Tác giả : TS Phạm Trọng Chánh
Bao
nhiêu năm nghiên cứu về Nguyễn Du, chúng ta đã biết hết cuộc đời Nguyễn
Du chưa? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
từ năm nào? Tại sao Nguyễn Du có những bài thơ làm ở Trường An (Dương
Phi Cố Lý, Bùi Tấn Công Mộ, Phân Kinh Thạch Đài. 5 bài thơ làm bên miếu
Nhạc Phi ở Hàng Châu, các địa danh này không nằm trên đường đi sứ năm
1813, vậy thì Nguyễn Du làm lúc nào? Nguyễn Đại Lang trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du là ai, mà Nguyễn Du viết 4 bài thơ trao tặng? Nguyễn Du đã
kết nghĩa sinh tử (sinh tử giao tình tại) với Nguyễn Đại Lang và tại
sao chia tay hẹn gặp nhau ở Trung Châu? Nguyễn Sĩ Hữu là ai? Nguyễn Du
làm gì mà đọc tụng
kinh Kim Cương nghìn lượt? Gia phả chép Nguyễn Du sau khi nhà Trịnh sụp
đổ, muốn chạy theo vua Lê Chiêu Thống nhưng không kịp trở về Thái Bình
quê vợ, và hợp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn chống Tây Sơn. Việc này không đúng
vì năm 1789 Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan Tây Sơn và được cử đi sứ. Vậy
thì Nguyễn Du có về quê vợ từ 1787 đến 1796 trong 10 năm không? Tại sao
Nguyễn Du cho rằng quảng đời (1786-1796) là 10 năm gió bụi? Nếu Nguyễn
Du về quê vợ có vợ con yên ổn thì tại sao gọi là gió bụi. Gia phả lại
chép từ năm 1796 ông về Hồng Lĩnh, toan vượt biên vào Nam theo chúa
Nguyễn và bị tù ba tháng sau đó ông ở lại Hà Tĩnh, khi Gia Long ra Bắc,
ông đem thủ hạ ra tiếp rước và cùng đi theo vua đến Bắc Hà được phong
làm tri huyện Phù Dung trấn Sơn Nam? Ở Hà
Tĩnh bị tù ra mọi việc đều bị Trấn Thủ Nguyễn Văn Thận giám xét làm sao
có thể có thủ hạ, lương thực để tiếp vua Gia Long? Tóm lại cuộc đời
Nguyễn Du từ 1786 đến 1802 theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền do cụ Nghè
Nguyễn Mai viết đầu thế kỷ 20 đầy những mâu thuẩn, nghịch lý khó chấp
nhận được?
Trong Thanh Hiên thi tập thơ chữ Hán Nguyễn Du, có những bài thơ tả cảnh Sơn cư miền núi, tả xóm Nam Đài, Long Thủy những địa danh này không có ở Quỳnh Hải, Thái Bình, cũng không có ở Hà Tĩnh, tả cảnh tuyết rơi, lá vàng, trưởng giả ăn mặc theo nhà Hán, dân chúng không theo lịch nhà Tần, Nguyễn Du xác định nơi ở “phía nam ngàn dậm cách Trường An”. Nếu Trường An là Thăng Long thì Quỳnh Hải và Tiên Điền không cách ngàn dậm. Nguyễn Du làm gì mà đội mũ vàng nhà sư đi Giang Bắc, Giang Nam cái túi không?, là sông phía Bắc phía Nam Thăng Long, hay Giang Bắc Giang Nam của Trung Quốc?
Nguyễn Du có hư cấu, tưởng tượng theo sách vở để viết những bài thơ chữ Hán trong Thanh Hiên Thi tập chăng? Không, thơ chữ Hán chính là những trang nhật ký của Nguyễn Du. Nam Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp lục. Tôi sắp xếp từng bài thơ theo tình tự và tìm ra một cuộc đời thật của Nguyễn Du từ 1787 đến 1802. Năm 2009 tôi làm một chuyến đi du lịch Trung Quốc qua các địa danh Nguyễn Du viết trong thơ, để cảm nhận cái không khí, không gian trong thơ và hoàn tất quyển: Nguyễn Du mười năm gió bụi, tôi dịch lại toàn bộ thơ trong Thanh Hiên Thi Tập và Bắc Hành tạp lục. Bài viết này tôi cập nhật thêm những khám phá mới, ngoài quyển Nguyễn Du, mười năm gió bụi tôi đã hoàn tất năm 2011, và chia làm nhiều bài nhỏ để dễ phổ biến trên internet.
1787 Sau khi nhà Trịnh sụp đổ Nguyễn Du từ Thái Nguyên đi ngựa sang Vân Nam cùng Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Sĩ Hữu (các bài thơ Đối Tửu, Bất Mị, Sơn Cư mạn hứng, Thu Chí, Sơn Thôn).
1788 Chia tay cùng Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu: Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, 3 bài Tiễn biệt Nguyễn Đại Lang. Chia tay cùng Nguyễn Sĩ Hữu (Tiễn Nguyễn Sĩ Hữu qui nam), Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân ở lại dưỡng bệnh.
1787-1790 Nguyễn Du hết bệnh quy y thành nhà sư Chí Hiên, hành trang bên mình là quyển Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn, theo gương Lý Bạch đi chu du khắp Trung Quốc, Nguyễn Du lên Trường An và xuống Hàng Châu, ban ngày đi ngao du thắng cảnh, tối trú ngụ một ngôi chùa trên đường đi tụng kinh Kim Cương làm công quả kiếm ăn, Nguyễn Du đến Trường An (Mạn hứng I, II, Dương Phi Cố Lý, Bùi Tấn Công Mộ, Phân Kinh Thạch Đài) đến Hàng Châu, nơi hẹn với Nguyễn Đại Lang là miếu Nhạc Phi, Nguyễn Du trú ngụ tại chùa Hổ Pháo gần đó nơi Từ Hải từng tu hành, nơi đây Nguyễn Du nghe chuyện Từ Hải và có được quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đọc say mê và quyết chí diễn ca thơ nôm. Nguyễn Du ở nơi này khá lâu nên viết 5 bài thơ (Nhạc Vũ Mục mộ, Tượng Tần Cối I, II, Tượng Vương Thị I, II.) Gặp lại Nguyễn Đại Lang và được chu cấp Nguyễn Du có xe song mã đi Yên Kinh (Bắc Kinh).
1790. Nguyễn Du trở về đến Hoàng Châu, Hà Bắc thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn (Hai bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn: Chí Hoàng Châu thích Nguyễn khế văn tự Yên Kinh hồi tẩu bút tặng chi, Đến Hoàng Châu vừa gặp người bạn văn họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng) theo bài thơ Nguyễn Du bàn luận sôi nổi với Đoàn Nguyễn Tuấn về Hồng nhan đa truân trong truyện Kiều, trên đường đi Đoàn Nguyễn Tuấn cảm hứng viết bài Vô Đề về Hồng nhan đa truân. Sứ đoàn trên đường đi Nhiệt Hà nơi nghỉ mát vua Càn Long, nên Đoàn Nguyễn Tuấn hẹn gặp Nguyễn Du ở Thăng Long mùa xuân.
1790. Nguyễn Du về Long Châu, Quảng Tây chờ đợi và cùng về Thăng Long với Đoàn Nguyễn Tuấn và anh Nguyễn Nễ.(Xuân Dạ)
1790-1793 Nguyễn Du ở Thăng Long với anh Nguyễn Nễ, nhưng thường ở nơi Gác Tía nhà câu cá của anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân tại đây Nguyễn Du quen biết với Xuân Hương Hồ Phi Mai và mối tình 3 năm.
1794-1796. Giả từ Hồ Xuân Hương về Tiên Điền xây dựng lại từ đường, chùa, cầu và làng Tiên Điền. Toan vượt biên theo chúa Nguyễn Ánh bị bắt giam 3 tháng.
1797. Ban đêm trốn ra Thăng Long, hay tin Hồ Xuân Hương lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ Chí Hiên tặng oán trách nàng tệ bạc.
1797-1802 Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn gã em gái út, và giao cho gia trang Quỳnh Hải, Nguyễn Du dạy học dạy văn, dạy võ chiêu tập thủ hạ.
1802. Vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem thủ hạ, lương thực đi tiếp rước đến huyện Phù Dung trấn Sơn Nam, thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay làm tri huyện Phù Dung sự kiện này giống như Phi Tử thời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Châu Hiếu Vương được phong chức Phụ Dung (nước phụ chư hầu) cho nên Nguyễn Du có tên là Phi Tử (Nguyễn Hành trong bài Đi săn có nhắc đến biệt hiệu này).
1802-1804 Nguyễn Du làm quan được mấy tháng thì được thăng Tri Phủ Thường Tín, phụ trách đi tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương nhờ tài ăn nói lưu loát các ngôn ngữ địa phương Trung Quốc và làm thơ. Vợ mất sau bốn lần sinh, để lại một con Nguyễn Tứ. Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong nối lại duyên xưa thì Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa, đang đau ốm, xót thương nàng Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký và tự hỏi : Ba trăm năm lẽ nữa thiên hạ ai khóc người đẹp tài sắc như nàng Tiểu Thanh (Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như) Hồ Xuân Hương nhận thơ dứt tình Tổng Cóc trở về thì Nguyễn Du đã vào Phú Xuân nhận chức Đông Các và sau đó làm quan Cai Bạ đứng đầu cai trị doanh Quảng Bình. Xuân Hương viết bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du.
NGUYỄN DU TỪ THÁI NGUYÊN SANG VÂN NAM 1787
Năm 1782, khi Trịnh Tông lên ngôi, Nguyễn Khản anh cả Nguyễn Du, thầy dạy Chúa Trịnh Tông nguyên Trấn thủ Sơn Tây được cử làm Thượng Thư Bộ Lại, chức vụ tương đương với Thủ Tướng ngày nay, kiêm Trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên. Tại Sơn Tây Nguyễn Khản trao lại quyền Trấn thủ cho em kế là Nguyễn Điều, có Nguyễn Nễ phụ tá giữ chức Hiệp Tán quân cơ đạo quân Sơn Tây. Tại Hưng Hóa, giao quyền cho con rễ là Nguyễn Huy Tự (Tác giả Hoa Tiên) có hai em là Nguyễn Trứ và Nguyễn Nghi (tác giả truyện thơ Quân Trung Đối) phụ tá. Tại Thái Nguyên, quyền TrấnThủ giao cho một thuộc hạ là Nguyễn Đăng Tiến tức Cai Gia. Nguyễn Du nắm giữ đội binh hùng hậu nhất (Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu), Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội. Cai Gia là ai? Theo Ngô Văn gia phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nxb Văn Học Hà Nội 1070 tr 78. Đoạn Nguyễn Khản bị kiêu binh vây bức đã trốn lên Sơn Tây. Nguyễn Điều (Cương) đã bàn mưu cùng anh đem quân các trấn về đánh kiêu binh:
“Trên Thái Nguyên lại có tên giặc già là Cai Gia, thuở xưa từng làm môn hạ của anh, hẳn anh cũng có thể sai khiến được”. Theo tôi thì Cai Gia chính là Nguyễn Đại Lang trong thơ chữ Hán, người dạy Nguyễn Du võ nghệ, và có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du (Sinh tử giao tình tại. Bài thơ Tiễn biệt Nguyễn Đại Lang III) Cai Gia có lẽ lớn tuổi hơn cả Nguyễn Khản nên Nguyễn Du gọi là Đại Lang, anh cả. Tại sao gọi là giặc già? Giặc đối với nhà Thanh(1644-1911) là những người Phản Thanh phục Minh. Mãn Châu là một nước nhỏ phía Bắc đánh bại nhà Minh và đô hộ Trung Quốc từ 1644 Vua Thuận Trị Thanh Thế Tổ cho đến năm 1911 Phổ Nghi là vị Hoàng Đế cuối cùng, quân tướng nhà Minh bại trận bỏ sang Việt Nam trú ẩn rất nhiều, một số quy thuận với Chúa Nguyễn như Trần Thắng, Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho khai thác vùng Sài Gòn Biên Hòa, Mạc Cửu vùng Hà Tiên. Suốt triều đại nhà Thanh, những người hoài Minh, thường nổi lên chống lại nhà Mãn Thanh, bị thất bại họ trốn sang Việt Nam, lấy vợ và định cư trở thành người Việt Nam. Cai Gia là một trong những người đó, Cai Gia quy thuận làm thuộc hạ cho Nguyễn Khản, được Nguyễn Khản dùng để dạy võ cho các em. Trong nhà Nguyễn Khản còn có một tay kiếm khách gốc người Trung Quốc khác, một mình đánh với bọn kiêu binh và bị bọn kiêu binh giết chết (HLNTC tr 69,70). Cai Gia gốc người Choáng, Quảng Tây vùng thủ phủ Quế Lâm nên trong bài thơ tiễn biệt Nguyễn Du có nhắc đến tiễn anh về quê cũ nơi « cao sơn lưu thủy », nơi gốc tích các tranh thủy mặc Trung Quốc. Tôi đã đến vùng này năm 2009 nơi có sông Lý Giang chảy qua các núi đá vôi (cảnh trí như vùng Hoa Lư, Ninh Bình Việt Nam) dân cư là 15 triệu dân tộc Choáng, người Việt cổ thời Việt Vương Câu Tiễn, Tây Thi thời Chiến Quốc và Nam Việt của Triệu Đà đời Tần. Cảnh sắc hoàn toàn giống Việt Nam, cũng với trống đồng, con trâu cái cày, lũy tre làng y hệt như Việt Nam. Tôi cũng đã đi thăm tượng Lý Ông Trọng, một người Việt Nam là kiếp đảm quân Hung Nô thời Bắc Thuộc. Thái Nguyên là vùng nhiều người giang hồ tứ chiến Trung Quốc sang khai thác mỏ bạc, dân trộm cướp ngoài vòng pháp luật đông đảo, là một mối lo lớn của triều đình nhà Lê - Trịnh thời bấy giờ, Ngô Thời Nhiệm từng có những báo cáo về triều đình về tình hình Thái Nguyên. Việc cắt cử Cai Gia một người gốc Trung Quốc, giỏi võ, từng khởi nghĩa chống Thanh ở Trung Quốc lên trấn nhậm Thái Nguyên cùng hai em Nguyễn Du và Nguyễn Quýnh là một việc làm hợp lý. Do đó tôi cho rằng Nguyễn Du và Nguyễn Quýnh là đại diện cho binh quyền của anh, cùng Cai Gia quyền Trấn Thủ Thái Nguyên. Chức vụ Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu của Nguyễn Du không phải là một tập ấm nhỏ nhờ cha nuôi họ Hà truyền lại như gia phả viết, mà là một chức tương đương với ngày nay « Chính Ủy Sư Đoàn Hùng hậu trấn đóng Thái Nguyên ». Và Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội, Đội quân cánh Tả là đội quân quan trọng nhất trong quân sự ngày xưa. Nguyễn Quýnh lấy danh hiệu Nguyễn Sĩ Hữu, để chứng tỏ mình là văn võ song toàn, tả là võ tướng, hữu là kẻ sĩ.
Bài Đối Tửu cho ta thấy tâm sự Nguyễn Du sau khi nhà Trịnh sụp đổ năm 1786, tư dinh cha anh tại Thăng Long bị kiêu binh phá sạch, Nguyễn Khản cùng Nguyễn Điều mưu đem quân các trấn về đánh kiêu binh nhưng không thành, kiêu binh tự tan. Nguyễn Khản cùng Nguyễn Điều về Hà Tỉnh, Khi Tây Sơn ra Bắc anh Nguyễn Khản, từ Hà Tỉnh ra Thăng Long toan giúp chúa Trịnh lại bị bệnh mất, đưa về Tiên Điền an táng, anh Nguyễn Điều cũng mất tại Hà Tĩnh. Hai trụ cột gia đình đã gảy đổ. Nguyễn Du không biết mình làm gì trong lúc này, ngồi uống rượu muốn say suốt ngày, nhìn thế sự như đám mây trôi.. Ngồi xếp bằng tròn cạnh cửa sổ, say mắt lim dim. Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn hồ rượu, chết rồi ai tưới rượu lên mồ cho? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi. Năm tháng ngầm thôi thúc lo đến bạc đầu. Cuộc đời trăm năm chỉ mong được say suốt ngày. Chuyện thế sự như mây nổi thật đáng buồn.
NGỒI UỐNG RƯỢU
Bên song ngồi tựa mắt men say,
Hoa rụng thềm rêu tơi tả bay.
Khi sống không nghiêng bầu uống cạn,
Chết rồi ai tưới mộ mình đây?
Hoàng oanh bay mất xuân dần chuyển,
Đầu bạc dần thêm mỗi tháng ngày.
Ước được trăm năm say chén mãi.
Tiếc thương thế sự một làn mây.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
ĐỐI TỬU
Phu tọa nhàn song túy nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang âm trục bạch đầu lai.
Bách ky đãn đắc chung triêu túy,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Sử thần Nguyễn Thu đời Tự Đức trong Lê Quý Kỷ Sự. nxbKHXH. Hà Nội 1974 tr 91 đã chép trận chiến quân Tây Sơn đánh Thái Nguyên vào mùa đông năm 1787:
“Quản vũ hầu Nguyễn Đăng Tiến, cựu trấn thủ Thái Nguyên, dấy quân ở Tư Nông, đánh nhau với giặc, bị bắt, được Vũ Văn Nhậm tha cho.
Cựu trấn thủ Thái Nguyên là Quản vũ hầu cùng với hào mục bản địa là Ngũ kiên tướng hiệu kết hợp với bọn người Trung Quốc là Lý Chấn Lôi ở mỏ bạc, cùng nhau dấy quân ở Tư Nông, chiến đấu với tướng “giặc” là chỉ huy Giáo, cố sức đánh luôn mấy ngày, thua trận. Nguyễn Đăng Tiến và em con nhà chú là Đô vũ bá đều bị bắt, đóng cũi đưa về Thăng Long.
Vừa thoạt gặp Tiến, Nhậm cười, nói : “Ta đi cướp nước người, phá nhà người: đó là lỗi ta. Vậy người đánh lại ta, là lẽ chánh đáng, chứ người có tội gì! Chỉ giận vì sức mọn, thế yếu, nên mới bị ta bắt đó thôi. Nay ta thả Tiến ra, nếu Tiến chịu hàng thì đi với ta; bằng không thì cho tùy ý muốn đi đâu cũng được. Ví bằng lại dấy quân quyết chiến với ta mà ta bắt được lần nữa thì cũng không giết đâu “.
Tư Nông là một huyện ở Thái Nguyên, nay là tỉnh Bắc Thái. Thời Nguyễn Hữu Chỉnh nắm binh quyền 1786-1787 nhà Lê dùng thuộc hạ thay thế các trấn thủ các trấn trong mấy tháng trước khi bị Vũ Văn Nhậm bắt giết, nên gọi Nguyễn Đăng Tiến là cựu trấn thủ, như thế Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản vũ hầu gọi nôm na là Cai Gia, là Nguyễn Đại Lang, thuộc hạ của Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Khản. Không thấy nói đến Nguyễn Du có bị bắt trong trận này không, năm ấy Nguyễn Du chỉ là một thanh niên 20, 21 tuổi, nếu có nằm trong đám tù binh, cũng chưa phải là nhân vật đáng kể tên trong sử sách. Với sự rộng lượng của Vũ Văn Nhậm tất cả tù binh trong trận Thái Nguyên đều được tha. Và sau trận này họ lên đường đi sang Vân Nam.
Bài thơ Bất Mị (Không Ngủ), Nguyễn Du làm trên đường đi sang Vân Nam: Quan sơn dẫn mộng trường, đường đi qua núi non như giấc mộng dài. Những biến cố xãy ra, sự sụp đổ nhà Lê -Trịnh như giấc mộng. Nguyễn Du không ngủ nằm nghe cơn lạnh, trằn trọc mãi, nghe thời gian chậm qua, cơn lạnh gió núi tưởng chừng như không dứt. Bước đường đi qua núi non như giấc mộng dài, lâu đài dinh thự cha anh phút chốc đã tan biến, dinh thự chúa Trịnh xây dựng 243 năm cũng bị đốt cháy, công hầu vua chúa thảy đều tiêu tan, chỉ còn nghe tiếng chày đập vải trong sương sớm lạnh lùng. Trong nhà bếp cóc nhái quây quần nơi bếp tro tàn nơi mé ngoài sâu trùng bò ra lợi dụng thời cơ. Cóc nhái Nguyễn Du ám chỉ bọn kiêu binh nhà Lê - Trịnh và sâu trùng ám chỉ quân Tây Sơn từ Nam bò ra. Nằm đọc chương Vấn Thiên trong Sở Từ của Khuất Nguyên, nhìn trời xanh biết hỏi ai?
KHÔNG NGỦ
Không ngủ nghe canh lạnh,
Canh lạnh mãi không thôi.
Quan sơn dài giấc mộng,
Hơi lạnh dục tiếng chày.
Cóc nhái quần bếp vắng.
Sâu trùng bò mé ngoài,
Chương Vấn Thiên nằm đọc,
Trời xanh biết hỏi ai?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
BẤT MỊ
Bất mị thính hàn canh,
Hàn canh bất khẳng tận.
Quan sơn dẫn mộng trường,
Châm chữ thôi hàn cận.
Phế táo tụ hà ma,
Thâm đường xuất khâu dận.
Ám tụng Vấn Thiên chương !
Thiên cao hà xứ vấn?
Sở Từ của Khuất Nguyên có chương Thiên Vấn, thiên chương là số mệnh trời định. Nguyễn Du muốn truy tầm tận cùng vì đâu dẫn đến việc nhà Trịnh sụp đổ như Khuất Nguyên đã truy hỏi từ khai sinh vũ trụ đến việc nước Sở sụp đổ. Nguyễn Du đọc Sở Từ, thấy lòng mình như Khuất Nguyên, sau khi nước Sở mất, cài hoa lan trên mái đầu, lang thang trên dòng sông Mịch Giang. Ta thử đọc vài đoạn trong chương Vấn Thiên. Khuất Nguyên. Sở Từ. Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch. Nxb Văn Học Hà Nội 1974 tr 228 để hiểu rõ lòng Nguyễn Du hơn khi đọc Sở Từ trong thời điểm nước mất, nhà tan năm 1787 :
Hỏi : Vũ trụ sơ khai, Ai truyền gốc tích? Trời đất chưa thành, Xét đâu lai lịch? Sáng tối hổn mang, Ai suy cho rõ? Máy tạo chuyển vần, Ai biết lúc đó? Sáng tối, tối sáng, Đắp đổi cớ sao? Âm dương hợp hoá, Nguồn gốc thế nào? Trời tròn chín tầng, Ai xây dựng kiểu? Tầng nào khởi đầu, Thợ nào tay khéo? Vòng trời buộc đâu? Trục trời gác đâu? Chống đâu tám cột núi? Đông Nam sao biển sâu? Biên giới chín tầng. Rộng tới mô đó? Góc nhiều cạnh lắm? Ai rõ con số? Đâu trời giáp đất? Vòng chia thế nào? Treo đều vầng nhật nguyệt? Bầy đâu các vì sao? Từ những câu hỏi không câu trả lời vì quan niệm thời Chiến Quốc đất hình vuông có tám cột núi do bà Nữ Oa chặt tám chân rùa làm cột chống. Khuất Nguyên quay hỏi các thần thoại Trung Quốc: Nữ Kỳ không chồng, chín con sao có? Thần Bá Cường trú đâu? Mây điềm đâu rạng tỏ.. Bành Tổ dâng canh trĩ. Thượng đế sao hưởng? Tuổi thọ sao nhiều thế, Cách nào bảo dưỡng? Khất Nguyên hỏi đến lịch sử Cố Đại và cuối cùng đến tấm lòng can vua của mình. Vua Sở không nghe nên nước bị sụp đổ: Ta bảo Đỗ Ngao không được lâu dài! Sao mình muốn can vua, Trung trực tỏ danh hoài? Chiều hôm trời sấm chớp. Sá quản về xa? Có Vua không được phụng sự. Trời phạt gì ta? Hang hố thân đày đọa. Nói năng gì nào? Quân Sở thường dấy động? Hơi sức được bao? Lỗi lầm biết hối cải. Ta còn nói sao?
Đọc chương Vấn Thiên của Khuất Nguyên, ta mới hiểu Nguyễn Du vì sao sớm bạc tóc?, vì sao Khuất Nguyên phải trầm mình xuống sông Mịch Giang?. May mắn cho chúng ta ngày nay có các nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, Nguyễn Quang Riệu giải giùm các câu hỏi sự hình thành vũ trụ và các vì sao. Từ sự hình thành trời đất dẫn đến sự sụp đổ một chế độ, những câu hỏi vớ vẩn, điên đầu thì chỉ có nhảy xuống sông tự tử !
Bài Sơn Cư Mạn Hứng (Ở núi cảm hứng) Nguyễn Du cho biết ông ở cách Trường An ngàn dậm. Dậm là quảng đường dài 135 trượng, khoảng nửa cây số, mỗi giờ ta đi bộ 4 cây số, đường ngàn dậm vừa đi vừa nghỉ mất hàng tháng trời. Nguyễn Du đến một vùng núi cao, mây lượn trước cửa gổ thô ngoài nhà. Ở nơi nhà một thầy thuốc nên có vườn trồng cây thuốc bên rặng trúc thưa. Câu Dưới trăng thơ thẩn lòng quê nhớ, cho biết nơi này xa quê hương nên không thể là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. Nghe tiếng chim hồng nhạn kêu áo não trong đêm mà khóc thương đã xa quê bao năm. Nơi quê cũ vắng tin tức các em, không gửi thư được không biết các em có bình an không? Làng Tiên Điền có thể còn em Nguyễn Nhưng, các em Nguyễn Trứ, Nguyễn Nghi về quê mẹ làng Chu Kiều, Bắc Ninh. Em Nguyễn Ức có lẽ cũng ở quê mẹ Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Diên lấy chồng Tiến Sĩ Vũ Trinh (1759-1828) làng Xuân Lang, huyện Lang Tài, Bắc Ninh. Qua Hoàng Lê Nhất Thống Chí, thời kỳ Nguyễn Hữu Chỉnh nắm binh quyền tại Bắc Hà, Vũ Trinh là một cận thần có nhiều bàn bạc bên cạnh vua Lê. Còn anh Nguyễn Nễ đang làm Hiệp Tán quân cơ Sơn Tây đã được vua Tây Sơn Nguyễn Huệ mời ra trọng dụng.
Ở NÚI CẢM HỨNG
Phía nam ngàn dậm cách Trường An,
Thôn dã có người ẩn núi xanh.
Mây lượn cửa sài yên bóng núi,
Trúc thưa vườn thuốc lạnh hơi xuân.
Dưới trăng thơ thẩn lòng quê nhớ,
Tiếng nhạn khơi thương lệ bấy năm.
Quê cũ, các em tin tức vắng,
Không thư nào biết có bình an?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt
SƠN CƯ MẠN HỨNG
Nam khứ Trường An thiên lý dư,
Quần phong thâm xứ dã nhân cư.
Sài môn tĩnh trú sơn vân bế,
Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,
Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
Bài Thu Chí cho ta thấy Nguyễn Du đến một vùng núi có bốn mùa cảnh đẹp, có mùa thu lá vàng rơi rụng đầy sân, có tuyết rơi. Cảnh này không thể ở Quỳnh Hải hay Hồng Lĩnh. Nơi đây khi trấn đóng tại Thái Nguyên, Nguyễn Du từng đến đây nên gọi mình là khách cũ. Mùa thu đã qua sân còn đầy lá vàng úa. Nơi đây xa Việt Nam nên ngọn gió Tây chỉ làm rèm gác nhà sàn lay động. Tuyết trắng mùa đông bắt đâu rơi xuống trong thôn vắng, tiếng tù và người Vân Nam nghe não ruột. Ngày tháng trôi qua buồn bạc tóc. Làm sao gỡ hết nỗi sầu của riêng mình.
THU CHÍ
Bốn mùa cảnh đẹp bao ngày tháng,
Vùn vụt thoi đưa thoáng mịt mù.
Muôn dậm thân trơ làm khách cũ,
Một sân vàng úa lá mùa thu.
Gió Tây rèm gác buồn lay động,
Tuyết xuống làng xa não tiếng tù.
Ngày tháng trôi qua buồn bạc tóc,
Một đời sao gỡ mối sầu tư?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
THU CHÍ
Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hoán bất hồi.
Thiên lý xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hoàng điệp tống thu lai.
Liêm thùy tiểu các Tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai,
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.
Chú thích:
Tứ thời: Cảnh Việt Nam chỉ có hai mùa mưa nắng. Tại Vân Nam bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sau trận Tây Sơn đánh Thái Nguyên, tháng 11 năm 1787, Nguyễn Du sang Vân Nam gặp lúc mùa đông có tuyết, không quen khí hậu, bị bệnh trong ba tháng mùa xuân phải ở lại dưỡng bệnh.
Thiên lý: nơi này xa Thăng Long, nên Nguyễn Du mới gọi là xa ngàn dậm. Nguyễn Du lúc trấn đóng Thái Nguyên từng qua nơi này nên mới gọi là khách cũ.
Tây Phong: Nguyễn Du thường dùng chữ Tây Phong để ám chỉ quân Tây Sơn.
Tuyết ám cùng thôn: tuyết rơi nơi thôn xóm vắng vẻ.
Hiểu giác: tù và bằng vỏ ốc, bằng sừng trâu, hay bằng gỗ ông dài, là một dụng cụ âm nhạc thường thấy vùng Vân Nam, Tây Tạng.
Bài Sơn Thôn trong Thanh Hiên Thi Tập. Nguyễn Du tả cảnh Vân Nam. Ở giữa vùng núi xa xăm, lánh xa bụi trần. Cửa bằng gỗ sài chiều vắng mây bay kín giăng. Dân nơi đây người trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán. Vì đời Hán Vũ Đế đã đem quân chiếm nước Điền, người Việt gọi là nước Nam Chiếu lập thành tỉnh Vân Nam, người trưởng giả vẫn giữ nguyên cách ăn mặc thời đầu tiên đô hộ, không theo thời thế Trung Quốc thời Nguyễn Du, nhà Mãn Thanh đô hộ, ăn mặc tóc để bính dài theo người Mãn Thanh. Chốn núi non dân ảnh hưởng văn hóa Tây Tạng họ có thứ lịch riêng không theo lịch nhà Tần Trung Quốc. Buổi chiều mục đồng gõ sừng cỡi trâu về. Các cô thôn nữ múc nước từ giếng trong mang về. Nguyễn Du muốn thoát khỏi trần tục, như chúa Trịnh Bồng thành Hải Đạt Thiền Sư. Say thú biết bao được ngồi dưới gốc tùng. Từ Vân Nam, Nguyễn Du đã không sang Nam Ninh (Quảng Tây) theo vua Lê Chiêu Thống để nhờ quân Thanh khôi phục lại nhà Lê, mà xuống tóc thành nhà sư Chí Hiên rồi đi chu du Trường An, Hàng Châu.(Chí từ danh hiệu Chí Thiện Thiền Sư, chưởng môn phái Thiếu Lâm thời vua Càn Long, và Hiên của gia đình cha hiệu Nghị Hiên,anh Nguyễn Nễ hiệu Quế Hiên)
XÓM NÚI
Giữa núi xa xăm lánh bụi trần,
Cửa sài chiều vắng kín mây dăng.
Áo khăn trưởng giả còn theo Hán,
Ngày tháng sơn lâm khác lịch Tần.
Mục tử gõ sừng chiều sẫm tối,
Thôn nương múc nước giếng xuân trong.
Làm sao thoát được vòng trần tục,
Say thú biết bao dưới gốc tùng.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ
SƠN THÔN
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần,
Thác lạc sài môn bế mộ vân.
Trưởng giả y quan do thị Hán,
Sơn trung giáp tý quýnh phi Tần.
Mục nhi giác chủy hoang giao mộ,
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân.
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại,
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân.
Chú thích: Hán: cuối đời Tây Hán, Vương Mãn cướp ngôi vua. Hán Lưu Tú (sau này là Quang Vũ Đế, Đông Hán) khởi binh khôi phục lại cơ nghiệp. Khi tiến vào kinh đô Lạc Dương, phụ lão mừng nói: không ngờ ngày nay lại thấy uy nghi nhà Hán. Trong bài này các cụ già trưởng giả Vân Nam con giữ nguyên quần áo thời nhà Hán.
Lịch Tần: Tích Đào Nguyên Ký của Đào Tiềm. Đời Tần tàn bạo, một nhóm người đem nhau vào Đào Nguyên ở không đi lại với người ngoài núi. Họ không theo lịch niên hiệu nhà Tần. Vùng Vân Nam thời Nguyễn Du theo lịch Tây Tạng.
Trong Thanh Hiên thi tập thơ chữ Hán Nguyễn Du, có những bài thơ tả cảnh Sơn cư miền núi, tả xóm Nam Đài, Long Thủy những địa danh này không có ở Quỳnh Hải, Thái Bình, cũng không có ở Hà Tĩnh, tả cảnh tuyết rơi, lá vàng, trưởng giả ăn mặc theo nhà Hán, dân chúng không theo lịch nhà Tần, Nguyễn Du xác định nơi ở “phía nam ngàn dậm cách Trường An”. Nếu Trường An là Thăng Long thì Quỳnh Hải và Tiên Điền không cách ngàn dậm. Nguyễn Du làm gì mà đội mũ vàng nhà sư đi Giang Bắc, Giang Nam cái túi không?, là sông phía Bắc phía Nam Thăng Long, hay Giang Bắc Giang Nam của Trung Quốc?
Nguyễn Du có hư cấu, tưởng tượng theo sách vở để viết những bài thơ chữ Hán trong Thanh Hiên Thi tập chăng? Không, thơ chữ Hán chính là những trang nhật ký của Nguyễn Du. Nam Trung Tạp Ngâm, và Bắc Hành Tạp lục. Tôi sắp xếp từng bài thơ theo tình tự và tìm ra một cuộc đời thật của Nguyễn Du từ 1787 đến 1802. Năm 2009 tôi làm một chuyến đi du lịch Trung Quốc qua các địa danh Nguyễn Du viết trong thơ, để cảm nhận cái không khí, không gian trong thơ và hoàn tất quyển: Nguyễn Du mười năm gió bụi, tôi dịch lại toàn bộ thơ trong Thanh Hiên Thi Tập và Bắc Hành tạp lục. Bài viết này tôi cập nhật thêm những khám phá mới, ngoài quyển Nguyễn Du, mười năm gió bụi tôi đã hoàn tất năm 2011, và chia làm nhiều bài nhỏ để dễ phổ biến trên internet.
1787 Sau khi nhà Trịnh sụp đổ Nguyễn Du từ Thái Nguyên đi ngựa sang Vân Nam cùng Nguyễn Đại Lang, Nguyễn Sĩ Hữu (các bài thơ Đối Tửu, Bất Mị, Sơn Cư mạn hứng, Thu Chí, Sơn Thôn).
1788 Chia tay cùng Nguyễn Đại Lang tại Liễu Châu: Lưu biệt Nguyễn Đại Lang, 3 bài Tiễn biệt Nguyễn Đại Lang. Chia tay cùng Nguyễn Sĩ Hữu (Tiễn Nguyễn Sĩ Hữu qui nam), Nguyễn Du bị bệnh ba tháng mùa xuân ở lại dưỡng bệnh.
1787-1790 Nguyễn Du hết bệnh quy y thành nhà sư Chí Hiên, hành trang bên mình là quyển Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn, theo gương Lý Bạch đi chu du khắp Trung Quốc, Nguyễn Du lên Trường An và xuống Hàng Châu, ban ngày đi ngao du thắng cảnh, tối trú ngụ một ngôi chùa trên đường đi tụng kinh Kim Cương làm công quả kiếm ăn, Nguyễn Du đến Trường An (Mạn hứng I, II, Dương Phi Cố Lý, Bùi Tấn Công Mộ, Phân Kinh Thạch Đài) đến Hàng Châu, nơi hẹn với Nguyễn Đại Lang là miếu Nhạc Phi, Nguyễn Du trú ngụ tại chùa Hổ Pháo gần đó nơi Từ Hải từng tu hành, nơi đây Nguyễn Du nghe chuyện Từ Hải và có được quyển Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đọc say mê và quyết chí diễn ca thơ nôm. Nguyễn Du ở nơi này khá lâu nên viết 5 bài thơ (Nhạc Vũ Mục mộ, Tượng Tần Cối I, II, Tượng Vương Thị I, II.) Gặp lại Nguyễn Đại Lang và được chu cấp Nguyễn Du có xe song mã đi Yên Kinh (Bắc Kinh).
1790. Nguyễn Du trở về đến Hoàng Châu, Hà Bắc thì gặp Đoàn Nguyễn Tuấn trong sứ đoàn Tây Sơn (Hai bài thơ Đoàn Nguyễn Tuấn: Chí Hoàng Châu thích Nguyễn khế văn tự Yên Kinh hồi tẩu bút tặng chi, Đến Hoàng Châu vừa gặp người bạn văn họ Nguyễn từ Yên Kinh trở về bèn phóng bút làm thơ tặng) theo bài thơ Nguyễn Du bàn luận sôi nổi với Đoàn Nguyễn Tuấn về Hồng nhan đa truân trong truyện Kiều, trên đường đi Đoàn Nguyễn Tuấn cảm hứng viết bài Vô Đề về Hồng nhan đa truân. Sứ đoàn trên đường đi Nhiệt Hà nơi nghỉ mát vua Càn Long, nên Đoàn Nguyễn Tuấn hẹn gặp Nguyễn Du ở Thăng Long mùa xuân.
1790. Nguyễn Du về Long Châu, Quảng Tây chờ đợi và cùng về Thăng Long với Đoàn Nguyễn Tuấn và anh Nguyễn Nễ.(Xuân Dạ)
1790-1793 Nguyễn Du ở Thăng Long với anh Nguyễn Nễ, nhưng thường ở nơi Gác Tía nhà câu cá của anh Nguyễn Khản cạnh đền Khán Xuân tại đây Nguyễn Du quen biết với Xuân Hương Hồ Phi Mai và mối tình 3 năm.
1794-1796. Giả từ Hồ Xuân Hương về Tiên Điền xây dựng lại từ đường, chùa, cầu và làng Tiên Điền. Toan vượt biên theo chúa Nguyễn Ánh bị bắt giam 3 tháng.
1797. Ban đêm trốn ra Thăng Long, hay tin Hồ Xuân Hương lấy chồng thầy Lang xóm Tây làng Nghi Tàm. Nguyễn Du viết hai bài thơ Chí Hiên tặng oán trách nàng tệ bạc.
1797-1802 Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn gã em gái út, và giao cho gia trang Quỳnh Hải, Nguyễn Du dạy học dạy văn, dạy võ chiêu tập thủ hạ.
1802. Vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem thủ hạ, lương thực đi tiếp rước đến huyện Phù Dung trấn Sơn Nam, thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay làm tri huyện Phù Dung sự kiện này giống như Phi Tử thời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Châu Hiếu Vương được phong chức Phụ Dung (nước phụ chư hầu) cho nên Nguyễn Du có tên là Phi Tử (Nguyễn Hành trong bài Đi săn có nhắc đến biệt hiệu này).
1802-1804 Nguyễn Du làm quan được mấy tháng thì được thăng Tri Phủ Thường Tín, phụ trách đi tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương nhờ tài ăn nói lưu loát các ngôn ngữ địa phương Trung Quốc và làm thơ. Vợ mất sau bốn lần sinh, để lại một con Nguyễn Tứ. Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong nối lại duyên xưa thì Hồ Xuân Hương đang làm lẽ Tổng Cóc Nguyễn Công Hòa, đang đau ốm, xót thương nàng Nguyễn Du viết bài Độc Tiểu Thanh Ký và tự hỏi : Ba trăm năm lẽ nữa thiên hạ ai khóc người đẹp tài sắc như nàng Tiểu Thanh (Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như) Hồ Xuân Hương nhận thơ dứt tình Tổng Cóc trở về thì Nguyễn Du đã vào Phú Xuân nhận chức Đông Các và sau đó làm quan Cai Bạ đứng đầu cai trị doanh Quảng Bình. Xuân Hương viết bài Chơi Tây Hồ nhớ bạn trả lời bài Độc Tiểu Thanh Ký của Nguyễn Du.
NGUYỄN DU TỪ THÁI NGUYÊN SANG VÂN NAM 1787
Năm 1782, khi Trịnh Tông lên ngôi, Nguyễn Khản anh cả Nguyễn Du, thầy dạy Chúa Trịnh Tông nguyên Trấn thủ Sơn Tây được cử làm Thượng Thư Bộ Lại, chức vụ tương đương với Thủ Tướng ngày nay, kiêm Trấn thủ Hưng Hóa, Thái Nguyên. Tại Sơn Tây Nguyễn Khản trao lại quyền Trấn thủ cho em kế là Nguyễn Điều, có Nguyễn Nễ phụ tá giữ chức Hiệp Tán quân cơ đạo quân Sơn Tây. Tại Hưng Hóa, giao quyền cho con rễ là Nguyễn Huy Tự (Tác giả Hoa Tiên) có hai em là Nguyễn Trứ và Nguyễn Nghi (tác giả truyện thơ Quân Trung Đối) phụ tá. Tại Thái Nguyên, quyền TrấnThủ giao cho một thuộc hạ là Nguyễn Đăng Tiến tức Cai Gia. Nguyễn Du nắm giữ đội binh hùng hậu nhất (Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu), Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội. Cai Gia là ai? Theo Ngô Văn gia phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí. Nxb Văn Học Hà Nội 1070 tr 78. Đoạn Nguyễn Khản bị kiêu binh vây bức đã trốn lên Sơn Tây. Nguyễn Điều (Cương) đã bàn mưu cùng anh đem quân các trấn về đánh kiêu binh:
“Trên Thái Nguyên lại có tên giặc già là Cai Gia, thuở xưa từng làm môn hạ của anh, hẳn anh cũng có thể sai khiến được”. Theo tôi thì Cai Gia chính là Nguyễn Đại Lang trong thơ chữ Hán, người dạy Nguyễn Du võ nghệ, và có kết nghĩa sinh tử với Nguyễn Du (Sinh tử giao tình tại. Bài thơ Tiễn biệt Nguyễn Đại Lang III) Cai Gia có lẽ lớn tuổi hơn cả Nguyễn Khản nên Nguyễn Du gọi là Đại Lang, anh cả. Tại sao gọi là giặc già? Giặc đối với nhà Thanh(1644-1911) là những người Phản Thanh phục Minh. Mãn Châu là một nước nhỏ phía Bắc đánh bại nhà Minh và đô hộ Trung Quốc từ 1644 Vua Thuận Trị Thanh Thế Tổ cho đến năm 1911 Phổ Nghi là vị Hoàng Đế cuối cùng, quân tướng nhà Minh bại trận bỏ sang Việt Nam trú ẩn rất nhiều, một số quy thuận với Chúa Nguyễn như Trần Thắng, Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn cho khai thác vùng Sài Gòn Biên Hòa, Mạc Cửu vùng Hà Tiên. Suốt triều đại nhà Thanh, những người hoài Minh, thường nổi lên chống lại nhà Mãn Thanh, bị thất bại họ trốn sang Việt Nam, lấy vợ và định cư trở thành người Việt Nam. Cai Gia là một trong những người đó, Cai Gia quy thuận làm thuộc hạ cho Nguyễn Khản, được Nguyễn Khản dùng để dạy võ cho các em. Trong nhà Nguyễn Khản còn có một tay kiếm khách gốc người Trung Quốc khác, một mình đánh với bọn kiêu binh và bị bọn kiêu binh giết chết (HLNTC tr 69,70). Cai Gia gốc người Choáng, Quảng Tây vùng thủ phủ Quế Lâm nên trong bài thơ tiễn biệt Nguyễn Du có nhắc đến tiễn anh về quê cũ nơi « cao sơn lưu thủy », nơi gốc tích các tranh thủy mặc Trung Quốc. Tôi đã đến vùng này năm 2009 nơi có sông Lý Giang chảy qua các núi đá vôi (cảnh trí như vùng Hoa Lư, Ninh Bình Việt Nam) dân cư là 15 triệu dân tộc Choáng, người Việt cổ thời Việt Vương Câu Tiễn, Tây Thi thời Chiến Quốc và Nam Việt của Triệu Đà đời Tần. Cảnh sắc hoàn toàn giống Việt Nam, cũng với trống đồng, con trâu cái cày, lũy tre làng y hệt như Việt Nam. Tôi cũng đã đi thăm tượng Lý Ông Trọng, một người Việt Nam là kiếp đảm quân Hung Nô thời Bắc Thuộc. Thái Nguyên là vùng nhiều người giang hồ tứ chiến Trung Quốc sang khai thác mỏ bạc, dân trộm cướp ngoài vòng pháp luật đông đảo, là một mối lo lớn của triều đình nhà Lê - Trịnh thời bấy giờ, Ngô Thời Nhiệm từng có những báo cáo về triều đình về tình hình Thái Nguyên. Việc cắt cử Cai Gia một người gốc Trung Quốc, giỏi võ, từng khởi nghĩa chống Thanh ở Trung Quốc lên trấn nhậm Thái Nguyên cùng hai em Nguyễn Du và Nguyễn Quýnh là một việc làm hợp lý. Do đó tôi cho rằng Nguyễn Du và Nguyễn Quýnh là đại diện cho binh quyền của anh, cùng Cai Gia quyền Trấn Thủ Thái Nguyên. Chức vụ Chánh Thủ Hiệu quân Hùng Hậu Hiệu của Nguyễn Du không phải là một tập ấm nhỏ nhờ cha nuôi họ Hà truyền lại như gia phả viết, mà là một chức tương đương với ngày nay « Chính Ủy Sư Đoàn Hùng hậu trấn đóng Thái Nguyên ». Và Nguyễn Quýnh chức Trấn Tả Đội, Đội quân cánh Tả là đội quân quan trọng nhất trong quân sự ngày xưa. Nguyễn Quýnh lấy danh hiệu Nguyễn Sĩ Hữu, để chứng tỏ mình là văn võ song toàn, tả là võ tướng, hữu là kẻ sĩ.
Bài Đối Tửu cho ta thấy tâm sự Nguyễn Du sau khi nhà Trịnh sụp đổ năm 1786, tư dinh cha anh tại Thăng Long bị kiêu binh phá sạch, Nguyễn Khản cùng Nguyễn Điều mưu đem quân các trấn về đánh kiêu binh nhưng không thành, kiêu binh tự tan. Nguyễn Khản cùng Nguyễn Điều về Hà Tỉnh, Khi Tây Sơn ra Bắc anh Nguyễn Khản, từ Hà Tỉnh ra Thăng Long toan giúp chúa Trịnh lại bị bệnh mất, đưa về Tiên Điền an táng, anh Nguyễn Điều cũng mất tại Hà Tĩnh. Hai trụ cột gia đình đã gảy đổ. Nguyễn Du không biết mình làm gì trong lúc này, ngồi uống rượu muốn say suốt ngày, nhìn thế sự như đám mây trôi.. Ngồi xếp bằng tròn cạnh cửa sổ, say mắt lim dim. Vô số cánh hoa rơi trên thảm rêu xanh. Lúc sống không uống cạn hồ rượu, chết rồi ai tưới rượu lên mồ cho? Sắc xuân thay đổi dần, chim hoàng oanh bay đi. Năm tháng ngầm thôi thúc lo đến bạc đầu. Cuộc đời trăm năm chỉ mong được say suốt ngày. Chuyện thế sự như mây nổi thật đáng buồn.
NGỒI UỐNG RƯỢU
Bên song ngồi tựa mắt men say,
Hoa rụng thềm rêu tơi tả bay.
Khi sống không nghiêng bầu uống cạn,
Chết rồi ai tưới mộ mình đây?
Hoàng oanh bay mất xuân dần chuyển,
Đầu bạc dần thêm mỗi tháng ngày.
Ước được trăm năm say chén mãi.
Tiếc thương thế sự một làn mây.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
ĐỐI TỬU
Phu tọa nhàn song túy nhãn khai,
Lạc hoa vô số há thương đài.
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu,
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ,
Niên quang âm trục bạch đầu lai.
Bách ky đãn đắc chung triêu túy,
Thế sự phù vân chân khả ai.
Sử thần Nguyễn Thu đời Tự Đức trong Lê Quý Kỷ Sự. nxbKHXH. Hà Nội 1974 tr 91 đã chép trận chiến quân Tây Sơn đánh Thái Nguyên vào mùa đông năm 1787:
“Quản vũ hầu Nguyễn Đăng Tiến, cựu trấn thủ Thái Nguyên, dấy quân ở Tư Nông, đánh nhau với giặc, bị bắt, được Vũ Văn Nhậm tha cho.
Cựu trấn thủ Thái Nguyên là Quản vũ hầu cùng với hào mục bản địa là Ngũ kiên tướng hiệu kết hợp với bọn người Trung Quốc là Lý Chấn Lôi ở mỏ bạc, cùng nhau dấy quân ở Tư Nông, chiến đấu với tướng “giặc” là chỉ huy Giáo, cố sức đánh luôn mấy ngày, thua trận. Nguyễn Đăng Tiến và em con nhà chú là Đô vũ bá đều bị bắt, đóng cũi đưa về Thăng Long.
Vừa thoạt gặp Tiến, Nhậm cười, nói : “Ta đi cướp nước người, phá nhà người: đó là lỗi ta. Vậy người đánh lại ta, là lẽ chánh đáng, chứ người có tội gì! Chỉ giận vì sức mọn, thế yếu, nên mới bị ta bắt đó thôi. Nay ta thả Tiến ra, nếu Tiến chịu hàng thì đi với ta; bằng không thì cho tùy ý muốn đi đâu cũng được. Ví bằng lại dấy quân quyết chiến với ta mà ta bắt được lần nữa thì cũng không giết đâu “.
Tư Nông là một huyện ở Thái Nguyên, nay là tỉnh Bắc Thái. Thời Nguyễn Hữu Chỉnh nắm binh quyền 1786-1787 nhà Lê dùng thuộc hạ thay thế các trấn thủ các trấn trong mấy tháng trước khi bị Vũ Văn Nhậm bắt giết, nên gọi Nguyễn Đăng Tiến là cựu trấn thủ, như thế Nguyễn Đăng Tiến, tước Quản vũ hầu gọi nôm na là Cai Gia, là Nguyễn Đại Lang, thuộc hạ của Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Khản. Không thấy nói đến Nguyễn Du có bị bắt trong trận này không, năm ấy Nguyễn Du chỉ là một thanh niên 20, 21 tuổi, nếu có nằm trong đám tù binh, cũng chưa phải là nhân vật đáng kể tên trong sử sách. Với sự rộng lượng của Vũ Văn Nhậm tất cả tù binh trong trận Thái Nguyên đều được tha. Và sau trận này họ lên đường đi sang Vân Nam.
Bài thơ Bất Mị (Không Ngủ), Nguyễn Du làm trên đường đi sang Vân Nam: Quan sơn dẫn mộng trường, đường đi qua núi non như giấc mộng dài. Những biến cố xãy ra, sự sụp đổ nhà Lê -Trịnh như giấc mộng. Nguyễn Du không ngủ nằm nghe cơn lạnh, trằn trọc mãi, nghe thời gian chậm qua, cơn lạnh gió núi tưởng chừng như không dứt. Bước đường đi qua núi non như giấc mộng dài, lâu đài dinh thự cha anh phút chốc đã tan biến, dinh thự chúa Trịnh xây dựng 243 năm cũng bị đốt cháy, công hầu vua chúa thảy đều tiêu tan, chỉ còn nghe tiếng chày đập vải trong sương sớm lạnh lùng. Trong nhà bếp cóc nhái quây quần nơi bếp tro tàn nơi mé ngoài sâu trùng bò ra lợi dụng thời cơ. Cóc nhái Nguyễn Du ám chỉ bọn kiêu binh nhà Lê - Trịnh và sâu trùng ám chỉ quân Tây Sơn từ Nam bò ra. Nằm đọc chương Vấn Thiên trong Sở Từ của Khuất Nguyên, nhìn trời xanh biết hỏi ai?
KHÔNG NGỦ
Không ngủ nghe canh lạnh,
Canh lạnh mãi không thôi.
Quan sơn dài giấc mộng,
Hơi lạnh dục tiếng chày.
Cóc nhái quần bếp vắng.
Sâu trùng bò mé ngoài,
Chương Vấn Thiên nằm đọc,
Trời xanh biết hỏi ai?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
BẤT MỊ
Bất mị thính hàn canh,
Hàn canh bất khẳng tận.
Quan sơn dẫn mộng trường,
Châm chữ thôi hàn cận.
Phế táo tụ hà ma,
Thâm đường xuất khâu dận.
Ám tụng Vấn Thiên chương !
Thiên cao hà xứ vấn?
Sở Từ của Khuất Nguyên có chương Thiên Vấn, thiên chương là số mệnh trời định. Nguyễn Du muốn truy tầm tận cùng vì đâu dẫn đến việc nhà Trịnh sụp đổ như Khuất Nguyên đã truy hỏi từ khai sinh vũ trụ đến việc nước Sở sụp đổ. Nguyễn Du đọc Sở Từ, thấy lòng mình như Khuất Nguyên, sau khi nước Sở mất, cài hoa lan trên mái đầu, lang thang trên dòng sông Mịch Giang. Ta thử đọc vài đoạn trong chương Vấn Thiên. Khuất Nguyên. Sở Từ. Đào Duy Anh và Nguyễn Sĩ Lâm dịch. Nxb Văn Học Hà Nội 1974 tr 228 để hiểu rõ lòng Nguyễn Du hơn khi đọc Sở Từ trong thời điểm nước mất, nhà tan năm 1787 :
Hỏi : Vũ trụ sơ khai, Ai truyền gốc tích? Trời đất chưa thành, Xét đâu lai lịch? Sáng tối hổn mang, Ai suy cho rõ? Máy tạo chuyển vần, Ai biết lúc đó? Sáng tối, tối sáng, Đắp đổi cớ sao? Âm dương hợp hoá, Nguồn gốc thế nào? Trời tròn chín tầng, Ai xây dựng kiểu? Tầng nào khởi đầu, Thợ nào tay khéo? Vòng trời buộc đâu? Trục trời gác đâu? Chống đâu tám cột núi? Đông Nam sao biển sâu? Biên giới chín tầng. Rộng tới mô đó? Góc nhiều cạnh lắm? Ai rõ con số? Đâu trời giáp đất? Vòng chia thế nào? Treo đều vầng nhật nguyệt? Bầy đâu các vì sao? Từ những câu hỏi không câu trả lời vì quan niệm thời Chiến Quốc đất hình vuông có tám cột núi do bà Nữ Oa chặt tám chân rùa làm cột chống. Khuất Nguyên quay hỏi các thần thoại Trung Quốc: Nữ Kỳ không chồng, chín con sao có? Thần Bá Cường trú đâu? Mây điềm đâu rạng tỏ.. Bành Tổ dâng canh trĩ. Thượng đế sao hưởng? Tuổi thọ sao nhiều thế, Cách nào bảo dưỡng? Khất Nguyên hỏi đến lịch sử Cố Đại và cuối cùng đến tấm lòng can vua của mình. Vua Sở không nghe nên nước bị sụp đổ: Ta bảo Đỗ Ngao không được lâu dài! Sao mình muốn can vua, Trung trực tỏ danh hoài? Chiều hôm trời sấm chớp. Sá quản về xa? Có Vua không được phụng sự. Trời phạt gì ta? Hang hố thân đày đọa. Nói năng gì nào? Quân Sở thường dấy động? Hơi sức được bao? Lỗi lầm biết hối cải. Ta còn nói sao?
Đọc chương Vấn Thiên của Khuất Nguyên, ta mới hiểu Nguyễn Du vì sao sớm bạc tóc?, vì sao Khuất Nguyên phải trầm mình xuống sông Mịch Giang?. May mắn cho chúng ta ngày nay có các nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, Nguyễn Quang Riệu giải giùm các câu hỏi sự hình thành vũ trụ và các vì sao. Từ sự hình thành trời đất dẫn đến sự sụp đổ một chế độ, những câu hỏi vớ vẩn, điên đầu thì chỉ có nhảy xuống sông tự tử !
Bài Sơn Cư Mạn Hứng (Ở núi cảm hứng) Nguyễn Du cho biết ông ở cách Trường An ngàn dậm. Dậm là quảng đường dài 135 trượng, khoảng nửa cây số, mỗi giờ ta đi bộ 4 cây số, đường ngàn dậm vừa đi vừa nghỉ mất hàng tháng trời. Nguyễn Du đến một vùng núi cao, mây lượn trước cửa gổ thô ngoài nhà. Ở nơi nhà một thầy thuốc nên có vườn trồng cây thuốc bên rặng trúc thưa. Câu Dưới trăng thơ thẩn lòng quê nhớ, cho biết nơi này xa quê hương nên không thể là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. Nghe tiếng chim hồng nhạn kêu áo não trong đêm mà khóc thương đã xa quê bao năm. Nơi quê cũ vắng tin tức các em, không gửi thư được không biết các em có bình an không? Làng Tiên Điền có thể còn em Nguyễn Nhưng, các em Nguyễn Trứ, Nguyễn Nghi về quê mẹ làng Chu Kiều, Bắc Ninh. Em Nguyễn Ức có lẽ cũng ở quê mẹ Bắc Ninh, chị Nguyễn Thị Diên lấy chồng Tiến Sĩ Vũ Trinh (1759-1828) làng Xuân Lang, huyện Lang Tài, Bắc Ninh. Qua Hoàng Lê Nhất Thống Chí, thời kỳ Nguyễn Hữu Chỉnh nắm binh quyền tại Bắc Hà, Vũ Trinh là một cận thần có nhiều bàn bạc bên cạnh vua Lê. Còn anh Nguyễn Nễ đang làm Hiệp Tán quân cơ Sơn Tây đã được vua Tây Sơn Nguyễn Huệ mời ra trọng dụng.
Ở NÚI CẢM HỨNG
Phía nam ngàn dậm cách Trường An,
Thôn dã có người ẩn núi xanh.
Mây lượn cửa sài yên bóng núi,
Trúc thưa vườn thuốc lạnh hơi xuân.
Dưới trăng thơ thẩn lòng quê nhớ,
Tiếng nhạn khơi thương lệ bấy năm.
Quê cũ, các em tin tức vắng,
Không thư nào biết có bình an?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ.
Nguyên tác phiên âm Hán Việt
SƠN CƯ MẠN HỨNG
Nam khứ Trường An thiên lý dư,
Quần phong thâm xứ dã nhân cư.
Sài môn tĩnh trú sơn vân bế,
Dược phố xuân hàn lũng trúc sơ
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ,
Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
Bài Thu Chí cho ta thấy Nguyễn Du đến một vùng núi có bốn mùa cảnh đẹp, có mùa thu lá vàng rơi rụng đầy sân, có tuyết rơi. Cảnh này không thể ở Quỳnh Hải hay Hồng Lĩnh. Nơi đây khi trấn đóng tại Thái Nguyên, Nguyễn Du từng đến đây nên gọi mình là khách cũ. Mùa thu đã qua sân còn đầy lá vàng úa. Nơi đây xa Việt Nam nên ngọn gió Tây chỉ làm rèm gác nhà sàn lay động. Tuyết trắng mùa đông bắt đâu rơi xuống trong thôn vắng, tiếng tù và người Vân Nam nghe não ruột. Ngày tháng trôi qua buồn bạc tóc. Làm sao gỡ hết nỗi sầu của riêng mình.
THU CHÍ
Bốn mùa cảnh đẹp bao ngày tháng,
Vùn vụt thoi đưa thoáng mịt mù.
Muôn dậm thân trơ làm khách cũ,
Một sân vàng úa lá mùa thu.
Gió Tây rèm gác buồn lay động,
Tuyết xuống làng xa não tiếng tù.
Ngày tháng trôi qua buồn bạc tóc,
Một đời sao gỡ mối sầu tư?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ
Nguyên tác phiên âm Hán Việt:
THU CHÍ
Tứ thời hảo cảnh vô đa nhật,
Phao trịch như thoa hoán bất hồi.
Thiên lý xích thân vi khách cửu,
Nhất đình hoàng điệp tống thu lai.
Liêm thùy tiểu các Tây phong động,
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai,
Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,
Nhất sinh u tứ vị tằng khai.
Chú thích:
Tứ thời: Cảnh Việt Nam chỉ có hai mùa mưa nắng. Tại Vân Nam bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sau trận Tây Sơn đánh Thái Nguyên, tháng 11 năm 1787, Nguyễn Du sang Vân Nam gặp lúc mùa đông có tuyết, không quen khí hậu, bị bệnh trong ba tháng mùa xuân phải ở lại dưỡng bệnh.
Thiên lý: nơi này xa Thăng Long, nên Nguyễn Du mới gọi là xa ngàn dậm. Nguyễn Du lúc trấn đóng Thái Nguyên từng qua nơi này nên mới gọi là khách cũ.
Tây Phong: Nguyễn Du thường dùng chữ Tây Phong để ám chỉ quân Tây Sơn.
Tuyết ám cùng thôn: tuyết rơi nơi thôn xóm vắng vẻ.
Hiểu giác: tù và bằng vỏ ốc, bằng sừng trâu, hay bằng gỗ ông dài, là một dụng cụ âm nhạc thường thấy vùng Vân Nam, Tây Tạng.
Bài Sơn Thôn trong Thanh Hiên Thi Tập. Nguyễn Du tả cảnh Vân Nam. Ở giữa vùng núi xa xăm, lánh xa bụi trần. Cửa bằng gỗ sài chiều vắng mây bay kín giăng. Dân nơi đây người trưởng giả còn ăn mặc theo nhà Hán. Vì đời Hán Vũ Đế đã đem quân chiếm nước Điền, người Việt gọi là nước Nam Chiếu lập thành tỉnh Vân Nam, người trưởng giả vẫn giữ nguyên cách ăn mặc thời đầu tiên đô hộ, không theo thời thế Trung Quốc thời Nguyễn Du, nhà Mãn Thanh đô hộ, ăn mặc tóc để bính dài theo người Mãn Thanh. Chốn núi non dân ảnh hưởng văn hóa Tây Tạng họ có thứ lịch riêng không theo lịch nhà Tần Trung Quốc. Buổi chiều mục đồng gõ sừng cỡi trâu về. Các cô thôn nữ múc nước từ giếng trong mang về. Nguyễn Du muốn thoát khỏi trần tục, như chúa Trịnh Bồng thành Hải Đạt Thiền Sư. Say thú biết bao được ngồi dưới gốc tùng. Từ Vân Nam, Nguyễn Du đã không sang Nam Ninh (Quảng Tây) theo vua Lê Chiêu Thống để nhờ quân Thanh khôi phục lại nhà Lê, mà xuống tóc thành nhà sư Chí Hiên rồi đi chu du Trường An, Hàng Châu.(Chí từ danh hiệu Chí Thiện Thiền Sư, chưởng môn phái Thiếu Lâm thời vua Càn Long, và Hiên của gia đình cha hiệu Nghị Hiên,anh Nguyễn Nễ hiệu Quế Hiên)
XÓM NÚI
Giữa núi xa xăm lánh bụi trần,
Cửa sài chiều vắng kín mây dăng.
Áo khăn trưởng giả còn theo Hán,
Ngày tháng sơn lâm khác lịch Tần.
Mục tử gõ sừng chiều sẫm tối,
Thôn nương múc nước giếng xuân trong.
Làm sao thoát được vòng trần tục,
Say thú biết bao dưới gốc tùng.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nhất Uyên dịch thơ
SƠN THÔN
Vạn sơn thâm xứ tuyệt phong trần,
Thác lạc sài môn bế mộ vân.
Trưởng giả y quan do thị Hán,
Sơn trung giáp tý quýnh phi Tần.
Mục nhi giác chủy hoang giao mộ,
Cấp nữ đồng liên ngọc tỉnh xuân.
Ná đắc khiêu ly phù thế ngoại,
Trường tùng thụ hạ tối nghi nhân.
Chú thích: Hán: cuối đời Tây Hán, Vương Mãn cướp ngôi vua. Hán Lưu Tú (sau này là Quang Vũ Đế, Đông Hán) khởi binh khôi phục lại cơ nghiệp. Khi tiến vào kinh đô Lạc Dương, phụ lão mừng nói: không ngờ ngày nay lại thấy uy nghi nhà Hán. Trong bài này các cụ già trưởng giả Vân Nam con giữ nguyên quần áo thời nhà Hán.
Lịch Tần: Tích Đào Nguyên Ký của Đào Tiềm. Đời Tần tàn bạo, một nhóm người đem nhau vào Đào Nguyên ở không đi lại với người ngoài núi. Họ không theo lịch niên hiệu nhà Tần. Vùng Vân Nam thời Nguyễn Du theo lịch Tây Tạng.
Source vietbao.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.