Dùng lối ước lệ, tác giả Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của Vương Thuý Kiều, có câu:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai(Câu 25 đến 28)
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai(Câu 25 đến 28)
Khi tả Kim Trọng mơ nhớ, tương tư Kiều:
Phòng văn, hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ ta chùng phím loan
Mành tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình
Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi(Câu 253 đến 258)
Trúc se ngọn thỏ ta chùng phím loan
Mành tương phân phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình
Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi(Câu 253 đến 258)
Và, khi tả Thúc Sinh say mê, dan díu Kiều:
Miệt mài trong cuộc truy hoan
Càng quen thuộc nết càng dan díu tình
Lạ cho cái sóng khuynh thành
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi(Câu 1299 đến 1302)
Càng quen thuộc nết càng dan díu tình
Lạ cho cái sóng khuynh thành
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi(Câu 1299 đến 1302)
Ðời nhà Hán, Vua Võ Ðế (140- 86 trước Dương lịch) vốn người háo sắc. Vua không than thở vì mình chưa làm gì cho dân được hạnh phúc cơm no áo ấm, mà ngược lại thường than thở trong đời mình chưa được người đẹp nào vừa lòng để âu yếm trong vòng tay. Nhà vua thường trách:
- Trẫm xây đền Minh Quang kén hai ngàn gái đẹp ở vùng Yên, Triệu. Qúa 30 tuổi sa thải, cho về quê. Thế mà trong dịch đình có trên mười ngàn gái đẹp nhưng chưa có một ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc!
- Trẫm xây đền Minh Quang kén hai ngàn gái đẹp ở vùng Yên, Triệu. Qúa 30 tuổi sa thải, cho về quê. Thế mà trong dịch đình có trên mười ngàn gái đẹp nhưng chưa có một ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc!
Bấy giờ có người phường chèo danh tiếng tên Lý Diên Niên hầu trong nội điện, có người em gái sắc đẹp tuyệt vời đương làm nàng hầu cho công chúa Bình Dương. Nghe Vua than như thế, nhân một hôm hát chầu Vua, Lý hát một bài:
Bắc phương hữu giai nhân
Tuyệt thế nhi độc lập
Nhứt cố khuynh nhân thành
Tái cố khuynh nhân quốc
Khởi bất tri
Khuynh thành dữ khuynh quốc
Giai nhân nan tái đắc
Nghĩa:
Phương Bắc có giai nhân
Tuyệt vời đứng riêng bực
Một nhìn người nghiêng thành
Nhìn lại người nghiêng nước
Lẽ nào không biết được
Người đẹp thành nước nghiêng
Người đẹp khó tìm gặp(Bản dịch của Vô danh)
Nghe hát, nhà Vua thở dài:
- Thế gian quả có người đẹp đến thế chăng?
Công chúa Bình Dương nhân đứng hầu bên cạnh, tâu:
- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà Vua truyền đòi vào xem mặt. Qủa là một giai nhân tuyệt sắc. Nàng lại còn giỏi nghề múa hát. Nhà Vua đắm đuối say mê, liền phong nàng làm phu nhân, từ ấy quyến luyến không lúc nào rời.
- Thế gian quả có người đẹp đến thế chăng?
Công chúa Bình Dương nhân đứng hầu bên cạnh, tâu:
- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.
Nhà Vua truyền đòi vào xem mặt. Qủa là một giai nhân tuyệt sắc. Nàng lại còn giỏi nghề múa hát. Nhà Vua đắm đuối say mê, liền phong nàng làm phu nhân, từ ấy quyến luyến không lúc nào rời.
Sau khi sinh một đứa con trai, một hôm nàng lâm bệnh nặng, nhà Vua đến tận giường bệnh thăm hỏi. Nàng kéo mền che kín mặt, tâu:
- Thiếp bệnh từ lâu, hình dung tiều tuỵ, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp xin gởi lại nhà Vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Võ Ðế ngậm ngùi, bảo:
- Phu nhân bịnh nặng khó qua khỏi được, thì hãy dở mền cho ta nhìn mặt há chẳng làm cho ta được thoả lòng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ chối:
- Theo lẽ Vua tôi, chồng vợ, đàn bà mặt không sạch tất không được ra mắt vua hay chồng. Vậy thiếp mong nhà Vua tha thứ.
Vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói gì, vẫn giữ chặt lấy mền. Võ Ðế tức quá, đứng phắt dậy ra về. Nhiều người sợ nhà Vua giận nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:
- Ðàn bà thường lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình yêu dễ sinh phai lạt. Nhà Vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc ta mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ, ta là kẻ xấu xa. Bấy giờ nhìn mặt ta, nhà Vua sẽ chán thì khi nào người còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Thật đúng như lời than của Khổng Tử "Ta chưa thấy ai yêu cái đức tốt như yêu cái sắc đẹp vậy" (Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã)
- Thiếp bệnh từ lâu, hình dung tiều tuỵ, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp xin gởi lại nhà Vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.
Võ Ðế ngậm ngùi, bảo:
- Phu nhân bịnh nặng khó qua khỏi được, thì hãy dở mền cho ta nhìn mặt há chẳng làm cho ta được thoả lòng sao?
Nàng vẫn che kín mặt, từ chối:
- Theo lẽ Vua tôi, chồng vợ, đàn bà mặt không sạch tất không được ra mắt vua hay chồng. Vậy thiếp mong nhà Vua tha thứ.
Vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói gì, vẫn giữ chặt lấy mền. Võ Ðế tức quá, đứng phắt dậy ra về. Nhiều người sợ nhà Vua giận nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:
- Ðàn bà thường lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình yêu dễ sinh phai lạt. Nhà Vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc ta mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ, ta là kẻ xấu xa. Bấy giờ nhìn mặt ta, nhà Vua sẽ chán thì khi nào người còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.
Thật đúng như lời than của Khổng Tử "Ta chưa thấy ai yêu cái đức tốt như yêu cái sắc đẹp vậy" (Ngô vị kiến hiếu đức như hiếu sắc giả dã)
Sau đó nàng chết. Hán Võ Ðế chôn cất rất long trọng, lại truyền thợ hoạ vẽ hình nàng- tất nhiên tưởng nhớ lại hình dáng khi nàng chưa bịnh- để treo ở cung Cam Tuyền, và phong cho anh em nàng quan tước cao. Ngày tháng trôi qua, nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt.
Ðời nhà Ðường (618- 907), Vua Ðường Minh Hoàng dắt Dương Ngọc Hoàn (tức Dương Quý Phi) thưởng hoa ở đình Cẩm Hương. Trong lúc cảm hứng, Vua cho vời Lý Bạch đến bảo làm ngay ba bài thơ "Thanh bình điệu". Thi hào họ Lý còn say rượu, nhưng cầm bút viết luôn một mạch ba bài thơ. Mỗi bài 4 câu. Bài thứ ba có câu:
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan
Thường đắc quân vương đái tiểu khan
Ngô Tất Tố dịch:
Danh hoa nghiêng nước sánh đòi vai
Ðể xứng quân vương một nụ cười
"Nghiêng nước nghiêng thành" hay "khuynh quốc khuynh thành" xuất xứ ở điển tích trên, để chỉ một người con gái có sắc đẹp tuyệt thế.
Trong Truyện Kiều, tác giả mượn điển tích theo thiên nhiên (trời ban cho) thì "sắc đành đòi một tài đành hoạ hai". Khi chuyển sang đối với Kim Trọng vì tương tư Kiều nên trách mình bằng một lời trống không (hay trách trời, hay trách Kiều cũng thế), nếu không duyên số thì đem thói "khuynh thành" trêu ngươi làm gì?. Ðặc biệt và khác hơn, khi chuyển sang Thúc Sinh- một tên đi buôn đã có vợ, sợ vợ mà còn muốn gái đẹp làng chơi, muốn lấy vợ lẽ- thì tác giả lại cực tả "làm cho đổ quán xiêu đình như chơi". Nhất là tác giả dùng tiếng "sóng" (sóng khuynh thành) để chỉ một sức mạnh dữ dội của sắc đẹp qua câu thành ngữ Việt Nam "Gái quốc sắc như cơn sóng lượn; Trai anh hùng như chiếc thuyền nghiêng" hay "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (sắc đẹp không có sóng mà dễ nhận chìm người). Qua bút pháp của tác giả, chúng ta thấy:
Sắc đẹp mà trời đã ban cho Kiều, đối với thiên nhiên hay đối với Kiều:
Sắc đẹp mà trời đã ban cho Kiều, đối với thiên nhiên hay đối với Kiều:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai
thì thực là hồn nhiên, êm ả.
Ðối với Kim Trọng, ý trung nhân của Kiều, mơ nhớ tương tư Kiều:
Ví chăng duyên nợ ba sinh
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
thì thực là ai oán, não nùng
Ðối với Thúc Sinh, một thương buôn "trăm nghìn đổ một trận cười như không"
Lạ chi cái sóng khuynh thành
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi
Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi
thì thực là mãnh liệt
Cũng một điển tích để chỉ một sắc đẹp tuyệt vời của một người con gái, nhưng tác giả sử dụng ba nơi tạo thành ba trạng thái chuyển biến của ba đối tượng chủ quan và khách quan, thực là một dụng ý sâu sắc với một bút pháp sáng tạo linh hoạt, phong phú, tài tình.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành", có thể tác giả Truyện Kiều thấy chưa đủ. Vì sắc đẹp ấy chỉ có tính tổng quát qua hình dáng bên ngoài bằng một bút pháp ước lệ, trừu tượng. Cho nên tác giả không thể bỏ qua hay không thể quên mà cần thêm một lần nữa- có phần cụ thể hơn về vẻ đẹp toàn diện con người của Kiều bằng một bút pháp miêu tả tuyệt diệu, làm cân xứng hay làm tăng cho cái vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành
Khi Kiều đã phải sa vào lầu xanh ở Lâm tri huyện, đời nhà Minh thuộc phủ Thanh Châu, tỉnh Sơn Ðông gặp Thúc Sinh. Nhân Kiều tắm, Thúc Sinh tò mò:
Buồng the phải buổi thong dong
Thang lang rủ bước trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên
Sinh càng tỏ nét càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật Ðường(Câu 1309- 1314)
Thang lang rủ bước trướng hồng tẩm hoa
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên
Sinh càng tỏ nét càng khen
Ngụ tình tay thảo một thiên luật Ðường(Câu 1309- 1314)
"Một toà thiên nhiên" tác giả dùng chữ "toà" thật không quá đáng, mà còn rất tuyệt
Người ta, thân thể ai cũng có chê hoặc về mặt này hay mặt khác. Riêng Kiều là hoàn toàn. Vì chỉ có "toà" tức là một hình tượng được đúc nên hoàn toàn khi được nghiên cứu, sửa chữa đến chỗ hoàn mỹ mới đúc. Sắc đẹp của Kiều hay con người Kiều quả là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình tuyệt kỹ: ngoại thân nội thể phù hợp và chung nhứt qua bút pháp miêu tả từ hư đến thực.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai1.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.