Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

La Sơn phu tử



La Sơn phu tử hay “Lam Hồng Dị Nhân”

La Sơn phu tử tức Nguyễn Thiếp tiên sinh, hiệu là Minh, tự là Quang Thiếp, sinh ngày 25 tháng 8 năm Qúy mão (1723) niêu hiệu Lê Bảo Thái năm thứ 4 tại làng Mật Thôn, xă Nguyệt Úc hay Nguyệt Áo (tục gọi là Nguyệt Ao), tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là phủ Đức thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

Tổng La Thạch sau này lại thuộc về huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng trong cả cuộc đời, Nguyễn Thiếp có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, hoặc do Tiên sinh tự đặt, hoặc do người đương thời xưng tặng, chẳng hạn: Khải Xuyên, Lạp phong cư sĩ, Điên ẩn, Cuồng ẩn, Hạnh am, Hầu lục niên, Lục niên Tiên sinh, La Giang phu tử, La Sơn phu tử ... Mỗi danh hiệu đều có một lư do và hoàn cảnh riêng biệt.
Theo các bậc kỳ lão ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh trong đó có Thân sinh tôi truyền khẩu th́ Nguyễn Thiếp Tiên sinh là học trò Cụ Nguyễn Hành mà Tiên sinh gọi là Thúc phụ (chú).

Cụ Nguyễn Hành cũng quán xă Nguyệt Úc là một tay hay chữ nức tiếng, đỗ Tiến sĩ khoa Hội và Đ́nh thí năm Quí Sửu (1733) niên hiệu Long đức Lê Thần Tông năm thứ 2.

Sau khi bị bãi chức Án sát sứ tỉnh Thái Nguyên vì một nguyên nhân nào không được rõ ràng, quan Tiến sĩ họ Nguyễn lui về nhà mở trường dạy học, tác thành được nhiều người ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh.

Trong số các môn sinh hiển đạt của quan Tiến sĩ họ Nguyễn, người ta phải kể đến các ông : Phan Khiêm Thụ (làng Yên Việt Hạ, huyện La Sơn, đỗ Tiến sĩ khoa Đinh sửu, năm 1757); Nguyễn Khản (làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, làm đến chức Thương Thư bộ Lại, con đầu của Quận công Nguyễn Nghiễm, anh cả của Nguyễn Du, đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn, năm 1760 ); Ngô Phúc Lâm (làng Trảo Nha, huyện Thạch Hà, tiền nhân của nhà cách mạng ngô Đức Kế, đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất, năm (1766) và Nguyễn Thiếp (thi Hương đỗ giải Nguyên tức thủ khoa trường Nghệ An năm Quí Hợi, niên hiệu Lê Cảnh Hưng năm thứ 4 là năm (1743).

Nguyễn Du Tiên sinh cũng có học với Cụ Nguyễn Hành, nhưng học vào lúc Cụ Nguyễn Hành đă già, và Nguyễn Du đương còn bé, bé nhứt trong trường học Cụ Nguyễn Hành.

Cũng theo các cụ già ở vùng Nghệ Tĩnh truyền từ đời này sang đời khác, thì tập thơ bất hủ Kim Vân Kiều nguyên được Tố như Tiên sinh mở đầu bằng câu :

Rằng năm Gia tĩnh triều Minh,...

Nhưng tập thơ ấy đã sáng tác xong, Nguyễn Du Tiên sinh mới đưa nhờ thầy học cũ duyệt lại, và sau khi đă sửa chữa một đôi chữ trong tập thơ, Cụ Nguyễn Hành bèn thêm 8 câu ở đầu tập thơ ấy như sau :
Trăm năm trong cơi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời kia quen thói má hồng đánh ghen.
Cảo thơm lần giở trước đèn,
Phong t́ình cổ lục còn truyền sử xanh.

Bấy giờ, các nhà văn học ở Nghệ Tĩnh cũng như ở khắp trong nước đều cho tập thơ Kim Vân Kiều là toàn bích và tuyệt bút.

La Sơn phu tử sinh trưởng trong một gia đ́nh thuộc dòng dõi vọng tộc, là con cháu Lưu Quận công, Cao tổ của Phu tử là Nguyễn Bật Lạng đậu Bảng nhăn (dưới Trạng Nguyên, trên Thám Hoa) trong một Chế khoa dưới triều Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức nguyên niên (năm 1633).

Thân mẫu của Phu tử thuộc ḍng dơi họ Nguyễn Trường Lưu, huyện Nghi Xuân cũng là một vọng tộc. Họ Nguyễn này có những nhân vật như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, v.v...

Cụ Nguyễn Thiếp có bảy anh em, bốn trai ba gái, mà cụ là con thứ ba.

Được sinh trưởng trong một gia đ́nh có văn học uyên thâm, bên nội cũng như bên ngoại, và bằng hữu có nhiều tay chữ xuất chúng, Cụ Nguyễn Thiếp, lúc thiếu thời đă nổi tiếng văn tài lỗi lạc. Cụ đậu giải Nguyên năm 21 tuổi, và “nhứt cử thành danh” nghiă là chỉ đi thi một khoa là đậu đạt. Rồi đến năm 26 tuổi, vì thầy và bạn thúc giục, Cụ đi thi Hội một khoa vào tam trường.

Từ đây, Cụ thề không đi thi nữa, và quyết tâm dứt bỏ con đường sĩ hoạn, chỉ vì Cụ thấy rõ lối học từ chương, khoa cử chẳng những vô ích cho bản thân và quốc gia, mà còn di hại cho Tiền đồ Tổ quốc và hậu thế không ít.

Các sĩ phu lúc bấy giờ phần nhiều chỉ mong chiếm đoạt được khoa bảng để tiến thân, mưu cầu phẩm tước bổng lộc với bọn quyền thần, và sằn sàng bịt mắt làm ngơ trước mọi mưu toan chuyên chế lộng hành, tác oai tác quái của bè lũ chúa Trịnh Doanh.

La Sơn phu tử hồi đó cũng có đủ thế lực và điều kiện để tiến thân trên con đường sĩ hoạn như những người khác. Nhưng phu tử đă thấy rõ thế đạo suy vi, nhân tâm phân hoá sau một cuộc nội chiến bẩn thỉu kéo dài, và hiểm tượng vong quốc ngày càng thể hiện rõ rệt. Con đường duy nhất mà người trượng phu quân tử phải noi theo để cứu quốc văn thời, lập thân xử thế là xa lánh vòng lợi danh để suy cầu thực học và chân lý.

Đặt vững niềm tin tưởng ở bản ngă bất khuất, bất di của ḿnh hun đúc bởi khí thiên của
Hồng Sơn Lam Thuỷ, nên Nguyễn tiên sinh không ngần ngại xa lánh người đời, để vui riêng với nếp sống thanh cao tự tại của mình, đóng cửa đọc sách và suy tư.

Nhưng gặp phải hoàn cảnh mẹ già và con đông, lại bị ràng buộc bởi tục lệ xưa “thi đậu phải ra làm quan giúp nước”, nên năm 1756, Tiên sinh phải ra nhậm chức Huấn đạo (giáo quan) ở huyện Lương Sơn (tức phủ Anh Sơn sau nầy). Lúc bấy giờ tiên sinh đă 34 tuổi.
Làm chức Huấn đạo 6 năm, đến năm 1762, Tiên sinh được bổ làm chức Tri Huyện huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An).

Nhưng đến năm 1768, Tiên sinh đă 46 tuổi - bèn xin cáo quan về vườn. Như vậy Tiên sinh đă làm quan với nhà Lê chỉ được 13 năm.
Nguyên do sự từ chức của Cụ Nguyễn Thiếp là bởi vua Lê suy nhược, các chúa Trịnh lộng quyền, bọn hoạn thần chuyên chính, Lê Duy Mật dấy loạn, Trịnh Giang lại giết anh của Lê Duy Mật là Lê Duy Phương... Do đó, thế cuộc rối ren, rất khó xử. Làm việc quan thì Cụ thấy không chính đáng, can gián họ Trịnh thì cũng chẳng ăn thua gì, mà còn có thể bị liên lụy. Bởi vậy, Cụ nhất định từ quan.

Sau khi treo áo mũ từ quan, Cụ lui về ở ẩn dật ở núi Thiên Nhẫn (Lục niên thành).
Cụ đi từ ngọn núi nầy sang ngọn núi kia như một Tiên ông giáng thế. Đặc biệc là Cụ có đi thăm mộ Phạm Viên (
Tiên ông đắc đạo) và thăm Bạch Vân Am của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào lúc cụ đă 55 tuổi và 58 tuổi (1777-1780).

Tuy La Sơn phu tử đă về ở ẩn, nhưng tiếng tăm của ngài thì ai ai cũng biết, chấn động đến cả kinh kỳ, nào Hiệp trấn Bùi Huy Bích tặng thơ, nào chúa Trịnh Sum mời ra Kinh đô để trọng dụng.

Tuy nhiên, Cụ can gián chúa Trịnh đừng tiếm vị vua Lê, nhưng thấy ảnh hưởng không đâu vào đâu, Cụ lại trở về trại núi. Lúc nầy, Viên Quận công Quốc sư quốc lăo lại mời Cụ đến để hỏi chuyện tư tiên.

Sau khi từ phủ chúa Trịnh trở về, tưởng Cụ đă được an tâm ẩn dật, vui thú cùng non nước cỏ hoa, nhưng không năm 1786 tức niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 47, vua Lê quá già yếu, chúa Trịnh Khải quá lộng hành. Trong Nam thì Bắc B́nh Vương Nguyễn Huệ đă lấy được thành Phú Xuân, thừa thắng lấy cả Thăng Long với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh.

Nguyễn Huệ được sắc phong “Nguyên suư phù chính dực vơ Uy quốc công” và lấy Ngọc Hân công chúa.

Khi Bắc B́nh vương Nguyễn Huệ khởi nghĩa từ miền Trung rồi kéo quân ra Bắc hà đánh họ Trịnh, lúc đi qua vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, nghe đại danh của Tiên sinh, bèn thân hành tới nơi cầu hiền, và khẩn thiết mời Tiên sinh ra giúp việc nước.

Nhưng Tiên sinh nhứt định từ chối lấy lẽ vì mình là thần tử nhà Lê, và cũng tự nhận mình là một kẻ sĩ cao khiết không muốn sống chung với bọn người bôn xu danh lợi, vinh thân phì gia. Bọn người nầy hễ thấy ai lên voi thì hoan hô ca tụng, ai xuống ngựa thì đả đảo ruồng bỏ.

Bị Tiên sinh từ khước, Nguyễn Huệ hỏi :

- Hay là Tiên sinh cho chúng tôi là đám người bình dân vô học, không đủ khả năng mưu đồ quốc gia đại sự, dẹp loạn yên dân ?

Tiên sinh trả lời :

- Bỉ nhân không có những nhận thức sai lầm lệch lạc như thế bao giờ. Vì lịch sử từ ngàn xưa đă chứng minh : Lưu Bang Hán Cao tổ cũng chỉ là một người bình dân; Lưu Huyền Đức xuất thân chỉ là một người thợ giày; Bình Định Vương Lê Lợi xuất thân cũng là một nông dân áo vải đất Lam Sơn.

Bởi vậy sự thành công hay thất bại của anh em Ngài sau này, vấn đề chính yếu không phải là ở chỗ là người bình dân hay quí phái, mà là do tài đức và phương pháp làm việc của các Ngài.

Riêng bỉ nhân thì không thể nào ra giúp Ngài được, vì ít nhiều bỉ nhân cũng đă là một thần tử nhà Lê, và đạo làm người của một nhà Nho không cho phép bỉ nhân làm như thế.

Lần nầy, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà đánh chúa Trịnh thua tơi bời, khi trở về miền Trung lại một lần nữa ghé vào thảo lư Nguyễn Tiên sinh để yết kiến.

Vừa trông thấy mặt Tiên sinh, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ nói :

- Nay Tiên sinh đă chịu nhận nhận tôi là một tay anh hùng chưa ?

Tiên sinh trả lời một cách tự nhiên như không cần phải suy nghĩ :

- Ngài có thể trở nên một người anh hùng cái thế, mà cũng có thể là một tay gian hùng, vấn đề còn tuỳ thuộc vào công việc làm tối hậu của Ngài sau lần này quyết định.

- Như thế có nghĩa là sao ? Bắc B́nh vương hỏi.

- Điều đó thật rõ ràng như ban ngày. Họ Trịnh là một thứ quân phiệt hoán đoạt, lấn áp hết quyền hành nhà Lê, nay Ngài ra Bắc hà đánh dẹp họ Trịnh, chỉ có mục đích phù Lê mà thôi, như vậy Ngài là một vị anh hùng muôn thuở. Ngược lại, nhè đúng lúc nội bộ rối ren của đối phương để nổi lên giành quyền cướp nước cho mình và anh em mình thôi, như vậy là kẻ gian hùng chứ sao ?

Lần này, lại một lần nữa, Bắc Bình Vương ngỏ lời khẩn thiết mời Tiên sinh vào Trung giúp việc. Nhưng Tiên sinh vẫn từ chối, vẫn giữ mãi ý kiến lần trước.

Một thời gian sau, khi bắc Bình vương ở Thuận Hoá nghe tin Lê Chiêu Thống vội vă chạy sang Tàu cầu viện, và hai trăm ngàn quân Măn Thanh bắt đầu dầy xéo trên lănh thổ Việt Nam, Bắc Bình Vương, sau khi lên ngôi Hoàng đế, liền hùng dũng cất quân ra Bắc Hà đối phó với tình thế.

Khi vua chưa tới vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Nguyễn Thiếp Tiên sinh đă tự ý đi vào tận Hoành Sơn là nơi giáp giới Quảng B́nh Hà Tĩnh để đón tiếp Ngài.

Vừa trông thấy vua Quang Trung, Nguyễn Tiên sinh nói:

- Hai lần trước, sở dĩ tôi từ khước lời Ngài là vì vấn đề vua Lê với chữ trung trong luân lí. Nay Lê Chiêu Thống đă rước voi về giày mả tổ, ông ta đă trở thành một tên phản quốc rõ
ràng, thì nay vấn đề nhà Lê không còn nữa.
Là một người công dân có ít nhiều hiểu biết, tôi có bổn phận phải hết sức giúp Ngài đánh bại lũ giặc Măn Thanh, để cứu lấy giang sơn và chủng tộc.

Vua Quang Trung hết sức vui mừng, liền mời Tiên sinh ngồi vào ghế quân sư, như Lưu Bị nhà Hậu Hán đối với Khổng Minh vừa từ thảo xá ra vậy.

Khi thảo luận đến đại sự đánh giặc Thanh, Tiên sinh đă tŕnh bày:

Cổ nhân nói: “Sư xuất vô danh, sự cố bất thành” nghĩa là “Xuất quân không có chính danh nên việc không thành”. Bây giờ, đại quân của Hoàng đế ra Bắc Hà đánh giặc Măn Thanh cứu nước là danh chính ngôn thuận đối với quốc dân, bởi lẽ Hoàng đế tượng trưng cho quốc quyền Việt Nam, đại diện cho nhân dân Việt Nam, Lê Chiêu Thống đă rước giặc Tàu về nước, thì không còn nhà Lê nữa.

Trước 200 trăm ngh́n quân Măn Thanh xâm lăng, một lực lượng hùng hậu của giặc, Tiên sinh nói:

- Số quân của Hoàng đế kéo từ miền trong ra đây chưa đủ để chống đối với quân giặc, mà trở lại miền trong chiêu mộ thêm binh thì thời gian không cho phép. Vậy Hoàng đế phải tuyển mộ ngay quân lính ở đất Thanh Hoá, Nghệ An, và Hà Tĩnh này, vì  nơi đây là đất thượng võ  xưa nay, anh hùng nhiều, mà hảo hán cũng nhiều, nơi đây mà ngày trước vua Trần Nhân Tông đă nói khi nước ta bắt đầu chống giặc ngoại xâm Mông Cổ:

“ Hoan diễn do tồn thập vạn binh”

Khi đề cập đến chiến lượt, chiến thuật, Tiên sinh tŕnh bày với vua Quang Trung :

- Quân Măn Thanh vừa kéo sang nước ta, chúng đang kiêu căng ngạo mạng và khinh địch. Doanh trại, chúng chưa thiết lập xong. Vậy chiến lược chiến thuật của ta là tốc chiến tốc quyết thắng.
Cổ binh thư đă nói :

“Dĩ tật công lao giả thắng” và “Công ḱ vô bị, kích ḱ bất ư giả tất thắng” cùng “ Tiên phát giả chế nhân, hậu phát giả chế ư nhân”...

Theo sự dự liệu của bọn tướng giặc Tàu, ít ra cũng phải tới cuối tháng Giêng, quân ta mới đến ngoài đó. Vậy ta phải làm thế nào cho quân ta tới Bắc Hà và Đông kinh (tức Hà Nội) trước sự dự đoán của chúng, và đánh chúng ngay trước sự bất ngờ.

- Vậy thì  chuyển vận quân thế nào cho kịp ? Vua Quang Trung hỏi.
Tiên sinh ứng khẩu trả lời ngay :

- Phải bằng cách chạy mau, cứ hai người khiêng một người và phải thay đổi nhau

Người đời kể chuyện rằng :
Trong đại công đánh bại 200 nghìn quân Măn Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, vị tham mưu tối quan trọng vẫn là Nguyễn Thiếp tiên sinh.
Sau khi giúp vua Quang Trung đánh bại giặc ngoại xâm Măn Thanh, Nguyễn Tiên sinh được nhà vua tôn làm quân sư, vị cố vấn tối cao của triều đ́nh,
Những sự cải cách rộng lớn về chánh trị, kinh tế, văn hoá, xă hội trong triều đại nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, phần lớn đều do Nguyễn Thiếp tiên sinh hoạch định.
Tại triều, La Sơn phu tử chủ trương dùng Việt ngữ, dùng chữ Nôm trong các hạng công văn, Sắc dụ để thay thế chữ Hán.

Tiên sinh đă dày công phiên dịch các bộ sách tứ thư ( tức Đại học, Luận ngữ, Mạnh tử, và Trung dung) và Ngũ kinh (tức Kinh Thị, Kinh Thượng Thư, Kinh Lễ kư, Kinh Xuân Thu và Kinh Chu dịch).

Tiếc rằng những tác phẩm của La Sơn phu tử, vì vua Quang Trung chết yểu, sau đó là Nguyễn triều bị ảnh hưởng Tống Nho, các sĩ phu cắm đầu vào chữ Hán, thơ, phú, kinh nghĩa, tứ lục, nên những tác phẩm có giá trị không được ấn hành và bảo tồn, đến bây giờ không còn nữa.
Người ta truyền lại rằng, hôm vua Quang Trung băng hà, Nguyễn Thiếp tiên sinh thở dài năo nuột nói: “Đại sự hưu hỹ” nghĩa là “đại cuộc thế là hỏng cả”.
Có lẽ Nguyễn Thiếp tiên sinh đă biết rõ Nguyễn Quang Toản là một người vô tài bạc đức, vô dụng cho đại cuộc, không thể nối noi nghiệp lớn của thân phụ, cũng như Khổng Minh Gia Cát Lượng không hề không biết con người vô dụng của Hậu Hán chúa Lưu Thiện.

Tuy nhiên, cả hai người không thể v́ t́ình tri ngộ của chúa Lưu Bị và vua Quang Trung mà không tận tâm tận lực giúp Lưu Thiện và Nguyễn Quang Toản.

Tới khi Nguyễn Gia Long đă cậy dựa vào được thế lực ngoại bang do Bá Đa Lộc làm trung gian, nên thanh thế càng mạnh mẽ, cơ đồ nhà Nguyễn Tây Sơn lâm nguy, Nguyễn Tiên sinh đề nghị với Nguyễn Quang Toản hăy tạm dời kinh đô ra vùng Nghệ Tĩnh, và lấy nơi đây làm căn cứ địa. Nhưng Nguyễn Quang Toản không nghe.

Hôm Vua Nguyễn Gia Long kéo quân tới chiếm kinh đô Phú Xuân, trăm quan văn vơ vua tôi nhà Nguyễn Tây Sơn đều bỏ chạy cả. Chỉ có Nguyễn Thiếp Tiên Sinh vẫn điềm tĩnh ngồi yên ở tư thất, không cần chạy đi đâu hết.

Hạ xong Phú Xuân thành, Gia Long sai người mời tiên sinh tới hỏi chuyện.

Vừa trông thấy Tiên Sinh, vua Gia Long hỏi:
- Nghe đâu ông già làm quân sư cho nguỵ quyền Nguyễn Huệ chống lại trẫm.

Tiên sinh bình tĩnh phúc đáp:

-
Nguyễn Huệ là một tay anh hùng tuấn kiệt của nước Việt Nam. Nếu bảo rằng ông ấy có tội thì  chỉ có tội riêng với ngài, với họ Nguyễn Phúc mà thôi. Còn đối với dân tộc Việt Nam, thì ông ấy là người có công rất lớn. Công nghiệp ấy là công nghiệp đă đánh tan 200 nghìn quân Mãn Thanh, nên tôi đă giúp ông ấy làm việc đó.

Sau cùng, vua Gia Long ngỏ ý muốn mời Nguyễn Tiên sinh làm cố vấn. Nhưng Nguyễn Tiên Sinh không nhận lời, viện lẽ tuổi đă già, sức lực đă yếu kém.

Cuối cùng, vua Gia Long cấp phu cáng và hành lý  cho Tiên sinh trở về quê nhà dưỡng lăo cho tới lúc lâm chung.

KẾT LUẬN

Để qui định một mẫu người “
Trượng phu quân tử Đông phương”, các nhà Hiền triết ngày xưa đă đề ra ba tiêu chuẩn:

-“
Phú quý  bất năng dâm” là giàu sang không làm hoen ố căn bản đạo đức của một con người.

-“Bần tiện bất năng di” là nghèo hèn không làm thay đổi những ý  hướng, những sơ tâm hoài băo.

- “
Oai vũ bất năng khuất” là không khuất phục trước bất cứ một thế lực, một oai vũ nào.

Ai thực hiện đầy đủ ba tiêu chuẩn đó mới được gọi là người
Đại trượng phu.

Điểm qua những lời nói và việc làm của La Sơn phu tử, xuyên qua ba khúc ngoặc lịch sử (Lê Mạt, Nguyễn Huệ , Gia Long) chúng ta thấy rằng
La Sơn phu tử đúng là một mẫu người trượng phu quân tử Đông phương.
Thiệt vậy, khi đang làm một thần tử nhà Lê, được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thỉnh làm quân sư, Phu tử đă không v́ cảnh phú quư ấy mà làm hoen ố căn bản đạo đức của một con người (Vi thần tận trung).

Trong thời gian ẩn cư, Phu tử vẫn vui với cái sống thanh cao đạm bạc, không v́ hoàn cảnh đó mà thay đổi sơ tâm hoài băo của một con người ẩn dật hiền sĩ.

Trước những thế lực, những oai vũ của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ (ở giai đoạn trước) và vua Gia Long (ở giai đoạn sau), thuỷ chung Phu Tử vẫn giữ trọn vẹn phong độ của một con người “Hiền sĩ”, làm cho Nguyễn Huệ cũng như Gia Long, cả hai đều phải mến phục.

Ngoài những đức tính đáng kính mến ở trên, La Sơn phu tử còn để lại cho hậu thế chúng ta ba tấm gương trong sáng, đó là:

A.
Lập trường dân tộc
Sinh ra và lớn lên trong chế độ phong kiến, như La Sơn phu tử không hề bị ràng buộc bởi ý
thức hệ phong kiến trung quân một cách mù quáng mà người ta cho là ngu trung.

Nghĩa là khi Lê Chiêu Thống đă nhẫn tâm rước quân ngoại bang về giày xéo trên đất nước rồi, thì  Nguyễn Tiên sinh quyết dứt khoát hẳn với nhà Lê để đứng hẳn về lập trường dân tộc, và hết ḿnh giúp vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh giặc Măn Thanh để cưú nguy đất nước.

B.
Căn bản văn hoá dân tộc
Là một người học giả thuần tuư Hán văn, chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa sâu đậm, nhưng La Sơn phu tử vẫn gìn giữ được trọn vẹn văn hoá truyền thống dân tộc, cụ thể nhứt là việc Phu tử đă tận lực giúp vua Quang Trung nhà Tây Sơn trong vấn đề cải cách chữ Hán. Phu Tử nhứt quyết dùng tiếng mẹ đẻ (chữ Nôm) trong mọi sinh hoạt văn hoá Việt Nam.

C. Vấn đề tri nhân và thức thời
Không chịu ra giúp Bắc B́nh vương Nguyễn Huệ ở giai doạn trước, mà Nguyễn Tiên Sinh lại cương quyết ra giúp vua Quang Trung ở giai đoạn sau.

Tiên sinh đă tận tâm tận lực giúp vua Quang Trung nhà Tây Sơn, mà lại từ khước giúp vua Gia Long họ Nguyễn Phúc khi đă được hănh diện lên voi.

La Sơn phu tử quả thật là một người có nhãn lực truy nhân và thức thời vậy.

Cố nhân đă nói: “Thức thời vụ tại hồ tuấn kiệt”, chính
La Sơn phu tử là một kẻ tuấn kiệt của nước nhà
 
NGUYỄN VIỆT

Source Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.