Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

NGHE MÀ NGỨA


From: Vi-báo và nxb Làng Van <nxb.langvan@yahoo.ca>
 
 
Nhạc Việt có nhiều bài nghe não lòng đứt ruột, nghe xong chỉ muốn chết.
Bạn văn Phan Các Chiêu Hằng kể trong truyện, bà nói với ông chồng,
 đại ý: "Lần nào nghe đi nghe lại các bài này em cũng muốn khóc." Ông
chồng, một cách rất thành thật, tích cực hưởng ứng: "Anh là người
ngoại quốc, anh không hiểu mấy ông bà này hát cái gì, mà (bị) nghe
mãi,
 anh cũng ...muốn khóc!"
Khóc được với một bài hát, là điều hạnh phúc, vì còn rung động, còn
biết bi ai, chỉ sợ minh chai đá hồi nào không hay. Có những bài hát
được trình bày đúng cách nên dễ gây xúc động, nhưng cũng có những bài
thật hay, ca sĩ cũng thiện nghệ, đáng lẽ phải rung cảm, nhưng tôi lại
... ngứa, càng nghe càng ngứa.
Cũng có những bài, do sự cẩu thả của nhạc sĩ khi đặt lời, làm bài hát
đang hay trở thành vô duyên.
Vô duyên của quí ông nhạc sĩ, như bài "Em bé quê", tác giả cho em bé
quê ngồi lưng trâu phất ngọn cờ lau, cất tiếng theo tiếng lúa đang reo
em đánh vần thật mau... nghe
 được
 quá, vừa cần lao vừa
 học tập! Tới câu kết, ông nhạc sĩ cho khoai lùi bếp nóng ngon hơn là
vàng, nghe lãng xẹt! Khoai lùi bếp nóng thì quả tuyệt cú mèo, nhưng nó
ngon như cái gì khác chứ ngon như... vàng thì cắn mẻ cả răng, em chê!
Cũng lại ông nhạc sĩ mê vàng ấy trong một bài hát thiếu nhi khác, ông
kết thật đẹp thay, thật đẹp thay giấc mơ tiền! Tất nhiên là giấc mơ
tiên, không có dấu huyền, nhưng nốt nhạc trở về chủ âm, thấp quá nên
thính giả nghe ra "giấc mơ... tiền"!
Một ông nhạc sĩ khác, cũng trong một bài hát thiếu nhi, kết bằng câu
em nằm mơ thấy... tiền, cùng một cách!
Rồi bài "Người đi qua đời
 tôi", ôi những người khóc lẻ loi.. một mình. "Lẻ loi" tức là một
mình; làm gì có thứ lẻ loi... hai mình!
Những lỗi ngớ ngẩn đó thì đâu cũng có, gom lại mà viết chắc được một
cuốn sách mong mỏng. Thêm vào, là lỗi của các ông bà ca sĩ. Có khi ông
bà tự ý sửa lời. Bài "Tình hờ" có câu yêu nghĩa là phôi phai, nghĩa là
mang hận hoài. Ông Elvis Phương hát yêu nghĩa là phai phôi, nghĩa là
mang hận hoài. Chẳng hiểu "phai phôi" là cái của nợ gì, vừa vô nghĩa,
vừa hỏng cả vần của một câu hát.
Nhưng ly kỳ nhất là "quốc nạn" tự ý đổi lời ca từ "em" thành "anh" và
"anh" thành "em".
Bài hát, hay
 bài
 thơ phổ nhạc, có khi là lời một người đàn bà: Đừng bỏ em một mình,
một mồ trinh chênh vênh chờ cỏ xanh... Nghe nó yếu đuối, thảm thiết
làm sao. Rồi ông ca sĩ hát: Đừng bỏ anh một mình một mồ anh chênh vênh
chờ cỏ xanh, nghe mà liên tưởng tới chuyện quạt mồ Trang tử, chỉ muốn
phì cười, hết cả "phê"!
Bài "Bao giờ biết tương tư" chàng viết tán nàng nên có câu Tà áo em
phơi bày, ngón tay em dài, khi một mợ ca sĩ nọ hát, mợ bèn
"trans-sexual" ngang xương thành Tà áo... anh phơi bày, ngón tay anh
dài... Cứ cho là anh mặc áo dài khăn đóng đi tế tổ Hùng vương và gặp
nàng đang đội gạo tới cúng đi, cũng được, nhưng "ngón tay anh dài"
nghe chướng quá. Tất nhiên bàn tay năm ngón có ngón
 dài ngón
 ngắn, không lẽ lúc hát mợ bận tơ tưởng tới cái ngón... dài nhất? Thật
chẳng thi vị chút nào!
Nghe mà ngứa!
(nhn)

TIẾP

Ca khúc tiêu biểu của Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là bài “Nắng chiều”:
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
......
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh, em nói: "mến anh!"
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi...
Mỗi bài hát Việt Nam ngày trước nó có đầu có đuôi, có mở có kết, có tình tiết như một truyện ngắn.
Trong bài này là chuyện anh con trai xa quê lâu ngày, có thể là anh đi học xa, đi làm ăn hay đi kháng chiến. Chiều hôm đó anh về, trên bến nước xưa nhìn nắng chiều lác đác rơi trên lá trên hoa, anh nhớ lắm, người con gái ngày xưa dáng gầy gầy, mắt sáng long lanh, với sợi tóc thề vương trên má xinh, vóc ngọc da ngà... ui chao đẹp ơi là đẹp!
Anh về, bước qua nương dâu đã úa, không còn nghe tiếng hát đò đưa trữ tình năm cũ, anh bấm đốt ngón tay tính lại mới giật mình thấy lâu quá rồi, chắc em bây giờ đã đi lấy chồng xa và có khi bây giờ trở thành bà nội, bà ngoại rồi không chừng!
Anh xót xa ôn lại chuyện cũ. Ngày anh đi, hai đứa chia tay chia chân nhau dưới bóng tre già, gợn buồn nhìn anh, em nói “mến anh!” Trời ơi là trời, vậy mà hồi đó anh quỷnh quá, cái thông điệp của em nó rõ y như “Bình Ngô đại cáo” vậy mà anh nghe như vịt nghe sấm, mãi tới bây giờ anh mới hiểu. Nếu hiểu ngay từ hồi đó thì anh đâu có hăng hái bỏ làng ra đi để hôm nay lủi thủi trở về một mình một bóng!
Anh chỉ còn nước ngước mặt lên trời than cùng thượng đế nên bài hát mở đầu cho anh nhìn đất, nhìn nước rồi tác giả kết bằng cách cho anh nhìn trời nhìn mây!
Tình cảm ấy thật man mác, thật nhẹ, nó bền, nhưng không làm cho … ngứa. Ngứa chăng là có ông bà ca sĩ sửa chữ “gợn buồn” thành chữ “giận hờn” và sửa chữ “mến” thành chữ “yêu”: Giận hờn nhìn anh em nói “yêu anh! Trọn câu hát trở ttành một lời trách móc: em yêu anh như vậy (có thể hàm ý: em cho anh tuốt luốt) mà nay anh nỡ nào quất ngựa chuối ra đi!
Nếu vẫn “gợn buồn” chứ không “giận hờn”: gợn buồn nhìn anh em nói “yêu anh!” thì cả câu hát là một lời tỏ tình quá sức sống sượng đối với một thiếu nữ Việt Nam miền quê, vào giữa thế kỷ 20, khi mà vào thời đó, ngay giữa vợ chồng với nhau, những cử chỉ và nói lời âu yếm vẫn hãy còn bóng bảy, nhẹ nhàng và kín đáo lắm.
Ngày nay, một cô gái hồng mao nói “I love you”, một cô xẩm nói “ngộ ái nị”, một cô xì nói “Te quiero”, hay một cô mít nói “em yêu anh”, nghe rất xuôi tai, dù cô nói …thật hay chỉ sủa theo công thức trước khi bấm nút tắt i-phone; nhưng vào thời Lê Trọng Nguyễn viết “Nắng chiều” thì không được, nhất định không được.
“Không được” không phải vì trái phong tục tập quán mà “không được” vì nó tàn phá nghệ cảm của tác giả, chẳng những giết chết một câu hát và giết luôn cả bài hát. Nhất là nốt nhạc của chữ “mến” dành cho dấu sắc, nên khi đổi thành “yêu”, khi hát lên nghe từa tựa như “yếu”: em nói …“yếu” anh. Cộng thêm vào lời ca là tiếng nhạc cha cha xập xình, với cô ca sĩ mặt bự son phấn, ăn mặc rất tiết kiệm vải, vừa hát vừa lắc cho kỳ hết của cải trời cho, phía sau thêm một đám vũ công với những động tác gợi tình khiến “em nói … yếu anh” nghe như là “em muốn … ấy anh”!
“Ngứa” là vì vậy!
(nhn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.