Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Lễ Tế Tông Miếu của Triều đại Joseon (Triều Tiên - Hàn Quốc) và Nhà Nguyễn (Việt Nam)


Video mô tả lễ Tế Tông Miếu của các vua nhà Triều Tiên - Joseon (1392 - 1910)!

Còn dưới đây là mô tả Lễ Tế Tông Miếu của Nhà Nguyễn (1802 - 1945)

"Ngày làm lễ, đầu canh năm (tầm 3h sáng), quan Hữu tư và ty Từ Tế đến miếu để bày các lễ phẩm. Biền binh bày lỗ bộ, nghi trượng. Ca sinh, nhạc sinh đều đến trước sân đứng ở hai bên trái, phải. Các thành viên được tham dự lễ tế với những nhiệm vụ khác nhau đều mặc triều phục đến miếu chờ. Các quan văn lục phẩm, võ ngũ phẩm trở xuống đều mặc phẩm phục đến quỳ ở hai bên đường gạch hồ Thái Dịch để chờ đón vua đi qua. Thị vệ được xếp hàng để dẹp đường cho vua đi. Kiệu vua đặt sẵn ở dưới thềm gian giữa điện Cần Chánh. Hai bên điện bày các loại cờ, quạt, phất trần theo đúng nghi thức. Lọng vàng và nhã nhạc đều chờ ở hai bên trái, phải trƣớc sân.
Vua đội mũ Cửu long, áo hoàng bào, đai ngọc, cầm ngọc trấn khuê lên ngai ở điện Cần Chánh. Kiệu được đưa lên thềm gian chính giữa điện. Khi nhà vua bắt đầu lên kiệu, lầu Ngọ Môn nổi chuông trống. Kiệu vua ra ngoài Đại Cung Môn, bắn 7 tiếng ống lệnh. Theo nghi thức, các quan bộ Lễ đi trƣớc kiệu vua. Khi đoàn rước đến đoạn rẽ sang miếu, chuông trống nghỉ.

Nếu có lễ ở Thế Miếu, hai bên trong cửa trên thềm Hiển Lâm Các trải chiếu lễ, đợi rƣớc nhà vua đến bái vị, thì hoàng tử hoàng thân làm bồi tự đều ở trong cửa gác, các quan văn tứ phẩm, võ tam phẩm trở lên đều ở trên thềm ngoài cửa gác, chia ra đứng chực hai bên trái và bên phải, đến giờ đều theo ban lần lƣợt tuỳ bái, dẫn đường, chầu hầu, nghi tiết đều chực hầu ở trên thềm gác Đông gác Tây điện (tức thềm gác chuông và gác trống hai bên trái và phải Hiển Lâm Các) làm chấp sự; các quan văn tứ phẩm, ngũ phẩm, võ tứ phẩm trở xuống, đều phải quỳ hai bên đường
đón đưa nhà vua khi đi và khi về. Còn các viên tập ấm và văn vũ tứ ngũ phẩm làm hậu bái tại các ban tòng tự. Cho dù trong trƣờng hợp mƣa gió, mọi thành viên vẫn phải theo những quy định trên mà tiến hành theo đúng nghi lễ. Trước khi tiến hành làm lễ, nhà vua làm nghi thức “quán tẩy” (rửa tay) do một viên thị vệ dâng nước lên. Rửa tay xong, vua lên thềm phía Đông của miếu và thực hiện các nghi thức theo trình tự:

1. Lễ thượng hương, nghinh thần: Tấu nhạc bài "Hòa Tam"
2. Lễ điện ngọc bach: Dâng lụa
3. Dâng cổ tế: không tấu nhạc
4. Dâng tuần rượu đầu(Sơ hiến lễ): Múa "Bát Dật Võ" và tấu bài "Thọ Hòa" (sau vua Minh Mạng đổi thành Tường Hòa)
5. Đọc chúc văn
6. Dâng tuần rượu thứ 2(Á hiến lễ): Múa "Bát Dật Văn" tấu bài nhạc "Dự Hòa"
7. Dâng tuần rượu thứ ba (Chung hiến lễ): Múa "Bát dật văn" tấu bài "Ninh Hòa"
8. Dâng Trà: Tấu bài "Mỹ Hòa"
9. Triệt soạn (hạ cỗ): Tấu bài "Túc Hòa"
10. Tạ Thần: Tấu bài "An Hòa"
11. Tống Thần: Nghi thức này và nghi thức đốt văn tế có cùng chung một lần tấu nhạc, tấu bài Ứng Hòa
12. Đốt văn Tế: Tấu bài "Ứng Hòa"

Các vũ sinh chia hàng đứng ở phía dưới chỗ treo nhạc khí ở hai bên Đông,
Tây hướng vào nhau. Khi dâng tuần rượu thứ nhất, người giữ chuông đánh 3 tiếng chuông to, nhạc cử lên thì vũ sư về điệu võ cầm cờ tinh dẫn vũ sinh đến chỗ lát gạch bên trái và bên phải trƣớc sân miếu, quay mặt phía Bắc [hướng vào trong miếu] đứng thành 8 hàng, múa can, thích. Khi ca sinh tấu bản nhạc xong, người giữ khánh đánh 3 tiếng khánh to, thì những người múa đều trở về đứng chỗ cũ. Đến tuần rượu thứ hai, vũ sư về điệu văn cầm cờ tiết dẫn vũ sinh vào hàng, múa vũ, thược. Tuần rượu cuối cùng cũng được thực hiện cũng như tuần rượu thứ hai."
(trích luận án Tiến Sĩ của Huỳnh Vân Anh - Đại Học Huế)

................................................................

#Doraemon: qua đây chúng ta có thể thấy được nghi lễ Tế Tổ Tiên trong hoàng thất của 2 nước thời kỳ này có nhiều điểm tương đồng. Có thể là vì giao thoa văn hóa ảnh hưởng từ Trung Hoa.



Source: https://www.facebook.com/TuDuyLichSu/videos/581579132324492/UzpfSTEwMDAwNTA4NTU0NTIwOTpWSzoyODIzNjUzMjYxMDU2MjA4/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.