Phạm Hy Sơn....Tính nông nổi do bởi không suy nghĩ chín chắn, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động hay tin vào một điều gì .
Thời Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939 – 1945) khi Nhật tràn vào Việt Nam, vì ghét Pháp nhiều người Việt thời ấy vui mừng và hy vọng bọn thực dân phương Tây này sẽ bị đuổi đi và Nhật với chủ nghĩa Đại Đông Á sẽ giúp chúng ta lấy lại độc lập và giúp chúng ta xây dựng thành một quốc gia phú cường như họ. Ý nghĩ nông cạn ấy không phải chỉ có ở người dân thường mà có cả ở những bậc trí thức.
Tính nông nổi của người Việt
Xin quí bạn đọc câu trích dẫn dưới đây của học giả Nguyễn Hiến Lê: ” . . . mà chúng tôi cũng không hề tính xa: hết chiến tranh nếu Nhật Bản, Đức mà thắng thì họ có cho dân tộc mình được chút nào không, hay chính sách của họ còn khốc liệt hơn Anh, Pháp nữa, chúng tôi chỉ biết mỗi một điều là họ thù địch với Pháp, nên mong nhờ Nhật gỡ cho cái ách của Pháp đã, rồi ra sao thì hãy hay.” ( Hồi ký Nguyễn Hiến Lê , trang 228).
Thực tế cáo đi thì cọp tới, năm 1945 Nhật gây ra cho hơn 1.000.000 người Việt chết đói , gọi là nạn đói năm Ất Dậu do Nhật thu gom thóc và bắt người Việt đào bỏ khoai, ngô (bắp), lúa đang trồng để trồng đay nộp cho kỹ nghệ bao tải của họ.
Có lẽ cùng một ý nghĩ như thế, trước đó nhà cách mạng Phan bội Châu, lãnh tụ phong trào Đông Du, đã đem hàng trăm thanh niên sang Nhật học hỏi và muốn nhờ người Nhật giúp để đánh đưổi Pháp. Pháp thấy hậu quả có thể đến bèn thỏa thuận chia sẻ quyền lợi với Nhật ở Việt Nam qua hiệp ước giữa 2 nước năm 1909, sau đó Nhật trục xuất tức khắc cụ Phan và tất cả du học sinh Việt Nam! Cụ Phan cay đắng nhận xét: “Trông vào người tất chết .” (Vọng ngoại tắc tử ) .
Trong đời sống hàng ngày, tính nông nổi của chúng ta cũng gây biết bao điều tai hại. Ai ở Sai Gòn cách nay hơn 10 năm (thập niên 1990) đều biết một võ sư có tiếng ở bên Khánh Hội nghe con trai chạy về báo bị ăn hiếp hay đánh lộn gì đó trong quán ăn. Ông ta xách kiếm xông tới thấy một thanh niên đang ngồi ăn uống tại đó thì đâm chết ngay không hề hỏi han cho rõ ngọn nguồn. Thanh niên đó chết oan vì đám thanh niên gây gổ với con ông ta đã bỏ đi. Khi bị nhốt vào khám Chí Hòa, được báo chí phỏng vấn , ông ta tỏ ra hối hận vì tính nông nổi của mình nhưng đã trễ !
Trước hay sau đó ít lâu, ở Cần Thơ cũng xẩy ra trường hợp tương tự khi một Linh Mục công giáo chạy xe Honda thấy có em bé bị xe đụng bỏ chạy (hit and run) nằm lăn lóc trên đường. Ông ngừng lại dựng xe và bế em vào bên lề. Lúc ấy thân nhân của em chạy ra thấy vậy tưởng là ông đụng xe làm em bị thương xúm đánh đập túi bụi gây ra cái chết cho ông. Đến khi được người hàng xóm cho biết sự thật thì không làm sao cho ông Linh Mục sống lại nữa.
Hiện tượng nông nổi này rất phỗ biến, đến 80% chúng ta mắc phải nhất là trong giới quyền cao chức trọng như vua chúa ngày xưa hay Tổng Thống, Chủ tịch nước, quan chức ở miền Nam cũng như miền Bắc trước 1975 và cả nước ngày nay . Thấy con đánh lộn với con hàng xóm, hay bạn học ở trường việc đầu tiên là la mắng hay đánh đập con người không cần biết con mình hay con người sai. Những bậc có quyền thế còn hơn thế nữa, chung quanh có một đám thân cận là con cháu hay tôi tớ sẵn sàng tâu bẩm người khác tùy theo cảm tình yêu ghét của chúng. Những người có quyền thế này khi được bẩm báo không hề tìm hiểu, cân nhắc, tìm bằng cớ khách quan, cứ việc trù dập thẳng tay. Ngày nay có người cho rằng ông Cao Bá Quát chỉ vì tính cao ngạo làm cho vua và các quan trong triều ghét nên bị đày ra làm giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chẳng bao lâu ở vùng ấy có giặc nổi lên, quan sở tại tâu ông làm loạn thế là bị đem chém.
Nên xưa và nay, trong chính quyền đều tạo ra một tầng lớp xu nịnh rất đông đảo . Lỗi ở chúng một phần, nhưng lỗi chính là ở lối sống của chúng ta và nhất là những người có quyền chức không gột bỏ được cái tính, nhẹ dạ, cả tin ấy!
Nhiều người Việt sang Mỹ, thấy người ta ly dị cũng bắt chước ly dị; một số thanh niên (nam , nữ) thấy người ta ‘ move out ” khỏi gia đình cũng “move out “để được sống tự do, tưởng như vậy là văn minh tân tiến không biết rằng đó là những hành động mà những người Mỹ hay xã hội Mỹ chê trách, không muốn có .
Trong một cuộc thăm dò ý kiến được đài truyền hình ABC công bố cách đây ít lâu thì đa số người Mỹ cho rằng ly dị là điều đau khổ nhất trong cuộc sống .
Nên chúng ta không lấy làm lạ rằng nước Mỹ cho tới nay có 44 đời Tổng Thống chỉ duy nhất có ông Reagan ly dị mà được bầu vào chức vị ấy, đủ chứng tỏ người Mỹ không nghĩ ly dị là một việc làm tốt , trái lại ngưòi ta lên án cái trào lưu ấy nhất là những nhà đạo đức và những người hoạt động Xã Hội . Hiện nay giới trẻ ở Âu, Mỹ nhiều người đã bắt đầu ý thức và đã bắt đầu cẩn thận trong việc lập gia đình, không sống vội vàng buông thả nữa.
Chúng ta cũng đừng nghĩ tinh thần gia đình của người Mỹ và Âu châu lỏng lẻo hay tan rã . Trong những cuộc tiếp xúc chúng tôi thấy người ta cũng tôn trọng ông bà , cha mẹ như chúng ta, ngược lại những bậc ông bà, cha mẹ cũng rất hãnh diện và thương yêu con cháu của họ . Bà Nancy Pelosi đương kim Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ rất hãnh diện đã là “GrandMa ” ( Bà nội hay bà ngoại) , còn bà Carol Keeton Rylander nguyên Kiểm Toán Viên (Comptroller) củaTiểu Bang Texas mới đây khi ra ứng cử Thống Đốc Bang này cứ khăng khăng yêu cầu Ban Tổ chức bầu cử được để chữ “Grand Ma” trong truyền đơn vận động và phiếu bầu của bà . Phó Tổng Thống Dick Cheney luôn luôn có cháu nhỏ ở bên cạnh .
Những dịp lễ lớn như Thanksgiving, Chritmas (Giáng Sinh) và Năm Mới dù ở xa, cả chục triệu người Mỹ lái xe hay đi máy bay hàng ngàn cây số để thăm ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng của họ. Con cái 18, 19 tuổi chưa học hành xong hay chưa có gia đình bỏ nhà ra ở riêng người ta không cản được nhưng không cho đó là điều tốt đẹp, đáng khen. Nhiều bậc cha mẹ đã cấm cửa không cho đứa con hư đi ở riêng quay trở lại. Con cái còn đang đi học người ta cũng chu cấp nhưng không bao bọc , nuông chiều thái qúa như chúng ta, người ta muốn con cái tập sống tự lập, tập xông pha ngoài đời bằng cách làm việc bán thời gian để kiếm thêm tiền tiêu, không cho chúng hoàn toàn ỉ lại vào cha mẹ .
Chúng ta vì nông nổi, nhẹ dạ không chịu tìm hiểu, thấy một số người sống phóng túng tưởng đó là nếp sống văn minh của người Âu Mỹ và vội vàng bắt chước.
Trong đời sống hàng ngày, tính nông nổi của chúng ta cũng gây biết bao điều tai hại. Ai ở Sai Gòn cách nay hơn 10 năm (thập niên 1990) đều biết một võ sư có tiếng ở bên Khánh Hội nghe con trai chạy về báo bị ăn hiếp hay đánh lộn gì đó trong quán ăn. Ông ta xách kiếm xông tới thấy một thanh niên đang ngồi ăn uống tại đó thì đâm chết ngay không hề hỏi han cho rõ ngọn nguồn. Thanh niên đó chết oan vì đám thanh niên gây gổ với con ông ta đã bỏ đi. Khi bị nhốt vào khám Chí Hòa, được báo chí phỏng vấn , ông ta tỏ ra hối hận vì tính nông nổi của mình nhưng đã trễ !
Trước hay sau đó ít lâu, ở Cần Thơ cũng xẩy ra trường hợp tương tự khi một Linh Mục công giáo chạy xe Honda thấy có em bé bị xe đụng bỏ chạy (hit and run) nằm lăn lóc trên đường. Ông ngừng lại dựng xe và bế em vào bên lề. Lúc ấy thân nhân của em chạy ra thấy vậy tưởng là ông đụng xe làm em bị thương xúm đánh đập túi bụi gây ra cái chết cho ông. Đến khi được người hàng xóm cho biết sự thật thì không làm sao cho ông Linh Mục sống lại nữa.
Hiện tượng nông nổi này rất phỗ biến, đến 80% chúng ta mắc phải nhất là trong giới quyền cao chức trọng như vua chúa ngày xưa hay Tổng Thống, Chủ tịch nước, quan chức ở miền Nam cũng như miền Bắc trước 1975 và cả nước ngày nay . Thấy con đánh lộn với con hàng xóm, hay bạn học ở trường việc đầu tiên là la mắng hay đánh đập con người không cần biết con mình hay con người sai. Những bậc có quyền thế còn hơn thế nữa, chung quanh có một đám thân cận là con cháu hay tôi tớ sẵn sàng tâu bẩm người khác tùy theo cảm tình yêu ghét của chúng. Những người có quyền thế này khi được bẩm báo không hề tìm hiểu, cân nhắc, tìm bằng cớ khách quan, cứ việc trù dập thẳng tay. Ngày nay có người cho rằng ông Cao Bá Quát chỉ vì tính cao ngạo làm cho vua và các quan trong triều ghét nên bị đày ra làm giáo thụ huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây. Chẳng bao lâu ở vùng ấy có giặc nổi lên, quan sở tại tâu ông làm loạn thế là bị đem chém.
Nên xưa và nay, trong chính quyền đều tạo ra một tầng lớp xu nịnh rất đông đảo . Lỗi ở chúng một phần, nhưng lỗi chính là ở lối sống của chúng ta và nhất là những người có quyền chức không gột bỏ được cái tính, nhẹ dạ, cả tin ấy!
Nhiều người Việt sang Mỹ, thấy người ta ly dị cũng bắt chước ly dị; một số thanh niên (nam , nữ) thấy người ta ‘ move out ” khỏi gia đình cũng “move out “để được sống tự do, tưởng như vậy là văn minh tân tiến không biết rằng đó là những hành động mà những người Mỹ hay xã hội Mỹ chê trách, không muốn có .
Trong một cuộc thăm dò ý kiến được đài truyền hình ABC công bố cách đây ít lâu thì đa số người Mỹ cho rằng ly dị là điều đau khổ nhất trong cuộc sống .
Nên chúng ta không lấy làm lạ rằng nước Mỹ cho tới nay có 44 đời Tổng Thống chỉ duy nhất có ông Reagan ly dị mà được bầu vào chức vị ấy, đủ chứng tỏ người Mỹ không nghĩ ly dị là một việc làm tốt , trái lại ngưòi ta lên án cái trào lưu ấy nhất là những nhà đạo đức và những người hoạt động Xã Hội . Hiện nay giới trẻ ở Âu, Mỹ nhiều người đã bắt đầu ý thức và đã bắt đầu cẩn thận trong việc lập gia đình, không sống vội vàng buông thả nữa.
Chúng ta cũng đừng nghĩ tinh thần gia đình của người Mỹ và Âu châu lỏng lẻo hay tan rã . Trong những cuộc tiếp xúc chúng tôi thấy người ta cũng tôn trọng ông bà , cha mẹ như chúng ta, ngược lại những bậc ông bà, cha mẹ cũng rất hãnh diện và thương yêu con cháu của họ . Bà Nancy Pelosi đương kim Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ rất hãnh diện đã là “GrandMa ” ( Bà nội hay bà ngoại) , còn bà Carol Keeton Rylander nguyên Kiểm Toán Viên (Comptroller) củaTiểu Bang Texas mới đây khi ra ứng cử Thống Đốc Bang này cứ khăng khăng yêu cầu Ban Tổ chức bầu cử được để chữ “Grand Ma” trong truyền đơn vận động và phiếu bầu của bà . Phó Tổng Thống Dick Cheney luôn luôn có cháu nhỏ ở bên cạnh .
Những dịp lễ lớn như Thanksgiving, Chritmas (Giáng Sinh) và Năm Mới dù ở xa, cả chục triệu người Mỹ lái xe hay đi máy bay hàng ngàn cây số để thăm ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng của họ. Con cái 18, 19 tuổi chưa học hành xong hay chưa có gia đình bỏ nhà ra ở riêng người ta không cản được nhưng không cho đó là điều tốt đẹp, đáng khen. Nhiều bậc cha mẹ đã cấm cửa không cho đứa con hư đi ở riêng quay trở lại. Con cái còn đang đi học người ta cũng chu cấp nhưng không bao bọc , nuông chiều thái qúa như chúng ta, người ta muốn con cái tập sống tự lập, tập xông pha ngoài đời bằng cách làm việc bán thời gian để kiếm thêm tiền tiêu, không cho chúng hoàn toàn ỉ lại vào cha mẹ .
Chúng ta vì nông nổi, nhẹ dạ không chịu tìm hiểu, thấy một số người sống phóng túng tưởng đó là nếp sống văn minh của người Âu Mỹ và vội vàng bắt chước.
Phạm Hy Sơn....Từ đứa nhỏ khoe cái áo mới đến người lớn khoe có cái nhà đẹp, cái xe đắt tiền bản chất không khác nhau (thích được khen). Người Việt chúng ta có rất nhiều thứ để khoe (quần áo, xe cộ, nhà cửa, tiền của, gia thế, địa vị, con cái…)
Tính ưa khoe khoang và
khoác lác của người Việt chúng taVề khoe quần áo, một bữa tiệc cưới gây ấn tượng mạnh cho tôi mãi đến bây giờ. Bàn tôi có 10 người gồm 5 bà, 2 đứa bé một Việt, một Mỹ với mẹ em và tôi. Ăn chưa hết món thứ nhất thì bà mặc áo dài xanh đứng lên bỏ đi, lúc sau bà ta mặc váy đỏ, sơ – mi đỏ rực rỡ, cổ đeo giây chuyền vàng to bản vàng khè nhí nhảnh đi vào. Bốn bà kia thấy thế lần lượt từng bà đứng lên, bàn ăn lại có 4 bộ quần áo mới xanh xanh, đỏ đỏ. Nhưng chưa hết, ăn xong chừng 3 món hai bà ngồi giữa đứng lên, ba bà nữa đứng lên, làm bàn ăn bỏ trống một nửa. Lúc sau bàn chúng tôi có 5 bộ quần áo mới nữa vàng vàng, xanh xanh, đỏ đỏ; vàng đeo đầy cổ, đeo cả ở 2 tay, 2 chân.Em bé Mỹ ngồi bên tôi trố mắt ra nhìn, bé hỏi tôi:
- Sao các bà thay đồ hoài vậy?
May lúc ấy ông thợ ảnh đến, tôi nói tránh đi:
- Các bà ấy thay đồ để chụp ảnh. Người Việt Nam thích chụp ảnh!
Tôi còn được nghe nói có những bữa tiệc chẳng những các bà mà cả các ông cũng đi thay bộ mã tới 2, 3 lần.
Có lẽ trên thế giới không có người nước nào có lối sống kỳ lạ như vậy. Tại chúng ta mang nhiều mặc cảm đói rách chăng? Có thể thế, cộng thêm tính khoe khoang sẵn có.
Người có tiền thì mua, người không có tiền đi thuê ở mấy tiệm đồ cưới, nhưng cũng có những người dám tới mấy tiệm bán quần áo, nữ trang sang trọng của người Mỹ mua về mặc đi ăn đám cưới sau đó đem trả lại lấy tiền về. Lối mua bán kém lương thiện như thế ở đâu cũng thấy nói tới.
Chúng ta có nhiều cái khoe, trong các cuộc gặp gỡ, họp mặt, người ta hay tự giới thiệu tôi là Kỹ sư A. và đây, vợ tôi Tiến sĩ M. Ngoài giới thiệu bản thân người ta còn tìm cách để có dịp nào đó trong câu chuyện khoe về gia thế, dòng dõi qúi phái của mình, khoe cái xe Cadillac, Mercedes mới mua hay khoe cái nhà ở trên đồi, trên núi.
Khoe trong chỗ bạn bè quen biết chưa đủ, đôi khi người ta còn viết báo, làm thơ khoe vợ (hay chồng ) trước đây nắm chức vụ gì ở Việt Nam, con cái mấy người có bằng bác sĩ, kỹ sư… để bà con xa gần đều biết.
Trong một cuộc hội nghị văn chương có tính cách quốc tế nọ, vị đại biểu Việt Nam thay vì trình bày những vấn đề liên hệ lại tự “giới thiệu” trước đây mình làm gì, sau năm 1975 sang Mỹ học đậu Bachelor rồi đậu tới cả Master. Ông ta quên rằng trong giới văn, thi sĩ người ta không để ý đến bằng cấp mà chú trọng vào tài năng thực sự. Thi hào Nguyễn Du chỉ có bằng Tú Tài, văn hào Anatole France nước Pháp rớt Tú Tài, thi sĩ Tản Đà Việt Nam hình như không có cái bằng nào cả.
Tính khoe khoang của chúng ta thật quá đáng.
Việc khoe khoang cái mình có đã xấu, đã kỳ nhiều người đi xa hơn khoe khoang những cái mình không có để người khác khen hoặc phục nể. Đó là nói khoác, nói không đúng sự thật.
Thời nào và ở đâu chẳng có người nói khoác nhưng ngày xưa người ta nói khoác (nói phét) không hẳn để khoe hão về mình mà nói làm cho người khác ngạc nhiên, nói cho vui nên nói khoác mà có khi vẫn để cho người ta biết mình nói khoác. Mời độc giả đọc bài thơ do Cụ Ôn Như Nguyễn văn Ngọc sưu tập đăng trong Nam Thi Hợp Tuyển (Nhà xuất bản Bốn Phương tái bản, trang 85) để hiểu người xưa nói khoác:
Anh Nói Khoác
Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,
Nói có trên trời dưới đất nghe.
Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng,
Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe.
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,
Chạy tốc lên non bắt cọp về.
Độ nọ vào chơi trong nội phủ,
Ba ngàn công chúa phải lòng mê.
Vô Danh
Đọc bài thơ trên chúng ta thấy tức cười, biết là nói khoác nhưng đọc cho vui, đọc để giải trí. Tuy nhiên chẳng ai ưa người chuyên môn nói khoác. Câu chuyện xưa kể đại khái một ông nói khoác khoe mới trông thấy trái bí to bằng cái nong phơi lúa (đường kính độ 2 mét hay 6 feet ). Ông ngồi bên thấy thế nói:
Bác nói trái bí to bằng cái nong đâu có lớn lắm, hôm trước tôi thấy một cái chảo to bằng cái đình làng mới khiếp chứ!
Ông nói khoác hỏi:
Bác nói phét rồi, người ta đúc cái chảo quá to như thế để làm gì chứ?
- Ấy, để nấu trái bí của bác!
Ngày nay bản chất của nói khoác thay đổi, danh xưng cũng thay đổi, số người nói khoác tăng lên gấp bội có lẽ do cuộc chiến tàn khốc và kéo dài vừa qua làm xã hội xáo trộn, luân lý đạo đức suy đồi, lòng người đảo điên theo. Người ta nói khoác không phải để vui chơi, đùa giởn như xưa mà nói khoác để lòe người khác, để đề cao mình và nói khoác quá nên kêu là “nổ”. Nổ như đại bác, nổ như kho đạn nổ.
Những năm trước Việt kiều về thăm quê ăn mặc se sua, tay cầm chai nước, vàng đeo đầy người hỏi ra nếu không là bác sĩ thì cũng kỹ sư, luật sư, chức vụ dở lắm cũng giám đốc (manager), tổng giám đốc. Đàn ông nếu trước kia đi lính thì nói khoác là sĩ quan, quan cấp úy thì nói là quan cấp tá. Các bà bà nào cũng bà úy, bà tá hoặc giám đốc nhà xuất cảng nọ, nhà nhập cảng kia.
Nơi nào càng nhiều người Việt thì bệnh nổ càng nhiều, nhiều nhất ở Mỹ. Ở Mỹ nhiều nhất ở California thứ đến Houston, Dallas… . Nhiều người thích khoe khoang, khoác lác đến nỗi năm nào cũng về nước một lần để làm Việt kiều, để có dịp nói khoác, dù thân nhân sống hết ở Mỹ.
Căn bệnh này không phải chỉ người Việt ở nước ngoài mắc phải, trong nước từ Nam chí Bắc đều mắc cả. Đối với chính quyền thì sự khoác lác được nâng lên thành chính sách, đó là tuyên truyền dối trá để lừa gạt nhân dân.
Ít lâu nay cánh Việt kiều về nước bớt nổ vì đồng bào trong nước qua thân nhân, bạn bè (ở nước ngoài) dần dần biết rõ đời sống Việt kiều lam lũ vất vả, tằn tiện dè sẻn từng xu (cent), thức dậy từ 2 giờ sáng xếp hàng tranh mua đồ bán seo (sale) hay lượn vòng cuối tuần mua hàng garare sale! Tất nhiên không phải ai cũng đi mua như thế, vả lại mua như thế không phải là xấu. Xấu ở chỗ hay khoác lác để biểu lộ sự giàu có, sang trọng hơn người nhưng thực chất không khá giả gì.
Chúng ta sống không thiết thực, chúng ta sống nông nổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.