. Dương Thượng Ngã
Giới tính trong văn chương
Tôi muốn dùng chữ “giới tính” để nói về sự cấm kỵ (giới) về phái tính (sex).
Trong truyện cười, ba đề tài lớn nhất bao giờ cũng là giới tính, quyền lực và kế là tôn giáo. Về tôn giáo, nhất là Công giáo, thì Roma là kho truyện cười lớn nhất, đầy đủ nhất, và “kinh khủng” nhất. Tôi e rằng chính các cha, các thầy là những người nghĩ ra đầu tiên, dưới cái nhìn thánh thiện, trong sáng (chỉ hóm tí cho đỡ tẻ thôi mà!) rồi khi truyền bá ra dân gian nó biến chất, trở thành đục, qua nhãn giới của dân gian.
Kế tiếp là quyền lực: hãng xưởng, quân đội và nhất là chính quyền. Nhà nước nào càng cứng rắn, càng độc tài thì truyện cười chống báng quyền lực càng phong phú, càng dữ dội. Xét về khía cạnh đó, có lẽ nước Việt Nam sẽ chiếm giải quán quân về truyện cười lấy Đảng và Nhà nước làm đề tài.
Nhưng mạnh nhất, phổ thông nhất, dễ được đón nhận và truyền đạt nhất, là truyện cười về giới tính. Truyện cười về giới tính không có biên giới, lan rộng trong nhân loại như không khí và rất khó mà tầm nguyên xem nó xuất xứ từ xứ nào!
Trong văn chương Việt Nam, các nhà nho nghiêm chỉnh nhất, đĩnh đạc nhất như cụ Nguyễn Khuyến cũng viết: “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Trước sân ông cử ngẩng đầu rồng.” Rồi “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn dúc một toà thiên nhiên”, là đoạn mà cụ Nguyễn Du kể chuyện chàng Thúc rình xem cô Kiều tắm … truồng (tất nhiên). Và “Cao lâu thường ăn quịt, Thổ đĩ lại chơi lường” hay “Bệnh gì không mắc, bệnh tiêm la” (tức giang mai) là cụ Trần Tế Xương! Hay “Quân tử có thương thì đóng cọc, Xin đừng măn mó nhựa ra tay” là cụ bà Hồ Xuân Hương.
Nói tới “đít vịt”, “đầu rồng”, tắm truồng, chơi đĩ cho tới măn mó và “đóng cọc”, tất có nhiều bạn trẻ chưa từng làm quen với văn chương Việt Nam sẽ cau mày, cho rằng “người lớn” chả đứng đắn gì cả; nếu các cụ tác giả mà là là hội viên trong một tổ chức văn hoá ắt bị điệu ra Hội đồng kỷ luật vì thơ văn “thiếu văn hoá.” Ấy vậy mà thực tế là nó đã được bộ Giáo dục đưa vào chương trình Việt văn từ lớp 6 tới lớp 12, dạy cho học sinh tuổi vị thành niên, và đó chính là một phần văn hoá Việt Nam mà những người Việt – trong nước, hay ngoài nước mà chưa đứt rễ -- được thụ hưởng.
Giới tính trong thơ Bút Tre
Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đang, người xã Đồng Lương, huyện Song Thao, tỉnh Vĩnh Phú, đã qua đời năm 1985. Con ông là Đặng Văn Phiến cho biết, ông để lại tập vè “Diễn ca” hơn nghìn câu và tập “Hồi ký Bút Tre” gồm nhiều bài thơ ngắn. Tin này bay tới tai Đảng, Đảng chặn ngay, song đã muộn, vì:
Năm năm dân giả lắng nghe
Một Bút Tre thành vạn Bút Tre các làng!
Quả vậy. Ngày nay chúng ta có thể sưu tập được hàng vạn câu thơ “Bút Tre”, với các đặc tính chung như sau:
Về nội dung, nhẹ nhàng nhất, là trình bày một sự thật dưới khía cạnh hài hước:
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Bọn bây có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù nỗi chi!
Anh đi giường chiếu lặng câm
Anh về giường chiếu reo ầm cả lên.
(Anh về, hai đứa rọ rạy cả đêm, giường chiếu cứ lắc lư ầm cả lên!)
Tin đâu như sét đánh ngang
Bác đang còn sống chuyển sang từ trần.
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan cái dầu ra ầm ầm.
Trung thu Tết của thiếu nhi
Thanh niên nam nữ ấy đi là nhiều Chẳng may họ có làm liều Vài ba năm nữa lại nhiều... thiếu nhi.
Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm.
(Người ta nói khóc ti tỉ. Chữ tồ tồ ở đây rất gợi thanh, nhưng thanh khác.)
Khi đi em nắm cổ tay Khi về em nắm... chỗ này, chỗ kia…
(“Chỗ này chỗ kia” là chỗ … nào? Các ông mới đi xa về, để ý một tí tất biết.)
Kế là bởn cợt Đảng và những mặt mâm trong Đảng cùng những chiến dịch, chương trình thùng rỗng kêu to của nhà nước:
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm…
(Hòm, tiếng Bắc nghĩa là cái hộp, tiếng Nam là cái quan tài.)
Mơ lông tuy có nhiều lông
Ăn vào ngon miệng chứ không việc gì.
Thằng nhỏ mặc quần hở mông
Vẫn hơn con nhỏ còn không mặc quần.
Trẻ em thường thích ở trần,
Nhưng mà người lớn có phần …thích hơn.
Về hình thức, dùng một trong những kỹ thuật sau:
- Nối câu (chữ cuối ở hang trên và chữ đầu của hàng sau là một chữ):
Anh đi công tác Pờ Lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra.
Chị em phụ nữ chơi cầu
lông bay vùn vụt… qua đầu thanh niên.
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái lại về Pờ Lây Cu anh tuy có hơi gầy Nhưng mà anh vẫn đêm ngày nhớ em!
Anh đi công tác bản Muờng
Tè xong một cái lên đường về quê.
Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm..
- Không tra đúng dấu, vì tra đúng dấu thì sai luật thơ, cứ để vậy cho độc giả tự đoán ra và mỉm cười:
Ngày xưa cụ Mác cụ Lê
Hai cụ đều giỏi chẳng chê cụ nào Ngày nay thời đại lên cao Có Ga-Ga-Rỉn bay vào vũ tru (vũ trụ)
Hay:
Thị Bình thấy bác giở mu ra chào… (mũ)
Rõ ràng ý tục, lời thanh, chỉ khác nhau … cái dấu! Phần lớn thơ Bút Tre phải có ý tục, chỉ khác nhau ở mức độ:
Chị em du kích giỏi thay
Bắn tàu bay Mỹ rớt ngay cửa mình!..
Hàng Bông nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt lộn rất to…
Tất nhiên là chữ “lộn” ở câu dưới phải là phù bình thanh, dấu huyền mới đúng luật, nhưng tác giả cứ viết bằng dấu nặng cho thanh, ai cũng hiểu. Câu này phải ngắt 5-3: có cô bán trứng vịt/lộn rất to! Thật hết nước!
Liên hoan có bánh có chuồi
Ra đi nhớ mãi cái buổi hôm nay.
Chữ thứ sáu câu trên phải là “chuối”, và chữ thứ sáu câu dưới phải là “buồi”, tiếng Bắc (tục), chỉ bộ phận sinh dục của đàn ông…
Sau đây là một số thơ “Bút Tre” và “Bút Tre các làng” (nghĩa là mô phỏng theo nội dung và hình thức cũ mà phát triển):
Sau khi cán bộ chiếm hết các khu du lịch: Hạ Long, Đồ Sơn,.. nhà nước phát động toàn dân du lịch để cán bộ thu tiền, trong dân gian liền xuất hiện các bài thơ Bút Tre về du lịch:
Không đi thì ngõi Đồ Sơn
Đi rồi mới biết bẩn hơn đồ nhà
Đồ nhà nước mốc váng cà
Nhưng là đồ thật, chả là đồ sơn.
“Đồ” ở đây là tiếng cổ, chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ. Từ bốn câu trên lại nảy ra một số dị bản; những từ ngữ địa phương hay khó hiểu khó nhớ: “ngõi”, “ nước mốc váng cà”,.. được thay thế:
Không đi không biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật, chả là đồ sơn.
Chưa hết, dân gian còn thêm cho một khúc… nối dài:
Đồ nhà nước ngọt lại trơn
Đồ Sơn mặn quá, rít hơn đồ nhà
Tím hoa khế, đỏ mào gà
Đồ Sơn … rộng quá, đồ nhà chật hơn!
Các khu du lịch không phải chỉ có Đồ Sơn, mà còn nhiều nơi khác, và mỗi nơi lại có một bài “Bút Tre các làng” đi theo:
Không đi không biết Cà Mau
Đi rồi mới biết không hơn cà nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng là cà … chậm hơn là cà mau!
Việc phòng the, phải chậm rãi, từ từ nó mới kịp …thấm! Rồi thì là:
Chưa đi chưa biết Tam Đao (Tam Đảo)
Đi thì không biết chỗ nào mà ngu (ngủ) Một giường nó nhét hai cu (cụ) Thôi thì cố nhịn đến chu nhật về... (chủ nhật)
Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết nó sang hơn mình Sáng tắm biển, chiều tắm sình Có hồ be bé cho mình rửa chim…
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi Khác nhau là ở cách chơi Họ chơi dưới nước, mình chơi trên bờ…
“Chơi dưới nước” là thú ngủ đò trên trên sông Hương, thay vì khách sạn trên bờ.
Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm Lông Đầm nói lái coi chừng Lái qua lái lại Đôn Lầm như chơi…
Bài này còn thêm kỹ thuật nói lái rất phong phú của người Việt: “Lâm đồng” thành “lông đầm”. Còn “đôn lầm”? Người viết không dám chú thích.
Chưa đi chưa biết Bà Đen (núi Bà Đen ở Tây Ninh)
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà, Bà nhà tuy có hơi già Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Ði về trong túi không còn một xu Về nhà mới biết mình ngu Thằng mồm ăn ít thằng cu ăn nhiều…
Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi rồi mới biết kỷ cương rất cần Mát xa rồi lại mát gần Âm dương cách biệt một làn cao su.
Trên đây là thơ bởn chiến dịch toàn dân du lịch. Sau đây là thơ bởn chiến dịch ngừa đẻ mà Đảng giao cho đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tư lệnh:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm … quần chúng em.
Văn minh như thể nước Nga
Người ta cũng cứ thụt ra thụt vào Tụt hậu như thể nước Lào Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra Xa xôi như thể Cu Ba Người ta cũng cứ thụt ra thụt vào Trung quốc là nước tự hào Người ta cũng cứ thụt vào thụt ra
Thế mà ở nước chúng ta
Người ta lại cấm thụt ra thụt vào!..
Bởn ngày Phụ Nữ mồng 8 tháng 3:
Hôm nay mồng Tám tháng Ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào Anh em nam giới mời chào Chị em phụ nữ vừa “vào” đã... “ra”.
|
Source Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.