Nhờ hối lộ quan trên, Vương ông- cha của Kiều được tạm tha về nhà. Hay rõ Kiều đã bán mình để lấy tiền lo, Vương ông lấy làm đau đớn, toan đập đầu vào tường tự tử, Kiều tìm lời khuyên:
Vẻ chi một mảnh hồng nhan
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
Cỗi xuân tuổi hạc càng cao
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành(câu 669 đến 674)
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
Cỗi xuân tuổi hạc càng cao
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành(câu 669 đến 674)
"Nàng Oanh" là nàng Ðề Oanh, người đời nhà Hán
CHA §Ề OANH LÀ THUẦN VU Ý LÀM QUAN ĐẤT TỀ TRONG TRIỀU HÁN VĂN §Ế, CHẲNG may phạm phải tội oan bị bắt giải về kinh đô Trường An, sắp bị tử hình. Ông không có con trai, chỉ sinh đến năm gái, nên than thở:
- Sinh con không có con trai, những khi nguy cấp không ai đỡ đần được việc.
- Sinh con không có con trai, những khi nguy cấp không ai đỡ đần được việc.
Ðề Oanh là gái út thương cha, khóc lóc theo cha đến Trường An. Nàng dâng thư lên nhà vua, kêu oan cho cha, đại ý nói: "Cha tôi làm quan, cả miền Tề trung ai cũng ca tụng là thanh liêm chính trực, nay bất hạnh phải tội rất oan ức. Vả, tôi trộm nghĩ người đã chết thì không sống lại được, đã chém thì không liền lại được. Vậy, dầu có muốn sửa lỗi, theo điều phải trở nên hay, tốt cũng không còn cách nào nữa, thế là lỡ mất hết rồi. Nay tôi xin bán mình làm tên nô lệ chỗ quan phủ, mong chuộc tội cha, để cha được sống..."
Hán Văn Ðế xem thư thấy tình lý uẩn súc, lấy làm cảm động, xét lại án TRUYỀN THA THUẦN VU Ý. LẠI XUỐNG CHIẾU TỪ ĐÓ BÃI BỎ NHỤC HÌNH.
Vương ông bị kẻ vu khống (tên bán tơ) mắc phải tội oan, quan trên không nghiêm minh cho bọn sai nha đến nhà bốn bề xôn xao:
Người nách thước, kẻ tay dao
Ðầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi
Già giang một lão một trai
Một dây vô loại buộc hai thâm tình
Ðầy nhà vang tiếng nhặng xanh
Rụng rời khung dệt, tan thành gối mây
Ðồ tế nhuyễn, của riêng tây
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham(câu 577 đến 584)
Ðầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi
Già giang một lão một trai
Một dây vô loại buộc hai thâm tình
Ðầy nhà vang tiếng nhặng xanh
Rụng rời khung dệt, tan thành gối mây
Ðồ tế nhuyễn, của riêng tây
Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham(câu 577 đến 584)
và:
Một ngày, lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền(câu 597 và 598)
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền(câu 597 và 598)
Thế rồi, chúng ra giá "có ba trăm lạng việc này mới xuôi"! Như vậy, Kiều muốn cứu cha bằng cách dâng thư như nàng Oanh cũng không kịp nữa, và bọn quan lại này có mấy kẻ được nghiêm minh như Hán Văn Ðế. Kiều thẹn mình không bằng nàng Oanh, không làm được như nàng Oanh mà nói nhún mình, nói khiêm tốn. Sự thực xét ra, hoàn cảnh tuy có giống nhau nhưng đối tượng khách quan- tức là hạng quan lại khác nhau thì cách dâng thư kêu oan cho cha không thể làm được, vậy có gì phải thẹn? Ðặt chữ "thẹn" ở hoàn cảnh này- mới nghe qua- e không đúng chỗ. Tuy nhiên, khi suy xét kỹ- không biết vô tình hay cố ý- tác giả Truyện Kiều đặt chữ "thẹn" ở chỗ này, phải thực nhận là hay tuyệt, hàm súc, nhiều ý nghĩa thâm thuý.
Kiều thẹn là phải.
Kiều thẹn cho cái xã hội có hạng quan lại, sai nha như thế.
Kiều thẹn với Oanh vì nàng còn có phúc gặp được người như Hán Văn Ðế.
Kiều lại thẹn mình vì không giữ được lời vàng đá với ý trung nhân, và tơ duyên từ đây đành đứt đoạn. Hạnh phúc gia đình bắt đầu tan vỡ.
Kiều thẹn cho cái xã hội có hạng quan lại, sai nha như thế.
Kiều thẹn với Oanh vì nàng còn có phúc gặp được người như Hán Văn Ðế.
Kiều lại thẹn mình vì không giữ được lời vàng đá với ý trung nhân, và tơ duyên từ đây đành đứt đoạn. Hạnh phúc gia đình bắt đầu tan vỡ.
Vậy là gương nàng Oanh dâng thư cứu cha, Kiều không làm được, mà chỉ còn cách bán mình như ả Lý, vì phải "có ba trăm lạng việc nầy mới xuôi"
"Ả LÝ" LÀ NÀNG LÝ KÝ ĐỜI NHÀ §ƯỜNG
Gia đình Lý Ký nghèo quá, chỉ có nàng là con một. Nàng vẫn cày cục, lam lũ mà không đủ nuôi sống cha mẹ. Bấy giờ trong làng có một cái miếu hoang có con rắn to, đêm đêm vào làng bắt gà vịt, lại còn đón người đi đường mổ chết. Người làng khủng khiếp, tôn thờ là thần Rắn. Quá mê tín, họ lại bày ra cúng lễ hàng năm cho thần Rắn một người con gái đồng trinh, để thần đừng quấy phá, cắn người. Họ tìm mua gái nhà nghèo để làm lễ vật tế thần.
Nàng Lý thấy mình không nuôi sống nổi cha mẹ lấy làm buồn khổ. Tương lai đen tối, nàng thấy cần có một số tiền để cho cha mẹ an dưỡng lúc tuổi già, nên nàng lén cha mẹ, bằng lòng xin bán mình làm vật hy sinh
Ðến ngày lễ, người làng dẫn Lý Ký đến gần miếu, trói quách nàng vào một cội cây rồi hối hả bỏ chạy về. Lý Ký vốn con nhà nghèo, hằng ngày phải vào rừng đốn củi đổi gạo về nuôi cha mẹ nên có sức mạnh, tinh thần cứng cỏi, không sợ gì. Nàng liền tự cởi trói mình, bẻ cây làm gậy quyết sống chết với thần Rắn.
Rắn quen thói gặp người là cất cao đầu mổ. Lý Ký cố gắng vừa tránh né vừa lia gậy nhắm vào đầu rắn mà quật. Hụt ngọn đòn này thì tiếp ngọn đòn khác, cuối cùng Lý Ký giết được rắn. Người trong làng rất hoan nghinh nàng, chẳng những là người con có hiếu mà còn là vị cứu tinh của dân. Vì từ đó không còn phải lo sợ nạn rắn dữ gieo rắc tai họa, làm hao tổn mạng người vô lý nữa. Tiếng đồn vang đến vua Việt Vương, nhà Vua truyền vời nàng về triều phong làm thứ hậu.
Muốn cứu cha thoát khỏi cảnh tra khảo tội tù oan ức, Kiều không dâng thư kêu oan được, vậy chỉ còn có cách bán mình lấy vàng hối lộ mới cứu được:
Dâng thư đã thẹn nàng Oanh
Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
Lại thua ả Lý bán mình hay sao?
Khẳng định nhưng chua xót biết bao!.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai30.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.