Ừ, thì
cứ cho là đang làm việc từ thiện đi. Minh tự nhủ. Nhưng không
phải ai cũng dư thừa lòng trắc ẩn. Minh lại ngụy biện để phản đối hành
động mà chàng cho là đang làm chuyện “tào lao”. Đã bao năm rồi Minh vất
vả, bận rộn tất bật. Quên cả những trường hợp bất thường như thế này có
thể xẩy ra. Cũng chẳng có giờ đâu để mà lọng bọng, càu nhàu như ngày hôm
nay. Công việc còn đăng đăng, đê đê, đành gác qua một bên để đánh xe đi
mấy tiếng đồng hồ, để rước một con bé chẳng dây mơ rễ má gì với chàng đem về
nuôi. Ừ, nuôi thì đã sao chứ? Thêm một người cũng chỉ
thêm một đôi đũa với một cái bát thôi. Bản chất rộng rãi, tốt bụng của
Minh cãi lại. Nhưng con bé này lại có liên hệ với người đàn bà lâu
nay tạo ra bao gút mắc trong lòng mình. Một tiếng nói khác trong Minh cự
nự, chống trả.
Đầu dây mối
nhợ bắt nguồn từ một lá thư :
Gửi anh Minh,
Mẹ em là bạn với ba anh lâu nay. Trước khi mất mẹ trăng trối, buộc em phải tìm đến sống với các anh cho đến lớn. Em không còn thân nhân cũng như sự chọn lựa nào khác nên đi theo tuyến đường mẹ vạch sẵn cho em. Theo như vé máy bay và vé tàu mẹ chuẩn bị sẵn thì chiều thứ Sáu, khoảng bốn giờ ngày 13 tháng này em sẽ gặp anh tại bến phà M.K...
Đan Tâm
Mẹ em là bạn với ba anh lâu nay. Trước khi mất mẹ trăng trối, buộc em phải tìm đến sống với các anh cho đến lớn. Em không còn thân nhân cũng như sự chọn lựa nào khác nên đi theo tuyến đường mẹ vạch sẵn cho em. Theo như vé máy bay và vé tàu mẹ chuẩn bị sẵn thì chiều thứ Sáu, khoảng bốn giờ ngày 13 tháng này em sẽ gặp anh tại bến phà M.K...
Đan Tâm
Như vậy là con
bé chưa đến tuổi vị thành niên! Nhưng lời lẽ trong thơ lại chững chạc ra
vẻ. Người đàn bà sắp xếp việc này trước khi chết thật là biết toan
tính! Bao nhiêu nỗi ẩn ức, bực bội mà Minh ráng đè nén, quên lãng lâu nay
ùa về.
Ông Quang -
cha của Minh và hai người con trai khác là Chánh và Đại - là người hiền lành,
chỉ biết chăm chỉ làm ăn, lo cho vợ cho con. Ông lập nên một trang trại
chăn nuôi. Tuy có vất vả, đầu tắt mặt tối, nhưng nhờ vào sự cần cù, nhẫn
nại của hai ông bà, cùng với sự cố gắng học hỏi theo kỹ thuật mới mẻ của ông mà
trang trại thành công với lợi tức thu nhập đáng kể. Ông cho các con vào
trường lớn, xa nhà để học lên cao. Năm đó Minh vừa dỗ xong bằng bác sĩ
thú y thì bà Quang bị tai nạn lưu thông qua đời. Nỗi đau đớn vì mất mẹ
chưa vơi thì đùng một cái ông Quang gọi các con về. Ông giao lại cho Minh
trọng trách trên vai: gánh vác trang trại và ráng lo cho hai em tiếp tục học
cho xong đại học. Còn ông - theo như lời ông giải thích - sẽ ôm một mớ
vốn, đến một hải đảo nào đó kinh doanh về ngành khách sạn. Ông trấn át
mọi băn khoăn, lo lắng, thắc mắc của các con và còn dặn dò sẽ liên lạc thường
xuyên qua email để biết tin tức nhau. Hành trang ông thu xếp đem theo
thật đơn sơ, trong đó có tấm ảnh gia đình vẫn thường treo trên vách nhà trong
phòng ăn. Ông cứ nhìn hình rồi nhìn vào mặt từng đứa con thật chăm chú
như để khắc cốt từng đường nét, ghi tâm từng dáng vẻ thương yêu của
chúng. Rồi ông đi vòng quanh trong và ngoài nhà như không muốn xa rời tất
cả những gì ông đã quyến luyến, quen thuộc. Làm như ông đang mang tâm
trạng của chiến sĩ Kinh Kha một đi không trở lại vậy!
Lúc đầu các
con ông rất quan tâm, lo lắng và trông chờ tin tức của ông. Thỉnh thoảng ông
gửi email về, bảo ông vẫn bình an, mọi việc đang tiến triển như ông dự
tính. Các con ông vẫn chưa biết ông đang ở đâu!
Đùng một cái,
ông gửi tin về báo ông đã gặp được một người đàn bà cùng cảnh ngộ, rất hiểu
biết và thông cảm với ông về mọi mặt, sẽ chia sẻ những bất hạnh cũng như đau
buồn, thống khổ trong cuộc đời còn lại của ông. Ông mong các con ông chấp
nhận, yên tâm và đừng tiếp tục lo lắng cho ông nữa. Thoạt đầu các con ông rất
tức giận ông và oán ghét người đàn bà này. Họ cho rằng bà đã cố tình dụ
dỗ, quyến rũ ông vì tiền. Một ngày nào đó khi ông không còn một đồng xu
dính túi thì bà sẽ bỏ rơi ông không thương tiếc. Thậm chí Minh còn gửi email
khuyên ông nên cẩn thận, kẻo có ngày hối không kịp. Ông gửi lại mấy hàng:
Các con thân yêu,
Cái mà bố trân quý và sợ mất nhất trên đời này là các con, không phải tiền. Bây giờ cũng như sau này khi bố không còn nữa, bố mong rằng các con luôn coi trọng nhân nghĩa, biết quý chữ tình.
Mãi mãi các con là báu vật trong lòng bố.
Bố của các con
Anh em Minh đã
khóc vì cảm động và hối hận vì sự kém suy nghĩ của mình. Đàng nào thì mẹ đã
mất, bố đã có tuổi, không thể nào sống cô đơn, lẻ loi, thiếu người săn sóc, bậu
bạn. Tuy nhiên họ vẫn chưa có một chút hiểu biết gì về người bạn mới mẻ,
một sớm một chiều của bố họ để mà an tâm hay có thiện cảm. Những băn khoăn,
ray rức cũng tạm gác lại vì Minh luôn bận tối tăm mặt mũi với bao công việc
trong trang trại, việc yểm trợ cho Chánh và Đại còn đang theo đại học.
Rồi...
đùng một cái - cũng cái “đùng” oan nghiệt này - Minh nhận được email, do người
đàn bà này dùng địa chỉ của ông Quang mà gửi:
Gửi các anh Minh, Chánh
và Đại,
Tôi hết sức đau buồn báo cho các anh một tin không may là bố các anh vừa qua đời. Lý do vì hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể xuống quá thấp, không đủ sức đề kháng lại vi trùng làm độc trong phổi. Ông ra đi trong nhẹ nhàng, thanh thản. Trước khi mất ông dặn dò tôi thiêu xác ông, thả tro xuống biển rồi mới báo cho các anh tin buồn này. Tôi đã làm đúng như di chúc của ông.
Lời nhắn gửi cuối cùng của ông là ông mãi mãi yêu thương và sẽ luôn ở bên cạnh các con. Tôi gần gũi ông trong thời gian ngắn, nhưng đủ để có thể khẳng định rằng các anh thật may mắn đã có một người cha vô cùng vĩ đại.
Bạn của bố các anh,
Đan Hà
Anh em Minh
đau đớn vô ngần, đầu óc quay cuồng với bao thắc mắc. Tại sao bố đau ốm mà
không báo cho con cái biết? Không cho cơ hội để săn sóc? Bịnh tật
thế nào? Tại sao không được chữa trị?… Bịnh sưng phổi thời buổi này đâu
phải nan y?… Bố mất không được thấy mặt, thấy xác lần cuối, không được chôn cất
cho trọn đạo... Tim gan như xé nát, lòng dạ xót xa với miền ân hận, hối
tiếc. Minh oán trách bà Đan Hà lòng dạ hẹp hòi không thông báo cho anh em
chàng khi bố vừa lâm bịnh. Minh gửi email cho bà mấy lần nêu lên thắc mắc
của mình nhưng không có hồi đáp. Minh nghĩ có lẽ bà Đan Hà tưởng lầm anh
em chàng có ý muốn tranh chấp tiền bạc, tài sản của cha chàng nên bỏ qua.
Đau buồn,
thương nhớ bố chưa nguôi ngoai thì nhận được thư của con gái bà Đan Hà báo mẹ
vừa mất và tìm đến tá túc với anh em Minh. Lúc đầu, Minh có chút oán
trách người đàn bà này nên bàn với hai em định sẽ từ chối không nhận nuôi cô
con gái, vịn lẽ nhà chỉ có anh em trai, thiếu người chăm sóc trẻ em. Lần
lựa rồi Minh cứ trì hoãn trả lời thư. Cuối cùng chàng nghĩ con bé cũng mồ
coi mồ cút như mình, lại còn nhỏ, cũng chẳng phải lỗi của nó, thôi thì tới đâu
hay tới đó.
Xe chạy mới
hơn một giờ thì bị bể bánh vì cáng nhằm đinh nhọn. Khi tìm bánh dự trữ
thì Minh mới nhớ trước khi đi chàng đã lấy bánh xe xuống để bơm hơi, sau đó hấp
tấp vì thấy trễ giờ nên quên gắn trở lại. Đúng là con nhỏ chọn ngày
xui xẻo. Thứ Sáu, mười ba! Minh làu bàu trong miệng. Chờ
mãi mới có xe quá giang tới chỗ vá bánh rồi trở lại. Trễ hơn hai tiếng
đồng hồ. Khi Minh đến gần bến đò thì thấy một đứa bé nhỏ thó, lối 13, 14
tuổi đứng lẻ loi bên vệ đường cách bờ sông một đỗi xa, đang nghiêng mình, kiễng
chân ngó về hướng chàng đang tới như sốt ruột trông mong. Phía sát bờ
sông thấy một đám đông tụ tập, lao xao. Cho chắc ăn, Minh tấp xe lại bên
cô bé dò hỏi,
“Em là...?”
Chết chưa !
Mình chỉ đọc sơ qua lá thư có một lần, chỉ nhớ địa điểm và ngày giờ, quên mất
tên. Hình như là Đan... gì đó. Chữ đầu giống tên mẹ. Minh chưa kịp
nhớ ra thì cô bé nhanh nhảu:
“Dạ em là Đan
Tâm. Có phải anh là người đi rước em?”
“Phải. Hành lý đâu?”
“Phải. Hành lý đâu?”
Minh trả lời
nhát gừng và hỏi vì thấy con nhỏ chỉ ôm trên mình một cái hộp giống như hộp
đựng thức ăn trưa của học trò nhưng trông chắc chắn hơn.
“Dạ em chỉ còn
bấy nhiêu.”
Bây giờ Minh
mới có dịp quan sát con bé. Người nó gầy gò, mảnh khảnh. Tóc dài hơi luộm
thuộm, cột ra sau ót. Quần áo bèo nhèo. Chắc là tại đi đường xa vất
vả. Mặt mày trông sáng sủa, mũi cao, mắt to và sáng lấp láy dưới hàng mi
cong dài. Khi hai hàng mi hạ thấp xuống thì trông nó thật mệt mỏi, như
người kiệt sức vì thiếu ăn vậy. Nhưng khi nó vươn cổ thon dài ra, nghiêng
đầu, mắt ngó thẳng vào chàng như để dò hỏi thì đôi mắt to và sáng như hai cái
đèn pha. Con bé có nét lai pha trộn giữa hai dòng máu Á và Âu tạo nên
những nét đặc biệt vừa ngổ ngáo, bạo dạn vừa hiền hòa, nhu mì. Nước da nó
ngả màu hung đỏ và mặn mòi vì rám nắng. Trông đúng là dân ở đảo suốt ngày
lặn lội trong nắng và nước mặn, Minh nhận xét. Rồi trách bà mẹ sao mà tệ
quá mức, đã biết sắp xếp trước chuyến đi cho con mà lại không sắm sửa hành
trang coi cho được một tí. Thôi thì, cứ mang nó về rồi tính sau, Minh
quyết định.
“Lên xe
đi!” Minh ra lệnh.
Con bé nhảy
phóc lên xe nhẹ nhàng như một con sóc. Minh có cảm tưởng như nghe được
tiếng thở phào, trút hết lo âu của nó.
2.
Suốt đoạn
đường trở về Minh suy tính, xếp đặt mọi việc cho con bé. Khi quay lại
định hỏi nó điều gì thì thấy nó ngoẹo đầu qua một bên, ngủ như chưa từng được
ngủ. Minh chép miệng “tội nghiệp”. Nhưng rồi lòng trắc ẩn thật mong
manh vội thoáng qua và vuột mất khi chàng nghĩ đến mẹ nó.
Về đến nhà thì
trời vừa tối. Còn bao nhiêu việc đang chờ. Minh chỉ kịp giao con bé
lại cho bà Tám - một người bà con xa theo giúp việc cho mẹ chàng lâu nay - sau
khi dặn dò bà chăm sóc giùm rồi bỏ đi. Mãi đến khuya xong việc Minh mới
trở về thì bà Tám và cả con bé đều đã ngủ hết. Bao nhiêu thắc mắc cần hỏi
con bé đành gác lại ngày mai.
Sáng sớm hôm
sau, khi Minh xuống nhà ăn sáng, vẫn không thấy con bé đâu. Hỏi bà Tám
thì nghe bà bù lu bù loa kể lể:
“Cậu biết
không, hôm qua gần như cả ngày con bé không được ăn uống gì hết. Đến tối
về tới thì nó lại mệt quá chỉ húp có mấy muỗng cháo thôi, rồi xin phép đi
ngủ. Con nhà ai mà thiệt tội nghiệp. Để tôi lên coi nó ra sao.”
Bà Tám vừa dợm
chân sắp bước đi thì nghe phía trước nhà có tiếng xe dừng lại rồi tiếng người
nói xôn xao. Minh và bà cùng bước ra xem việc gì.
Đậu trước hàng
rào nhà chàng là một chiếc xe “van” vàng có dấu hiệu của đài truyền hình địa
phương. Bên kia đường là một chiếc “pick up” đỏ cũ và vài người đang đứng
chỉ trỏ về phía cửa nhà chàng. Hiếu kỳ Minh chạy ra cổng và gặp ngay một
người đàn ông trung niên tay xách một chiếc valise khá lớn tiến lại và nói:
“Đúng là địa
chỉ nhà ông gắn trên chiếc valise này rồi. Hôm qua chúng tôi đã vớt được
nó và có người biết đó là của cô gái đã cứu họ nên chúng tôi mang tới đây.”
Minh còn đang
bối rối chưa biết việc gì xẩy ra thì một nữ nhân viên đài truyền hình nhào đến
tự giới thiệu và xin được phỏng vấn Đan Tâm. Theo họ nói, Đan Tâm là cô
gái đã cứu một số người không biết lội hôm qua, lúc phà sắp bị chìm gần bờ
sông. Minh chưng hửng như người ở trên chín tầng mây vừa rơi xuống
đất. Hôm qua Minh cũng đến bến phà nhưng không hay biết gì cả. Đan
Tâm cũng không hở môi một tiếng. Bây giờ hồi tưởng lại Minh thấy mình
đúng là một người vô tâm, hững hờ. Lúc chàng gặp nó, con bé đầu cổ, tóc
tai bơ phờ, quần áo xốc xếch, không một gói hành trang trên mình ngoại trừ cái
hộp giống như hộp đựng bánh kẹo. Thế mà chàng chẳng thắc mắc, quan tâm
tới. Minh thấy hổ thẹn với lòng và tự trách mình vì nặng thành kiến với
mẹ nó mà cư xử với nó một cách tệ bạc, lạnh nhạt, vô tình. Chàng ra hiệu cho bà
Tám lên lầu gọi Đan Tâm xuống.
Con bé đi một
cách chùng chình, lười biếng, có vẻ như miễn cưỡng không muốn đối diện với đám
đông. Bao nhiêu câu hỏi nêu lên đều không làm con bé bối rối. Nhưng
nó trả lời tránh né hết mọi câu hỏi có liên can đến cá nhân. Cuối cùng nó
kết thúc:
“Xin cám ơn
lòng tốt của quý vị đã vớt và mang hành lý đến cho tôi. Chuyện xảy ra hôm qua
bất cứ ai biết lội mà có mặt tại hiện trường đều sẽ làm như tôi thôi. Xin
quý vị hãy về nghỉ ngơi.”
Thấy con bé
nài nỉ hoài mà mọi người vẫn còn đứng đó Minh phải lấn ra, đứng chắn trước mặt
Đan Tâm và can thiệp:
“Thưa quý vị,
em bé này vừa trải qua một ngày mệt nhọc và hoảng sợ hôm qua, hôm nay vẫn chưa
phục sức. Xin hãy cho em được nghỉ ngơi và hẹn sẽ hầu chuyện với quý vị
trong một dịp khác gần đây.”
Vừa nói Minh
vừa đẩy con bé về hướng bà Tám, bà hiểu ý nên kéo vội Đan Tâm vào trong hàng
rào và đóng cổng lại rồi dẫn tuốt vào trong nhà. Một lát sau đám đông tản
mác hết. Minh vào nhà dặn dò:
“Em ở nhà ngủ
cho khỏe, chiều anh về sẽ hỏi chuyện em nhiều hơn.”
Chàng quay
sang nhắc nhở bà Tám lo cơm nước cho Đan Tâm rồi đi.
Bữa cơm chiều
mọi người cùng quây quần. Chánh và Đại vừa về tới nhà như chúng dự tính
từ mấy hôm trước: “để diện kiến cô em không cùng cha khác mẹ của
mình”, chúng đùa. Tắm rửa xong, Minh xuống phòng ăn thì thấy mọi người
đầy đủ đang chờ mình chàng. Không khí nghiêm trọng như một phiên tòa sắp
sửa hỏi cung tội phạm. Đan Tâm, trên mặt thoảng nét e ngại, lo lắng, được
xếp ngồi đầu bàn, đối diện với Minh. Còn Chánh, Đại, mặt không dấu được sự háu
hức, tò mò, và cả bà Tám, cùng chia ra ngồi hai bên. Để phá bớt sự ngột
ngạt, Minh đùa:
“Mọi người
cùng ăn cơm đi chứ. Nhà này trừ bà Tám ra, ai cũng ăn như hổ. Đan
Tâm phải ráng tập ăn cho nhanh may ra mới kịp no bụng trước khi thức ăn hết
sạch đấy.”
Sự căng thẳng
trong lúc chờ đợi không còn nữa mà nối tiếp là những tiếng cười rộn rã.
Rồi bao câu hỏi thắc mắc đang nung cháy trong lòng mọi người từ từ tuôn ra.
Đại khái là
chiếc phà Đan Tâm đi hôm qua, khi tới gần bờ thì bị một tàu khác đụng phải và
chìm từ từ. Chờ mãi không thấy tàu tiếp cứu đến nên Đan Tâm và một số
người biết lội đã nhảy xuống nước và lội vào bờ. Có vài người cũng nhảy
xuống nhưng mới bơi được một quãng ngắn thì đuối sức và kêu cầu cứu. Đan
Tâm lẹ làng nhảy xuống tiếp ứng và giúp họ tới bờ an toàn. Lát sau tàu
tiếp cứu tới kịp cũng vừa mang được một số người không biết lội vào bờ cùng với
số hành lý chưa kịp chìm xuống đáy nước, trong đó có chiếc valise của Đan Tâm.
“Sao Đan Tâm
dám nhảy xuống cứu người sắp chết đuối? Nguy hiểm lắm đó. Nhỡ họ
kéo mình chìm theo họ...”
Đại vừa hỏi
vừa le lưỡi, rụt cổ, ra vẻ sợ hãi.
“Em biết làm
sao cứu người mà vẫn được an toàn.” Đan Tâm cười trả lời.
“Đan Tâm bơi lội giỏi lắm hả?” Chánh chen vào.
“Dạ!” và thêm “mỗi năm em đều dạy lớp bơi lội hè cho trường học.”
“Đan Tâm bơi lội giỏi lắm hả?” Chánh chen vào.
“Dạ!” và thêm “mỗi năm em đều dạy lớp bơi lội hè cho trường học.”
Đan Tâm thành
thật cho mọi người biết.
Những câu hỏi
và trả lời kéo dài suốt bữa ăn. Cuối cùng thì mọi người được biết Đan Tâm
vừa 16 tuổi. Bố là một quân nhân đóng tại căn cứ quân sự Mỹ trên một đảo
lớn ở Thái Bình Dương và mất khi con bé mới 13.
“Sao em nói
tiếng Việt giỏi vậy?” Đại thắc mắc hỏi.
“Trước kia em nói dở lắm. Từ khi ba anh sang, bác ấy dạy em nói được nhiều và nói hay nữa.”
“Tại sao ba anh bịnh mà mẹ em không báo cho anh biết?”
“Trước kia em nói dở lắm. Từ khi ba anh sang, bác ấy dạy em nói được nhiều và nói hay nữa.”
“Tại sao ba anh bịnh mà mẹ em không báo cho anh biết?”
Minh vọt miệng
hỏi khi vừa nghe Đan Tâm nhắc đến bố chàng.
Đan Tâm
lưỡng lự một lát rồi ngập ngừng hỏi:
“Không phải
anh cũng đã biết rồi sao?”
Minh nghĩ có
lẽ Đan Tâm không thể biết những ẩn khúc bên trong do mẹ nó làm nên không muốn
đôi co, chàng hỏi tiếp
“Em có biết
tại sao bố anh mất không?”
“Chuyện đó... anh là con anh phải biết nhiều hơn em chứ?” Con bé mở to mắt nhìn Minh một cách ngạc nhiên rồi né tránh.
“Chuyện đó... anh là con anh phải biết nhiều hơn em chứ?” Con bé mở to mắt nhìn Minh một cách ngạc nhiên rồi né tránh.
Minh bị bắt bẻ
nên bực mình, gay gắt hỏi lại:
“Vậy còn mẹ
em? Em có biết tại sao bà mất không?”
Con bé trố mắt
nhìn sững chàng, như vừa bất mãn, vừa trách móc Minh đã hỏi một câu không đúng
lúc. Cặp mắt long lanh, mọng nước. Nó đứng vụt dậy, và chạy lên
lầu. Đại, nhỏ nhất trong nhà, nhưng cũng lớn hơn Tâm Đan 3 tuổi, thấy vậy
vội chạy theo.
Minh hơi hối
hận vì sự vô lý của mình. Nhưng bao nhiêu ẩn ức trong lòng chưa giải tỏa.
Bao thắc mắc vẫn chưa có câu trả lời minh bạch làm cho chàng bỏ qua sự quá đáng
này dễ dàng. Vả lại Đại cũng đã chạy theo để an ủi con bé. Chắc
không sao. Minh tự nhủ. Thời gian còn dài. Cứ để từ từ
rồi sẽ tìm cách gạn hỏi cặn kẽ hơn.
Rồi mọi chuyện
cũng được tính toán đâu vào đấy. Đan Tâm vào một trường gần nhà để
tiếp tục cho đến hết chương trình trung học. Chánh và Đại gần gũi với con
bé hơn và tận tình giúp đỡ mọi thứ mỗi khi có mặt ở nhà. Thỉnh thoảng
Minh cũng phụ chỉ bảo bài vở khó khăn cho Đan Tâm. Không khí trong nhà
vào dịp cuối tuần dường như ồn ào hơn, vui vẻ hơn. Minh cũng quên dần
những vướng mắc trong lòng. Bà Tám là người hả hê nhất. Bà không
con cháu. Đan Tâm lại thông minh, ngoan ngoãn, cộng thêm một chút lém
lỉnh, liến thoắng làm cho ai gần gũi cũng vui vẻ và thương mến nàng, nên bà yêu
quí Đan Tâm như con ruột.
Có nhiều món
ăn anh em Minh rất thích, nhưng từ lúc mẹ mất thì trong nhà cũng ít khi được thưởng
thức vì bà Tám không quen làm. Bây giờ có Đan Tâm, họ được ăn thường
xuyên hơn và ngon không thua kém gì mẹ Minh nấu. Minh thắc mắc hỏi:
“Sao em biết
nấu những món ăn này vậy?”
“Mẹ em dạy. Vì ba anh nói mấy anh thích nên mẹ dạy em để làm cho mấy anh ăn.”
“Mẹ em dạy. Vì ba anh nói mấy anh thích nên mẹ dạy em để làm cho mấy anh ăn.”
Anh em Minh
cảm động vì sự quan tâm của bố trước khi mất và thầm cảm ơn một chút hảo tâm
của bà Đan Hà. Mái gia đình lạnh lẽo lâu nay kể từ ngày cha mẹ Minh qua
đời giờ đã trở nên ấm cúng hơn.
Thời gian
không lâu khi cuộc sống của Đan Tâm được sắp xếp yên nơi yên chỗ thì Minh nhận
một phong thư chứa đầy đủ giấy tờ liên hệ tới Đan Tâm từ một luật sư gửi
tới. Trong đó có một Trust Fund dành cho Đan Tâm và Minh là người giám
hộ. Số tiền đủ cho Đan Tâm học hết đại học. Minh cất hết giấy tờ
vào tủ khóa lại. Chàng nghĩ Đan Tâm có thể cần đến sau này. Giờ thì
chàng còn đủ khả năng nuôi cô bé cho đến xong đại học.
3.
Tháng năm vùn
vụt trôi nhanh cùng với vật đổi sao dời. Bến phà nối thành phố lớn với
vùng đất Minh đang ở đã không còn nữa. Một chiếc cầu kiên cố đã bắc ngang
con sông vì sự canh tác và chăn nuôi phát triển nhanh nên nhu cầu giao thông
đòi hỏi phải thích ứng. Thấm thoát mới đó mà Đan Tâm đã vào Đại học được
hai năm và chọn ngành y tá bốn năm. Chánh và Đại đã ra trường. Chúng
đều có công ăn việc làm thích hợp với ngành nghề đã học, đang ở thành phố lớn
và sống tự lập. Chánh vừa lập gia đình chưa đầy một năm. Đại cũng
sắp sửa lo đám cưới. Minh thở phào nhẹ gánh. Nhưng rồi lại thấy
buồn vì các em không ai muốn phụ chàng nối tiếp sự nghiệp của bố mẹ để
lại. Khi Minh đem việc này nói với hai em thì chúng đều cười và bảo chàng:
“Có thế anh Cả
mới chịu tìm người phụ tá đắc lực cho mình chứ. Anh đã lo cho tụi em xong
rồi, bây giờ đến lượt tụi em lo lại cho anh đó. Kỳ hạn cho anh trong vòng
một năm mà không tự tìm vợ được thì tụi em sẽ đứng ra mai mối lo vợ cho anh
đấy.”
Thật ra Minh
không có ý nghĩ tìm vợ cho mình bao giờ. Chàng mới bước sang hai mươi
chín tuổi, lại mang trên mình trọng trách quá lớn lâu nay nên Minh cũng chẳng
để tâm theo đuổi hay có liên hệ mật thiết với cô gái nào. Khi vào đại học
thì Đan Tâm chọn một trường ở thành phố lớn và ở lại trường, chỉ về nhà vào
cuối tuần nào rỗi rảnh mà thôi. Các em thì đi làm xa và ở luôn tại
đó. Lâu ngày rồi chàng cũng quen dần với cảnh nhà hiu quạnh. Đôi
khi Minh cũng cảm thấy cô đơn, lẻ loi nên chàng dồn nỗ lực, chú tâm nhiều hơn
vào việc phát triển trang trại, tu bổ nhà cửa. Công việc giao dịch làm ăn
khiến chàng tới lui thành phố lớn - nơi có trường Đan Tâm đang học - thường xuyên
hơn. Mỗi lần có dịp chàng đều ghé thăm cô bé. Đan Tâm mừng rỡ khi
thấy Minh đến thăm và cùng góp ý kiến, bàn bạc với Minh một cách tương đắc
trong việc làm ăn, sửa chữa nhà cửa, giải trí..v.. và Thét rồi trở thành một
thói quen mà khi không gặp Đan Tâm thì Minh thấy như thiêu thiếu, nhơ nhớ và
suy nghĩ bâng quơ.
Nhiều lần trên
đường lái xe một mình sau khi đi thăm Đan Tâm về, Minh thường chép miệng hỏi
thầm: sang năm Đan Tâm sẽ được hai mươi mốt tuổi và mình cũng hết trách nhiệm
giám hộ, rồi thì mọi sự sẽ thay đổi như thế nào? Liệu Đan Tâm có tiếp tục
giữ mối liên hệ gắn bó với gia đình chàng nữa không? Có còn muốn trở về
căn nhà mà cô bé bị bắt buộc phải sống chung trong lúc bơ vơ, không nơi nương
tựa? Ngược dòng thời gian để suy xét, Minh thấy mọi người trong gia đình
chàng đều rất quý mến Đan Tâm. Chánh và Đại luôn quan tâm, chăm sóc cho
cô bé như em gái ruột. Riêng Minh, tuy trong lòng rất thương cảm cho Đan
Tâm vì đã phải trải qua nhiều bất hạnh quá sớm, rất muốn tìm mọi dịp để bù đắp
phần nào nỗi đau buồn, thiếu thốn lớn lao này, nhưng dường như càng nghĩ Minh
càng thấy mình vụng về, lúng túng và bất lực. Chàng không biết mình phải
bắt đầu như thế nào, phải làm sao cho vẹn toàn, thích hợp với vai trò của một
người giám hộ. Cuối cùng rồi thời gian trôi qua, mọi việc cũng tự rơi đâu
vào đấy cùng với nỗi băn khoăn cứ lớn dần và vẫn còn vướng mắc trong lòng
Minh. Nghĩ đến tương lai sắp đến, Minh thấy bâng khuâng buồn và thoáng lo
lắng hơn là vui vì sẽ được nhẹ gánh. Rồi chàng tự nhủ: dù thế nào
thì mình cũng phải lo cho Đan Tâm học hành tới nơi tới chốn đã. Thôi, cứ
chờ khi cô bé có gia thất xong xuôi rồi thì tới phiên mình cưới vợ cũng chưa
muộn. Và Minh hài lòng với chính mình vì lý do chánh đáng này.
Công việc sửa
sang nhà cửa đòi hỏi nhiều công sức và ngày giờ hơn Minh tưởng. Cuối cùng
Minh cũng quyết định dọn vào phòng của bố mẹ mà chàng đã để trống lâu nay và
Đan Tâm dọn sang phòng chàng cho rộng rãi hơn. Đã mấy tuần qua Đan Tâm về
cuối tuần để phụ giúp chàng phần nào. Nhưng hôm nay vì bận thi cử nên chỉ
có Minh vất vả và bận rộn di chuyển đồ đạc trong phòng Đan Tâm sang phòng chàng
sau khi đã được sửa chữa và sơn phết mới mẻ. Tuần tự bàn ghế, tủ
giường được dời đi. Nhìn thấy ảnh chân dung của bà Đan Hà nằm trơ trọi,
lạnh lẽo, không nhang đèn trên đầu tủ nhỏ, cạnh giường ngủ của Đan Tâm làm Minh
cảm thấy chạnh lòng. Thường khi Minh ít có dịp vào phòng của Đan Tâm.
Nếu cần thì chàng đứng ngay cửa ra vào, nói đôi ba câu cần thiết rồi quay
ra. Đến nay Minh mới có dịp nhìn thấy ảnh của mẹ Đan Tâm. Mặt bà
trông thật hiền từ, phúc hậu. Cặp mắt đẹp và buồn. Đan Tâm có nhiều
nét duyên dáng giống mẹ. Cầm khuôn ảnh lên, Minh loay hoay chưa biết để
đâu, chàng nghĩ thật tội nghiệp, bà không được nhang khói thờ phụng như cha mẹ
mình. Đan Tâm không biết mà cũng không ai bày vẽ cho cô bé. Dầu gì
bà cũng là bạn của Bố mình sau khi mẹ đã qua đời thì đâu có lỗi gì với mẹ
chứ. Suy đi nghĩ lại cuối cùng Minh đem khuôn ảnh của bà Đan Hà để bên
trái trên bàn thờ của bố mẹ, ảnh bố ở giữa và ảnh mẹ chàng để bên phải.
Minh đốt nén nhang và khấn vái:
“Xin bà thứ
lỗi cho. Dù sao thì bà cũng chỉ làm theo lời dặn dò của bố tôi
thôi. Lâu nay tôi cư xử với Đan Tâm không khác gì như với Chánh và
Đại. Mong bà chứng giám. Bà sống khôn thác thiêng xin hãy phù hộ
cho Đan Tâm luôn được bình yên.”
Nhìn ngọn nến
sáng rực lung linh Minh có cảm tưởng như hồn bà Đan Hà đâu đó đang nghe lời
chàng cầu xin.
Dời ảnh bà Đan
Hà lên bàn thờ và đốt nhang đèn xong Minh trở lại dọn nốt chiếc tủ còn
lại. Minh vừa khiêng chiếc tủ lên bỗng một ngăn kéo nặng bị trợt ra, rơi
xuống đất. Đồ vật bên trong đổ tung tóe ra sàn nhà, chiếc hộp thiếc năm
xưa Đan Tâm ôm theo lúc mới tới văng ra xa, nắp mở toang cùng với giấy tờ, thư
từ nằm rải rác trên mặt thảm. Minh bực mình cho sự vụng về của mình nhưng
cũng cố kiên nhẫn nhặt nhặn từng món để trở lại. Đang ngạc nhiên vì thấy
toàn là hóa đơn trả tiền cho bịnh viện bỗng mắt Minh đụng phải hàng chữ trên
một phong bì trắng nằm ngay dưới tay chàng:
Gửi các con
Minh, Chánh và Đại
Là nét chữ của
bố! Minh không nén được tò mò, thắc mắc: tại sao thư bố viết cho anh em
chàng mà lại nằm trong chiếc hộp này lâu nay và chàng không hay biết gì
cả? Rồi mở ra xem:
Các con yêu
quý,
Khi các con
đọc được dòng chữ này thì bố đã không còn trên cõi đời này nữa. Bố biết
bố đã để lại cho các con một sự đau lòng lớn lao. Nhưng thà thế còn hơn
là để các con phải chứng kiến cảnh bố chết lần mòn trong đau đớn.
Ngày bố
biết mình bị ung thư gan đến giai đoạn cuối thì bố quyết định đi đến một hòn
đảo xa xôi để rồi chết tại đó hầu tránh cho các con nỗi xót xa tột cùng
này. Không ngờ nơi đây bố gặp lại dì Đan Hà – xưa là bạn học của cả bố
lẫn mẹ con – đang ở đây và cũng mắc phải chứng ung thư tử cung và hết cách
chữa. Dì Đan Hà và con gái là Đan Tâm ép bố về ở chung để họ tiện việc
chăm sóc, đưa đón tới lui bịnh viện chữa trị. Nhờ phương pháp hóa trị
liệu mới mà bố kéo dài cuộc sống được hơn một năm. Trong thời gian này,
chi phí tốn kém rất nhiều, tiền bố mang theo đã cạn hết nhưng bố không muốn làm
quấy động các con nên dì Hà đã lén bố bán nhà để dồn tiền vào việc chạy chữa
hầu kéo dài thời gian sống cho cả hai người. Bố biết bố đi rồi thì cũng sẽ
tới phiên dì Hà! Tội cho Đan Tâm đã chứng kiến cảnh chết chóc và trải qua
nỗi đớn đau vô bờ vì mất người thân duy nhất trong lúc tuổi còn quá nhỏ và sẽ
phải bơ vơ trên cõi đời này.
Bố viết thư
này để lại cho các con để cầu mong các con hãy vì ân nghĩa của dì Hà và Đan Tâm
đối với bố mà cho Đan Tâm một nơi nương tựa cho đến tuổi trưởng thành. Bố
tin tưởng và trông cậy vào lòng nhân nghĩa của các con. Hãy luôn nhớ rằng
vì thương yêu các con mà bố không muốn các con phải đớn đau, sầu khổ vì cái
chết của bố. Ai cũng một lần chết. Các con hãy can đảm chấp nhận
hiện trạng.
Muôn vàn yêu
thương các con.
Minh lịm người
trong nỗi đớn đau, xúc động tột cùng. Dì Đan Hà nói đúng, bố thật là vĩ
đại, đã cố tránh cho con cái nỗi thống khổ vô bờ bến khi phải bó tay nhìn người
cha thân yêu của mình chết lần hồi trong tuyệt vọng. Chàng gục đầu xuống
bàn thờ để tạ tội bất hiếu với bố, để nhận lỗi và tạ ơn dì Hà – người đàn bà
cao cả - đã có từ tâm mà lo lắng cho bố chàng đến giờ phút chót. Lòng
chàng tràn ngập niềm xót thương cho Đan Tâm đã phải trải qua nỗi đoạn trường
một mình trong lúc tuổi còn nhỏ dại. Rồi Minh càng tự trách mình nhiều
hơn là đã không tìm hiểu để thông cảm, chia sẻ và bù đắp phần nào cho Đan Tâm
trong những năm tháng qua. Minh ngước khuôn mặt đang còn đầm đìa nước mắt
nhìn ảnh bố, mẹ và dì Hà rồi thành khẩn hứa: Con sẽ hết lòng bảo bọc
và lo lắng cho Đan Tâm cho đến hơi thở cuối cùng.
4.
Minh có quá
nhiều điều cần phải nói với Đan Tâm. Chàng quyết định bỏ dở công việc và
lái xe đi tìm gặp nàng dù trời đã nhá nhem tối.
Vừa mở của ra,
nhìn thấy khuôn mặt nghiêm trọng của Minh, Đan Tâm giựt mình lo lắng hỏi:
“Có chuyện gì
khẩn cấp hở anh?”
“Chuyện thường đối với em nhưng lại quan trọng đối với anh.”
“Chuyện thường đối với em nhưng lại quan trọng đối với anh.”
Vừa nói Minh
vừa thò tay vào túi áo lấy ra phong thư của cha chàng đưa ra trước mặt Đan tâm
và hỏi:
“Thư này Bố
anh viết gửi cho anh em anh mà em định cất giấu cho đến bao giờ đây?”
“Ồ!” Đan Tâm kêu lên ngạc nhiên rồi nín lặng.
“Em có biết là lâu nay anh thật mang nặng tội với Bố anh và Mẹ em không? Anh luôn ở trong bóng tối mịt mù, suy đoán lệch lạc để rồi trách Bố, trách mẹ em đã tệ bạc trong khi đó chính mẹ em và em đã làm một việc cao cả mà anh em anh mang ơn suốt kiếp này cũng không đền đáp lại được.”
“Ồ!” Đan Tâm kêu lên ngạc nhiên rồi nín lặng.
“Em có biết là lâu nay anh thật mang nặng tội với Bố anh và Mẹ em không? Anh luôn ở trong bóng tối mịt mù, suy đoán lệch lạc để rồi trách Bố, trách mẹ em đã tệ bạc trong khi đó chính mẹ em và em đã làm một việc cao cả mà anh em anh mang ơn suốt kiếp này cũng không đền đáp lại được.”
Minh ngồi gục
đầu vào hai lòng bàn tay khổ sở, ăn năn. Giữa lúc Đan Tâm chưa tìm ra lời
để an ủi chàng thì Minh tiếp tục:
“Em biết
không, khi rước em về nuôi, anh đã nhủ thầm và tự hào rằng mình đang làm một
việc từ thiện. Hóa ra người đã làm việc từ thiện thật sự, đã gia ơn vĩ
đại cho gia đình anh lại chính là mẹ con em. Anh thật xấu hổ với lương
tâm. Lâu nay chắc là em cười nhạo trên sự ngây ngô của anh lắm hả?
Đan Tâm, sao em không cho anh biết sớm hơn? Sao em không nói gì đi?”
“Anh dành nói
nãy giờ, có cho em chen vào đâu. Em thấy không cần thiết phải trao thơ
này ra.”
“Nhưng anh cần
nó.”
“Để làm
gì? Trả ơn cho mẹ con em à? Từ lúc em mới vào gia đình anh cho tới
bây giờ em luôn được đối đãi thật tử tế, cư xử thân thiết như người một
nhà. Đó là chân tình phát xuất tự lòng tốt, tự từ tâm của các anh
rồi. Tại sao em lại phải dùng thư đó để đòi hỏi thêm nữa chứ? Vả
lại...” Đan Tâm bỏ lửng như ngại nói ra.
“Vả lại thế
nào? Lâu nay anh thật khổ sở vì thấy mình vụng về, đần độn, không biết
làm sao để có thể lo lắng, bù đắp cho em như ý mong muốn của anh. Anh chỉ
sợ khi học xong rồi, đứng vững một mình được rồi em sẽ không bao giờ muốn quay
lại nhìn mái gia đình đáng ghét này nữa cả.”
“Vả lại... em
muốn được các anh quý mến, thương yêu em vì chính em chứ không phải vì ân
nghĩa. Bây giờ thì khác rồi! Từ đây trở đi em không biết mình có
còn nhận được tình cảm thuần túy như xưa không nữa! Hay chỉ là hành động
tử tế quá đáng bắt nguồn từ sự đền bù ơn sâu nghĩa nặng của các anh? Chắc
em không chịu đựng được không khí trong nhà như vậy đâu.” Đan Tâm than
vãn.
“Em nói gì lạ
vậy? Lâu nay anh vẫn ước muốn được bảo bọc, chăm sóc cho em suốt đời dù
không có thư này. Nghĩa là... nếu em bằng lòng... anh muốn nói...
nếu em cho phép. Suỵt! Không phải... Anh định nói trước sau gì cũng
không một mảy may thay đổi... Em không hiểu đâu. Anh sẽ nói lại chuyện
này với em rõ hơn khi em được hai mươi mốt tuổi. Bây giờ anh phải đi về
đây. Thi xong cho anh hay anh lên rước em về để tự sắp đặt căn phòng của
em.”
Minh lật đật
bỏ ra về như chạy trốn. Chàng lẩm bẩm: mình đã nói gì
vậy? Hiện giờ mình vẫn còn là người giám hộ của Đan Tâm mà. Không
thể đi quá xa. Minh đang tự dằn vặt mình vì những lời nói bất cẩn vừa rồi
thì nghe tiếng Đan Tâm gọi giật ngược:
“Anh Minh!
Đừng quên lời anh đã nói hôm nay nha. Em không đi đâu cả mà sẽ ở với anh
suốt đời để anh chăm sóc, bảo bọc cho em đó. Cứ tiếp tục công việc từ
thiện này của anh đi. Hãy nuôi em cho đến ngày em nhắm mắt.” Đan
Tâm nói với theo sau lưng Minh cùng với chuỗi cười giòn tan.
Minh cố gắng
không ngoái đầu lại. Chàng làm như không nghe thấy gì mà trong lòng như
mở cờ. Người chàng nhẹ tênh như có cánh và sắp bay bổng lên tận chín tầng
mây.
Xe lên dốc
cao. Sương đêm tỏa khắp triền núi. Minh nhìn thẳng về phía trước -
nơi khung trời rực rỡ vừa ló dạng trong tâm tưởng chàng - rồi khẳng định: đường
còn dài, nhưng mình sẽ vượt qua tất cả mọi khó khăn để tới đích. Qua
khỏi lớp sương mờ mờ này là sẽ tới nhà. Và ngôi nhà trong đó có chàng, có
Đan Tâm.
San Jose, Feb 16, 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.