính trẻ, trẻ lắm, dầu bên phe bên này hay phe bên kia, chết trôi lềnh bềng trên sông, nhe hàm răng trắng hếu ...Đó là tuổi thơ của tôi đó.
- Mẹ đã rơi vào hôn mê rồi, nhưng nghe pháo nổ, mẹ chợt tỉnh, hỏi " Tết hả bây, con Tường Vi về chưa ?"
Mẹ mất mùng Hai, mùng Sáu Tết tôi bên này mới bay về kịp, tất cả đồ đạc của mẹ còn nóng, mùi của mẹ còn khắp nơi. Tôi khóc ngất trước bàn thờ mẹ. " Con gái út về thăm nhà đây mẹ ơi ". Ba của tôi, ông vẫn nằm đấy, già nua, ông không còn thiết nói chuyện nữa, ông hay nằm chống tay lên trán, nằm nghiêng người hướng mắt về cửa cái, như mong ai về, lúc thức lúc ngủ. Tôi quý thời gian bên ba mình như thế, muốn tâm sự với ông nhiều lắm chứ, nhưng ông đã lãng tai, nên muốn nói chuyện với ba mình, tôi phải ghé sát vào tai ông mà hét thật lớn, cả xóm đều nghe, cho nên tôi chỉ ngồi đấy mà nhìn ngắm ba mình, như thể chiêm ngưỡng cái gia tài quý giá còn lại, mà tôi thừa biết, nếu không khéo sẽ bị đánh mất, không bao giờ tìm lại được. Bên cạnh những cây Mai thủa nào mà tôi từng leo lên nhặt lá vào tháng Chạp trước Tết, nay cũng đang nở những nụ hoa vàng xinh xinh.
Tôi đã mất mẹ rồi, tôi khóc như chưa từng khóc. Lựa lúc có mặt tại nhà, tôi hay lên ngồi cạnh mộ mẹ mình, chỉ cách nhau trong tấc gang mà sao xa nhau như thế. Mất mẹ, cho nên khi trở về nhà, tôi cảm thấy lạc lõng bơ vơ, đứa con gái bỏ mẹ vượt biên ngày xưa nay trở về, đi từ nhà trên rồi đi xuống nhà dưới, tìm hoài một cái gì mà không có. Cả mấy con vịt bầu của mẹ nuôi ngày xưa nay cũng không còn, mất hẳn. Cây bạc hà ngoài sau hè cũng mất...Nhà cửa sao vắng hoe.
Tôi đã mất mẹ rồi, tôi khóc như chưa từng khóc. Lựa lúc có mặt tại nhà, tôi hay lên ngồi cạnh mộ mẹ mình, chỉ cách nhau trong tấc gang mà sao xa nhau như thế. Mất mẹ, cho nên khi trở về nhà, tôi cảm thấy lạc lõng bơ vơ, đứa con gái bỏ mẹ vượt biên ngày xưa nay trở về, đi từ nhà trên rồi đi xuống nhà dưới, tìm hoài một cái gì mà không có. Cả mấy con vịt bầu của mẹ nuôi ngày xưa nay cũng không còn, mất hẳn. Cây bạc hà ngoài sau hè cũng mất...Nhà cửa sao vắng hoe.
Về Bình Nguyên vào mấy ngày Tết chỉ vài ngày thôi mà tôi có cảm tưởng như mình bị cắt đứt với thế giới bên ngoài, với đời sống bận rộn nơi hải ngoại. Đây mới là thật. Tôi rơi tỏm về vùng tuổi thơ kỷ niệm cũ. Gió và nắng vàng nhè nhẹ ngoài hiên, tôi treo mình trên chiếc võng bắt ngang hai cây nhãn xum xuê lá, vài con bướm vẫy cánh bay thản nhiên trông dễ thương. Tôi thiu thiu ngủ, sao tôi yêu cái tĩnh lặng này như thế.
Vài người khách ghé vào nhà thăm, họ quen thuộc bước tới bàn thờ mẹ, đốt cho bà một nén hương, ngồi nán lại ăn vài ba bánh mứt rồi tử giã ra về. Duy chỉ có một bà khách lạ, bà làm cho tôi để ý, bà đến thật đúng giờ, khoảng hai giờ trưa thì bà ấy đến, bà ngồi thật lâu bên ba, lúc đầu còn xa xa, càng ngày bà càng tỏ ra thân thiện hơn, bà nắm bàn tay ông vuốt ve. Tôi hơi phẫn nộ, vì mẹ tôi mới mất đây mà. Ba của tôi đâu còn nghe hay nói rõ được gì nữa mà hai người còn nhỏ to tình tự??
Hỏi thăm cô em dâu mình:
- Bà đó là ai vậy ? Nó cười cười. " Em nghe nói là bồ cũ của ba ".
Tôi mới hay bà là người yêu cũ của ba thời ông còn son trẻ, nhưng ông lập gia đình với mẹ rồi sinh ra một đàn con, trong đó có tôi.
Tôi nhớ hồi còn nhỏ, mấy chị em cứ hay kéo nhau đi quánh ghen cho mẹ, vì ba tôi ông đào hao bay bướm lắm, mẹ tôi thì giỏi chịu đựng. Có lần lúc còn bé, nửa đêm đang ngủ giật mình thức giấc vì nghe tiếng mẹ khóc ở giường cạnh bên, hai người đang cãi nhau to nhỏ, thương mẹ tôi không ngủ được bèn leo ra khỏi giường, ngồi chống tay trên gối ở bậc thang gỗ, không hiểu đến khi mỏi mòn tôi đã quay lại giường lúc nào không hay. Vậy đó là đời của mẹ. Nay mẹ vừa mất, bà bạn cũ của ba xuất hiện, nhưng so ra bà không đẹp như mẹ tôi, tôi nghĩ như thế. Nhìn lên bàn thờ mẹ, nụ cười của bà lúc nào cũng bao dung và tha thứ.
Thức dậy sau giấy ngủ trưa ngắn, tôi có cảm tưởng như tất cả còn y như cũ, như xưa, như hồi mẹ còn sống, anh chị em đoàn tụ, nhìn quanh nơi mình đang nằm, cây cối, nhìn thấy bà bạn cũ của ba, bàn thờ của mẹ...Tôi biết mình đang sống thực sự nhưng tất cả đã thay đổi. Lưng bà cụ còng, tóc bạc phơ, tay da nhăn nheo, bà nay bất chấp tiếng thị phi của cuộc đời, bà đến thăm người yêu mình đâu có gì đâu là tội lỗi ! Trong thoáng giây tôi thấy bà đang tìm thấy hạnh phúc cuối cuộc đời còn lại.
Thức dậy sau giấy ngủ trưa ngắn, tôi có cảm tưởng như tất cả còn y như cũ, như xưa, như hồi mẹ còn sống, anh chị em đoàn tụ, nhìn quanh nơi mình đang nằm, cây cối, nhìn thấy bà bạn cũ của ba, bàn thờ của mẹ...Tôi biết mình đang sống thực sự nhưng tất cả đã thay đổi. Lưng bà cụ còng, tóc bạc phơ, tay da nhăn nheo, bà nay bất chấp tiếng thị phi của cuộc đời, bà đến thăm người yêu mình đâu có gì đâu là tội lỗi ! Trong thoáng giây tôi thấy bà đang tìm thấy hạnh phúc cuối cuộc đời còn lại.
Khi tôi về lại bên này, thời gian sau nghe tin, bà ấy không còn đến thăm ba tôi nữa. Bà đã ra đi, còn sớm hơn ba tôi. Bấy giờ tôi lại tiếc cho ba mình không còn bà bạn xưa ghé thăm.
Chợ Tết Sài Gòn
Tôi đứng ở đó lâu lắm, tôi lợi dụng bóng tối giữa cảnh nhộn nhịp của chợ Sài Gòn để đứng đó mà khóc, để mặc cho dòng nước mắt chảy. Những giọt nước mắt bấy lâu bị ứ đọng, vì về đây tôi không có chỗ để khóc. Tôi để nước mắt lăn trên gò má mình, đi qua vành môi, rồi thấm vào miệng, mằn mặn. Ở đây tôi không cần che đậy, người bạn của tôi là cái vali cạnh bên, nó sẽ là người đi theo tôi ngày mai. Ngày mai tôi sẽ ra đi, về gặp quê hương rồi mai bỏ quê hương lại mà đi, đi sâu vào cuộc đời để đương đầu với những khó khăn gặp phải, rồi cũng chính đó làm cho ta già dặn trưởng thành.
Tôi đứng ở đó lâu lắm, tôi lợi dụng bóng tối giữa cảnh nhộn nhịp của chợ Sài Gòn để đứng đó mà khóc, để mặc cho dòng nước mắt chảy. Những giọt nước mắt bấy lâu bị ứ đọng, vì về đây tôi không có chỗ để khóc. Tôi để nước mắt lăn trên gò má mình, đi qua vành môi, rồi thấm vào miệng, mằn mặn. Ở đây tôi không cần che đậy, người bạn của tôi là cái vali cạnh bên, nó sẽ là người đi theo tôi ngày mai. Ngày mai tôi sẽ ra đi, về gặp quê hương rồi mai bỏ quê hương lại mà đi, đi sâu vào cuộc đời để đương đầu với những khó khăn gặp phải, rồi cũng chính đó làm cho ta già dặn trưởng thành.
Trời Sài Gòn se lạnh, gió Tết làm buồn hơn vui, vì tôi thấy một lần ra đi là một lần mất mác, tôi biết mình gặp ba mình lần này là lần cuối. Làm người ai thoát khỏi cảnh già nua! Ở đây tôi không nghe tiếng lá kêu xì xào, mà chỉ nghe tiếng xe chạy, đèn đóm sáng choang, nhà cao tầng. Sương rơi xuống thấm lạnh vào da, nhưng tôi vẫn thích đứng đó, tôi muốn tận hưởng với bà con mình cái không khí vào mấy ngày Tết, cái không khí mà ở bên hải ngoại tôi thèm thuồng mỗi khi nhớ lại thủa còn bé cùng cha mẹ anh chị đi lễ chùa hái lộc đầu năm. Đối với tôi nó hiếm có làm sao. Hơn nữa tôi muốn xem hết buổi Văn Nghệ kỷ niệm 301 năm Thành lập Thành Gia Định này.
Các cô các cậu diễn viên trên sân khấu còn rất trẻ, trẻ độ tuổi của chúng tôi thời ngồi trung học. Họ diễn cảnh lại thời Việt Minh đánh Tây, rồi đến cuộc chiến đau thương của hai miền Nam Bắc. Tôi và nhân dân tôi đã từng là chứng nhân cho bao nhiêu tiếng rên la ngoài chợ khi trái plastic nổ tung, kẻ gãy tay người lòi ruột, xác người vất lây lất, có khi thì xác anh lính trẻ, trẻ lắm, dầu bên phe bên này hay phe bên kia, chết trôi lềnh bềng trên sông, nhe hàm răng trắng hếu ...Đó là tuổi thơ của tôi đó.
Hôm nay đang đứng trong bóng tối, tai tôi nghe tiếng trống đồng vang dội giữa màn đêm, làn khói bay lên cao bốc lên nền trời chót vót, lơ lửng rồi xoè cánh rộng như con chim đại bàng bay về nơi xa vắng, không ai biết. Không phải là tôi sống trong mơ tưởng, ở bên kia thì thương nhớ về nhà, rồi nay đứng bên này lại thương nhớ về bên kia.
Tôi cứ đứng đó nhai ngấu nghiến trái bắp nóng hổi mà tôi mới mua khi nãy của anh hàng rong. Nuốt cái ngọt ngào của bắp để biết mình bất lực thật sự trước cái rạn nứt vô hình của tuổi thơ, của quê hương. Tiếng bánh xe lăn đều trên mặt đường nhựa. Sân khấu đã tàn, sương khuya rơi ướt đẫm áo, tôi lại ho khúc khắc, nhưng lại cứ thích lang thang như thế, để thấy thấm thía cái cô đơn. Tôi đến gọi một chiếc xích-lô về nhà, tôi trả giá một cách rành rẻ, vì họ chỉ cần nhìn vào cái quần cái áo tôi đang mặc, chỉ nhìn tướng đi của tôi, cái vali này đây là họ cũng biết ngay là tôi từ bên kia về. Nên bắt buộc tôi phải trả giá, nhưng khi về đến nhà bao giờ tôi cũng trả nhiều hơn số tiền mình phải trả. Tôi tưởng tượng đến mâm cơm nóng hổi, người cha đạp xe về giữa đêm khuya, tôi tươi cười với bác lái xe xích-lô.
Tôi cứ đứng đó nhai ngấu nghiến trái bắp nóng hổi mà tôi mới mua khi nãy của anh hàng rong. Nuốt cái ngọt ngào của bắp để biết mình bất lực thật sự trước cái rạn nứt vô hình của tuổi thơ, của quê hương. Tiếng bánh xe lăn đều trên mặt đường nhựa. Sân khấu đã tàn, sương khuya rơi ướt đẫm áo, tôi lại ho khúc khắc, nhưng lại cứ thích lang thang như thế, để thấy thấm thía cái cô đơn. Tôi đến gọi một chiếc xích-lô về nhà, tôi trả giá một cách rành rẻ, vì họ chỉ cần nhìn vào cái quần cái áo tôi đang mặc, chỉ nhìn tướng đi của tôi, cái vali này đây là họ cũng biết ngay là tôi từ bên kia về. Nên bắt buộc tôi phải trả giá, nhưng khi về đến nhà bao giờ tôi cũng trả nhiều hơn số tiền mình phải trả. Tôi tưởng tượng đến mâm cơm nóng hổi, người cha đạp xe về giữa đêm khuya, tôi tươi cười với bác lái xe xích-lô.
- Hẹn lần tới nha bác, chúc bác năm mới làm ăn phát tài, may mắn quanh năm.
Như đàn chim bay đi khắp nơi. Tôi cũng vậy. Tôi làm như một cái máy, cân hành lý, làm thủ tục hải quan, đóng thuế phi trường, rồi đi theo đoàn người lên máy bay của hãng Lufthansa để quay lại Tây Đức. Ngồi trong máy bay người người lim dim ngủ, những ai không ngủ được thì theo dõi phim trên màn ảnh. Tôi có cảm tưởng như mình đang ngồi trong một cục sắt to chở mình trong ấy, tôi tự nhiên đâm sợ không dám đi lại nhiều trên máy bay đang lơ lửng trên không, tính lấy bút ra ghi chép vài bài mình đang ghi dang dỡ nhưng quá mệt mỏi nên thôi.
Mới ở Sài Gòn đây, nay thì đang đứng ở Frankfurt. Frankfurt-Hà Nội-Huế-Sài Gòn-Frankfurt. Nhiều khi ta tưởng cuộc đời trôi qua có những khúc đứt đoạn, như trong những giấc mơ ta thường gặp, nhưng nhận thức cho kỹ thì cuộc đời nó không bao giờ đứt từng đoạn một, ngược lại nó trải dài ra theo ta như một giòng sông định mệnh trôi thênh thang, mình là người bơi theo trong ấy. Rất thật. Thật đến đổi ngay cả bước chân tôi còn nhìn thấy ở Frankfurt nó còn quen thuộc hơn là những bước chân lạc lõng ở Sài Gòn. Đứng ở đây để thấy sân bay Nội Bài Hà Nội đã trở thành quá khứ, ngồi xe IC để quay về nhà làm tôi không thể nào không nghĩ đến chiếc tàu Thống Nhất ở bên kia.
Như đàn chim bay đi khắp nơi. Tôi cũng vậy. Tôi làm như một cái máy, cân hành lý, làm thủ tục hải quan, đóng thuế phi trường, rồi đi theo đoàn người lên máy bay của hãng Lufthansa để quay lại Tây Đức. Ngồi trong máy bay người người lim dim ngủ, những ai không ngủ được thì theo dõi phim trên màn ảnh. Tôi có cảm tưởng như mình đang ngồi trong một cục sắt to chở mình trong ấy, tôi tự nhiên đâm sợ không dám đi lại nhiều trên máy bay đang lơ lửng trên không, tính lấy bút ra ghi chép vài bài mình đang ghi dang dỡ nhưng quá mệt mỏi nên thôi.
Mới ở Sài Gòn đây, nay thì đang đứng ở Frankfurt. Frankfurt-Hà Nội-Huế-Sài Gòn-Frankfurt. Nhiều khi ta tưởng cuộc đời trôi qua có những khúc đứt đoạn, như trong những giấc mơ ta thường gặp, nhưng nhận thức cho kỹ thì cuộc đời nó không bao giờ đứt từng đoạn một, ngược lại nó trải dài ra theo ta như một giòng sông định mệnh trôi thênh thang, mình là người bơi theo trong ấy. Rất thật. Thật đến đổi ngay cả bước chân tôi còn nhìn thấy ở Frankfurt nó còn quen thuộc hơn là những bước chân lạc lõng ở Sài Gòn. Đứng ở đây để thấy sân bay Nội Bài Hà Nội đã trở thành quá khứ, ngồi xe IC để quay về nhà làm tôi không thể nào không nghĩ đến chiếc tàu Thống Nhất ở bên kia.
Đời như những cụm mây lang thang, tan họp họp tan là lẽ rất thường tình. Ký ức của con người ta là một con đường nối liền giữa hiện tại và quá khứ không phai nhòa.
Võ thị Trúc Giang Lúa 9
23. Jan 2012
Trích: Đây Mưa Kia Nắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.