Phạm Đức Đồng Hùng
Cụm từ này gắn liền với cái tên Mao Trạch Đông về chiến thuật du kích. Đó là học thuyết chiến tranh với các quy tắc:
Cụm từ này gắn liền với cái tên Mao Trạch Đông về chiến thuật du kích. Đó là học thuyết chiến tranh với các quy tắc:
-
Chính trị trọng hơn quân sự.
-
Dân chúng trọng hơn quân đội
-
Tuyên truyền quan trọng hơn tác chiến
Trên phương diện chiến tranh, Mao nhấn mạnh đến “bốn
điểm - ba giai đoạn”; trong đó “Bốn điểm” là:
-
Địch tiến, ta lùi
-
Địch dừng, ta quấy
-
Địch mệt, ta đánh
-
Địch rút, ta truy kích.
Còn “Ba giai đoạn” là: phòng ngự – cầm cự – phản công.
Không những thế, Mao còn láu cá “trì cửu” với chiến
thuật “Tọa sơn quan hổ đấu” (Ngồi trên núi xem hai con hổ đánh nhau).
Trong khi Tưởng Giới Thạch đánh nhau với quân Nhật đến cạn kiệt tài
nguyên thì Mao Trạch Đông nấp kín tại chiến khu Diên An để “rèn cán,
chỉnh quân”, chỉnh đốn tổ chức, thanh trừng những phần tử “hữu
khuynh” không thuộc phe cánh mình. Sau đó khi lực lượng của Tưởng
Giới Thạch đã kiệt quệ, ông ta mới chuyển sang giai đọan “phản công”
và họ Tưởng chỉ còn cách chạy ra Đài Loan.
Dù đã áp dụng những thủ đoạn chính trị thâm hiểm kiểu
này trong nỗ lực lấn chiếm Biển Đông, có vẻ như trong vụ tranh chấp
biển mới nhất bãi đá ngầm Scarborough Shoal, Trung Quốc đã lâm vào
thế bị động phải chạy theo chiến thuật “trì cửu” của Philippines.
Hải quân Trung Quốc mạnh hơn, có thể nuốt chửng những
chiến hạm “second hand” lèo tèo của Philippines bất cứ lúc nào. Tại
Bắc Kinh, các tướng lãnh Trung Quốc nối nhau huyên thuyên rằng
Philippines
chọi lại Trung Quốc cũng như trứng chọi đá.
Thật vậy,
quân đội Philippines – cả trên bộ lẫn trên biển -- là một lực lượng
khiêm nhường, khó mà sánh với Trung Quốc về số lẫn về lượng. Trừ
cuộc chiến chống du kích và khủng bố tại đảo Mindanao, quân đội và
tướng chưa được thử thách trong các cuộc chiến quy ước.
Phần
thua xem như đã thuộc về phía Phillippines thế nhưng lịch sử lại có
những chuyện oái ăm: nhiều khi, nếu biết cách đương đầu, những nước
yếu có thể vật ngã những nước lớn. Mới đây Tiến sĩ James Holmes --
phó giáo sư khoa Chiến lược và Chính sách thuộc trường Cao đẳng Hải
quân Mỹ (Naval War College) tại thành phố Newport thuộc bang Rhode
Island -- đã nêu ra nhận xét: Philippines
đang tìm cách thắng Trung Quốc bằng cách học kỹ những bài học lịch
sử.
Trong bài nhận định “How to Outsmart China” (Làm thế
nào để thắng trí Trung Quốc) đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày
15.5.2012, Holmes cho rằng Quintus Fabius đang sống lại và đang mách
nước cho Tổng thống Benigno Aquino III của Philippines cách thức đối
phó trong cuộc khủng hỏang hiện tại.
Đó là chiến
lược “phòng thủ chủ động”, là biện pháp câu giờ, tránh né xung đột,
kéo dài cuộc tranh chấp để tồn tại trước các đối thủ hùng mạnh. Nói
cách khác đây cũng là chiến lược “trì cửu” đã nói ở trên.
Nhưng trước
hết Fabius là ai? Và ông ta đã làm gì?
Quintus Fabius
Quintus Fabius sống từ khoảng 280 BC – 203 BC là nhà
độc tài La Mã, người được các sử gia tặng cho biệt danh “Fabius -
the Delayer”, tức Fabius – Kẻ Lần Lửa hay gọi theo lối Mao là Fabius
– Trì cửu chiến.
Biệt danh này xuất phát từ chiến lược mà Fabius áp dụng để cầm chân
và ngăn chặn người Carthage trong cuộc chiến Punic.
Carthage là
quốc gia vùng Bắc Phi, gần Tunisia ngày nay và thời đó đã là siêu
cường chi phối vùng Tây Địa Trung Hải. Người Carthage gốc gác
Phoenicia -- tổ tiên của người Do Thái, ngụ tại vùng Canaan, lãnh
thổ Isreael ngày nay.
Từ thế kỷ 9
trước CN họ đã tới Bắc Phi chiếm thuộc địa và vào thế kỷ thứ ba
trước CN, khi La Mã tiến hành cuộc chinh phục bán đảo Ý thì Carthage
cũng mở rộng lãnh thổ của mình ra khắp Bắc Phi bằng lực lượng hải
quân lớn mạnh và đội quân đánh thuê tuyển mộ từ những vùng mới xâm
chiếm.
Khi La Mã
hoàn tất việc chinh phục bán đảo Ý thì Carthage cũng đã kiểm soát
toàn bộ bờ biển Bắc Phi từ phía Tây Libya đến eo biển Gibraltar, bờ
biển nam Tây Ban Nha và các đảo Corsica và Sardinia ở Châu Âu.
Với quyền
kiểm soát này, Carthage có thể kiểm soát hầu hết các hoạt động giao
thương trên Địa Trung Hải, cung cấp binh lính, nô lệ và hàng hóa, và
tích trữ lượng lượng vàng bạc khổng lồ từ các mỏ khai thác ở Tây Ban
Nha.
Dĩ nhiên hai
đế quốc hùng mạnh này phải va chạm quyền lời với nhau khi biên giới
của La Mã đã vươn tới cực nam của Ý. Cuộc chiến Punic đã bùng nổ ba
lần trên hơn 100 năm vì xung đột giữa hai bên. La Mã muốn bành
trướng ảnh hưởng và chiếm lĩnh toàn bộ hải đảo Sicily, vốn có một
phần thuộc về sự sự kiểm soát của Carthage. Đầu tiên La Mã chỉ có
lục quân, không có lực lượng hải quân đúng nghĩa nên đã vừa giao
tranh vừa xây dựng hải quân. Sau hơn một trăm năm với cái chết của
hàng trăm ngàn binh sĩ của cả hai bên, cuối cùng La Mã đã chinh phục
đế quốc hải Carthage.
Chen giữa
Carthage và Ý là đảo
Sicily, ngày nay khét
tiếng thế giới với chữ “mafia”.
Carthage kiểm soát nửa phía tây của hòn đảo trong khi La Mã đã chiếm
cứ vùng cực nam của bán đảo Ý và chỉ còn cách Sicily một khoảng ngắn.
Để thực hiện
tham vọng của mình, La Mã đã tài trợ cho cuộc nổi dậy của người
Messana chống lại Carthage và cuộc chiến Punic lần thứ nhất nổ ra.
Cuộc chiến
thứ nhất bùng nổ năm 264 trước CN và giao tranh chủ yếu diễn ra trên
đảo Sicily khi quân đội La Mã đổ bộ, bao vây nhiều thành phố của
Carthage. Hải quân Carthage tiến đến giải toả nhưng bị tiêu diệt và
đây là thất bại đầu tiên của Carthage.
Bị yếu thế
tại vùng bắc Địa Trung Hải, Carthage tăng sức mạnh tại vùng tây là
Tây Ban Nha, đưa tướng Hamilcar và phò mã Hasdrubal tới Tây Ban Nha
thiết lập chế độ thuộc địa và xây dựng quân đội.
Sau cuộc
chiến thứ nhất, Carthage có thể xây dựng một đội quân mạnh hơn và cử
tướng trẻ 25 tuổi Hanniba làm tư lệnh lực lượng tại Tây Ban Nha.
Hannibal bèn chiếm giữ Saguntum, là thành đã kín đáo thần phục La Mã
và căng thẳng diễn ra.
Đầu tiên La
Mã cố thu xếp bằng ngoại giao, yêu cầu Carthage cách chức Hannibal
và đưa ông này đến Roma. Yêu cầu này bị khước từ thì La Mã gây chiến.
Đó là năm 218
trước CN và lực lượng của Hannibal đã hành quân dọc Châu Âu, tháng 9
năm 218 đã vượt dãy Alpes để tấn công Ý. Dù mệt mỏi, quân của
Hannibal đã đập tan quân La Mã ở bắc Ý. Thất bại, các nguyên lão
nghị viện La Mã chấp nhận trao toàn quyền cho Quintus Fabius
Maximuss.
Thoạt đầu,
khi quân của Hannibal tiến đến Cannae (trận Can) (216 trước CN) thì
Fabius đưa 80000 quân ra nghênh chiến nhưng bị diệt sạch. Thất bại
đau đớn của La Mã đã khiến các đồng minh ở vùng nam nước Ý mất tin
tưởng, quay sang thần phục Hannibal.
Fabius thay
đổi chiến lược và từ đây bắt đầu danh xưng “Fabius trì cửu chiến”.
Ông ta ra lệnh phải tìm mọi cách để tránh né đối đầu trực tiếp, chỉ
đánh du kích cho tới khi quân Carthage mệt mỏi thì mới tấn công trực
diện.
Tình thế lúc
này thật tuyệt vọng với La Mã nhưng Hannibal cũng chẳng lạc quan gì.
Vì lực lượng dàn trải, quân không đủ để đồn trú hay ồ ạt tấn công
các thành phố như Roma, chỉ có thể tàn phá các vùng nông thôn Ý để
chuốc thêm thù hận.
Fabius đã
nhắm vào yếu điểm này và tấn công vào đường tiếp liệu của Hannibal
đến từ Tây Ban Nha. Tướng La Mã trao Publius Cornelius Scipio được
giao trách nhiệm tấn công vào Tây Ban Nha khiến Hannibal bị mắc cạn
trên đất Ý và vị tướng bất khả chiến bại Hanibal buộc phải rút lui.
Đó là cách
thức mà nhà chiến lược James Holmes cho rằng Philippines đang áp
dụng để đối phó với Trung Quốc.
Cách đối đầu
của Philippines
Đầu tháng Tư
soái hạm Gregorio del Pilar của Philippines phát hiện tàu đánh cá
Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough với san hô, sò biển và cá mập
sông. Chỉ 48 tiềng đồng hồ sau, tàu hải giám của Trung Quốc đã có
mặt tại đây để bảo vệ các ngư phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đã tính toán kỹ khi phái tàu hải giám chứ
không cử khu trục hạm và tương kế tựu kế, Philippines đã lập tức ra
lệnh rút soái hạm ra khỏi khu vực và điều tàu tuần duyệt không vũ
trang đến thế.
Cả hai đều cao giọng khẳng định chủ quyền của mình
tại đây nhưng cả hai đều nín nhịn, chỉ quát tháo suông chứ chưa ai
rút súng.
Trung Quốc gian manh với trò dùng tàu hải giám, loại
tàu vũ trang nhưng khoác áo dân sự, gọi là “bảo vệ biển nhà” chứ
không phải dùng tàu chiến. Phi đã đáp trả ngay bằng cách sử dụng tàu
dân sự, chứng tỏ rằng họ đã học được lối chơi của chính trị của Tàu.
Philippines tránh
đối đầu trực diện với Trung Quốc, vừa hướng trận chiến trên biển
sang trận chiến pháp lý, vừa đang tích cực vận động đồng minh.
Đó là lối
“phòng thủ chủ động” mà Julian Stafford Corbett (1854 – 1922) -- nhà
sử học hải quân kiêm chuyên viên địa chiến lược có công chính trong
việc vạch ra đường hướng để cải tổ Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối
thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 -- đã chỉ ra.
Theo Corbett
thì trong các tình huống bất lợi các quốc gia có hải quân yếu cần
tiến hành kiểu phòng thủ này. Bị đối phương áp đảo hoàn toàn về sức
mạnh, vị tư lệnh hạm đội có thể chơi trò “trì cửu” như Fabius, chờn
vờn lẩn trốn gần hạm đội của kẻ thù để mua thời gian. Đó là thời
gian quý báu để vận động lực lượng tiếp viện, tìm kiếm đồng minh,
mưu tính và bố trí những chiến thuật khác nhằm tiêu hao sinh lực
địch do đó về lâu về dài có thể đảo ngược cán cân sức mạnh và ngăn
chặn kẻ thù.
Philippines
hiểu rõ Trung Quốc ngán ngẩm cái gì và mình phải làm gì.
Thứ nhất, để
ổn định các vấn đề chính trị nội địa, Trung Quốc cần ổn định kinh tế
và do đó rất cần đến thị trường thế giới.
Nếu tranh
chấp hải phận bằng chỉ bằng sức mạnh thôi, Trung Quốc nắm hẳn thế
mạnh. Nhưng nếu chuyển sang tranh chấp bằng công lý thì cán cân
nghiêng về phía Philippines và Philippines đang nhấn mạnh cách giải
quyết bằng cách trình việc tranh chấp này lên Toà án về Luật Biển,
đây chính là điều mà Trung Quốc rất sợ.
Chính giới nghiên cứu Trung Quốc đã thú nhận rằng lập
luận của họ về chủ quyền tại Biển Đông không thể nào đứng vững và
chính quyền Bắc Kinh rất sợ việc đưa vấn đề này ra các diễn đàn quốc
tế. Trong khi đó những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và
Phillippines tại Biển Đông đã có dấu hiệu leo thang.
Thứ hai,
Philippines cầu viện đến Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ – Philippines
đã ký từ năm 1951. Nếu xung đột xảy ra, Mỹ sẽ nhập cuộc và kẻ bị
thiệt chỉ là Trung Quốc.
Rõ ràng Mỹ có
thể cay đắng với bài học sa lầy tại Việt Nam, Iraq hay Afghanistan
nhưng Mỹ không ngán một cuộc chiến tranh biển, là cuộc chiến hoàn
toàn quy ước. Mỹ đã nắm ưu thế tuyệt đối cả ba mặt: trên không, trên
mặt biển và dưới mặt biển trong khi không hề lo sợ về viễn tượng bị
sa lầy trong một cuộc chiến du kích.
Mà Mỹ - hay
Phillippines đều gặp thuận lợi trong cả ba yếu tố “thiên thời - địa
lợi – nhân hoà”.
Chính vì vậy nên hành pháp Phillippines vẫn nhẫn nại
trong cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough. Sự vụ đã kéo dài hơn 1
tháng và để lấy phiếu công chúng, Chủ tịch Thượng viện Philippines
Juan Ponce Enrile thừa cơ kích động dân chúng dùng vũ lực chống lại
Trung Quốc trong khi chính phủ Philippines vẫn kiên trì với chủ
trương đối đầu theo lối “du kích” và chính trị - ngọai giao và công
pháp quốc tế trọng hơn quân sự.
Philippines vận dụng rất nhiều biện pháp, cầu cứu
viện trợ Mỹ, thay tên, loại bỏ tiêu chí mà Trung Quốc áp đặt đảo,
đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế, vừa bác lệnh đánh cá của Trung Quốc
vừa tương kế tựu kế ra lệnh cấm đánh cá ngay tại khu vực đang tranh
chấp v.v..
Ngoài Mỹ, Philippines đã tích cực vận động các đồng
minh khác và đến nay đã thu nhận được kết quả khả quan. Trong vòng 5
tuần sau khi tranh chấp diễn ra, đã có ít nhất bốn quốc gia sẵn sàng
giúp họ. Ngoài Mỹ ra còn có ít nhất ba quốc gia khác là Nhật, Nam
Hàn và Úc giúp đỡ Philippines nâng cao khả năng phòng vệ.
Đầu tuần nay Ngoại trưởng Philippines là Del Rosario
đã xác nhận với báo chí là Nhật hứa hẹn 12 tàu tuần duyên, Úc hứa
cung cấp tàu cứu nạn.
Đối mặt với phản ứng linh họat của Philippines, Trung
Quốc chỉ cứng nhắc nhai lại bài bản “không chấp nhận” và “chủ quyền
không thể chối cãi” của mình. Trong vòng 5 tuần kể từ khi tàu hải
giám kéo đến khu vực vào ngày 10/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã 16
lần ra thông cáo báo chí để giải thích với công luận thế giới, thế
nhưng đó chỉ là những phản ứng hòan tòan bị động. Những cuộc họp báo
như thế chỉ là phản ứng bị động để bày tỏ thái độ với các hành động
của Philippines và thể hiện lập trường và
sự mong đợi của Trung Quốc.
sự mong đợi của Trung Quốc.
Trong những cuộc họp báo như vậy, Trung Quốc đã làm
các ký giả chán ngán với 9 lần lập lại các dòng chữ đổ lỗi cho
Philippines, 8 lần khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, 4 lần cắt
nghĩa tại sao Trung Quốc có chủ quyền. Ngoài việc yêu cầu
Philippines rút tàu thuyền về, Trung Quốc chưa hề đưa ra biện pháp
cụ thể của mình.
Trong khi Philippines một mực yêu cầu Tòa án quốc tế
giải quyết thì Phát ngôn viên ngọai giao Trung Quốc luôn “tỏ ý hy
vọng rằng Philippines sẽ không để sự vụ bị “phức tạp hóa hay quốc tế
hóa”, cho thấy trên phưong diện chính trị Trung Quốc đã tỏ ra nao
núng.
Kiểu phản ứng hòan tòan bị động này cho thấy Trung
Quốc đã hòan tòan không lường trước chiến thuật du kích mà
Philippines đang áp dụng và do đó đã không có “Plan B” hay “Plan C”
nên chỉ biết nhai lại những thông điệp đã cũ trong các cuộc họp báo.
Họ tránh đối
đầu trực diện với Trung Quốc, vừa hướng trận chiến trên biển sang
trận chiến pháp lý, vừa đang tích cực vận động đồng minh.
Thay lời kết
Nhưng
tại sao Trung Quốc chỉ cử tàu hải giám đến vùng tranh chấp?
Trung Quốc thừa hiểu rằng họ có thể dùng tàu chiến
chiếm bãi cạn nói trên nhưng lợi bất cập hại: hung hăng quá sẽ gây
phản ứng ngược, sẽ chỉ khiến các nước khác trong khu vực, đặc biệt
là Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines, xích lại gần với
nhau và tiến gần với Mỹ hơn.
Toan tính của Trung Quốc là dùng quả đấm thép bọc
nhung: lấn chiếm biển bằng tàu dân quân và duy trì hạm đội hùng hổ ở
đằng sau để dọa nạt.
Năm 2009 một số tàu đánh cá Trung Quốc quấy nhiễu với
tàu thăm dò địa hình đáy biển Impeccable của Mỹ. Trên thực tế, đây
là cách thăm dò của Trung Quốc: nếu đó là tàu chiến của Trung Quốc,
phản ứng của Mỹ đã khác và Trung Quốc chắc chắn sẽ ăn đạn.
Tuy nhiên, dù âm mưu thâm độc, không phải lúc nào
Trung Quốc cũng tỏ ra suôn sẻ.
Các đội tàu chịu trách nhiệm lấn chiếm Biển Đông trực
thuộc một loạt cơ quan nhà nước như Cục An toàn hàng hải, Cảnh sát
biển, Tổng cục Hải quan và Cục Hải dương, bên cạnh đó còn có các cơ
quan địa phương của các tỉnh. Tình trạng này đã gây ra nạn dẫm chân
lên nhau và không đồng nhất.
Cơ quan International Crisis Group tại Brussels của
Liên Hiệp Quốc – từng được Cựu ngọai trưởng Úc Gareth Evans lãnh đạo
từ 2000 đến 2009 -- đã công bố bản phúc trình vào tháng Ba năm nay,
cho thấy tình trạng thiếu phối hợp và dẫm chân nhau trong việc quản
lý dễ gây căng thẳng tại các nơi còn tranh chấp. Phúc trình cho biết:
"Bất cứ giải pháp nào cho tranh chấp Biển
Đông trong tương lai cũng phải tính tới vấn đề có sự tham gia của
nhiều cơ quan tổ chức để hoạch định ra một chính sách biển cũng như
phương thức thực thi pháp luật đồng bộ và tập trung".
Việc này cho thấy tham vọng của Trung Quốc tại
Biển Đông thì quá lớn nhưng năng lực của họ thì vẫn
chưa xứng tầm: đánh du kích không ra du kích, đánh chính quy không
ra chính quy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.