Sau khi du Thanh minh về Kiều nằm mộng:
" Thoắt đâu thấy một tiểu kiều
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lững thững như gần như xa.
Rước nàng đón hỏi dò la:
Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lững thững như gần như xa.
Rước nàng đón hỏi dò la:
Ðào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
Và, nhân lúc cha mẹ vắng nhà Kiều sang phòng văn của Kim Trọng:
"Lần theo núi giả đi vòng,
Cuối tường dường có nẻo thông mới vào.
Xắn tay mở khoá động Ðào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai".
Cuối tường dường có nẻo thông mới vào.
Xắn tay mở khoá động Ðào,
Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai".
"Ðào nguyên", "động đào" hay "động Bích" chỉ nơi tiên ở cũng như "Thiên thai".
Theo "Ðào hoa nguyên ký" của Ðào Tiềm (365 -427), một nhà thơ văn đời Ðồng Tấn, có một ngư phủ huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy càng có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Ðến một quãng bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa, thích thú. Ðịnh có người ở gần đấy nên bỏ thuyền lên bờ. Vượt qua rừng đào đến một ngọn núi, dưới chân núi có một cái hang nhỏ hẹp vừa một người chui được, bên trong thấy thoáng có ánh sáng.
Theo "Ðào hoa nguyên ký" của Ðào Tiềm (365 -427), một nhà thơ văn đời Ðồng Tấn, có một ngư phủ huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược theo bờ suối. Càng đi xa chừng nào thì thấy càng có nhiều hoa đào trôi theo dòng nước đổ xuống. Ðến một quãng bỗng thấy trước mặt hiện ra một rừng đào. Hoa đào đỏ rực rỡ làm cho ngư phủ càng thấy say sưa, thích thú. Ðịnh có người ở gần đấy nên bỏ thuyền lên bờ. Vượt qua rừng đào đến một ngọn núi, dưới chân núi có một cái hang nhỏ hẹp vừa một người chui được, bên trong thấy thoáng có ánh sáng.
Gợi tính tò mò, ngư phủ lách mình vào cửa hang. Lúc đầu cửa hang còn hẹp, sau rộng dần. Rồi cả một thế giới hiện ra: ruộng vườn tươi tốt, thôn ấp, nhà cửa liên tiếp nhau. Gà gáy, chó sủa nghe rõ mồn một. Trai gái đều say sưa công việc đồng áng . Trên mặt mọi người hiện vẻ vui tươi, chất phát, hồn nhiên. Người già, trẻ con đều có vẻ ung dung, thanh thản. Họ thấy ngư phủ thì lấy làm kinh ngạc hỏi làm sao đến được chốn này? Ngư phủ trình bày sự thật. Các phụ lão đem vợ con ra chào mừng khách lạ, dọn cơm rượu thịnh soạn đãi đằng. Ngư phủ ăn uống lấy làm ngon lạ, vì tuy cơm rượu mà tính chất khác thường. Các phụ lão lại nói: "Ðây là động Ðào nguyên. Tổ tiên chúng tôi tránh học đời Tần, đem cả gia đình vào ở đây, từ đó cách biệt với bên ngoài..."
Cuối cùng họ dặn ngư phủ: sau khi ra khỏi chốn này, xin đừng cho ai biết có họ ở đây. Lão ngư phủ ở chơi một hôm rồi cáo biệt. Ngư phủ cho mình may mắn gặp được tiên. Khi trở về nhiều người đến thăm hỏi, trước đó còn tìm cách giấu quanh. Chuyện thấu đến quan Thái thú sở tại, ngư phủ đành phải thuật cả việc lại. Có tính hiếu kỳ, viên Thái thú sai người đi theo ngư phủ tìm lại động Ðào nguyên nhưng bị lạc đường đành phải trở về.
Nước ta có chuyện "Ðộng Bích Ðào"
Ðộng ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, bên mặt núi Trần Phù thuộc tỉnh Thanh Hoá. Tương truyền đời nhà Trần, niên hiệu Quang Thái (1388 - 1398) có ông Từ Thức làm quan Tể huyện Tiên du ( tỉnh Bắc Ninh). Bên cạnh huyện có một ngôi chùa có trồng một cây mẫu đơn. Mỗi khi nở hoa thì người các nơi đổ đến, xe ngựa dập dìu.
Trong khi mọi người nhìn ngắm hoa đẹp, bỗng có một thiếu nữ dung nhan diễm lệ bước đến, đưa tay ve vuốt lấy hoa. Nhưng chẳng may khi vịn lấy một cành mẫu đơn thì cành giòn bị gãy. Người giữ hoa giữ nàng lại, bắt đền. Nàng không có vật gì đền. Và, mãi đến tối cũng không có người quen đến nhận. Nàng khóc. Từ Thức thấy thế động lòng thương xót, liền cởi áo bạch cẩm cừu đưa cho nàng chuộc tội, để được thả về.
Một thời gian sau vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức trả ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một con thuyền, một bầu rượu, túi thơ chu du khắp danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây năm sắc kết tụ hình hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến, thấy một hòn núi rất đẹp, lòng sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ. Từ đề thơ xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn khoảng trên một thước. Từ đi bộ chen mình vào, nhưng được vài bước thì vách đá khép kín lại. Ði được vài dặm thấy sườn đá đứng thẳng như bức tường. Từ lần leo lên, mỗi bước thấy đường càng rộng. Ðến chót núi thì thấy có ánh mặt trời chiếu xuống. Nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lâu đài cực kỳ lộng lẫy như tranh vẽ. Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có một đồng nữ áo xanh đến bảo:
- Phu nhân tôi xin mời tướng công vào!
Từ mừng rỡ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một phu nhân đương ngồi trên giừơng chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một cái tháp nhỏ bằng đàn hương. Phu nhân mời Từ ngồi ung dung bảo:
- Ðây là hang động thứ sáu trong số 36 động ở Phù Lai. Ta đây là Ngụy phu nhân địa tiên Nam nhạc , nghe nhà ngươi có cao nghĩa hay cứu trợ người khốn đốn nên mới cho rước đến đây.
Ðoạn, phu nhân gọi một cô gái đến.
Từ liếc nhìn, nhận ra là thiếu nữ làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ cô gái, bảo Từ:
- Ðó là con ta tên Giáng Hương. Khi truớc nhờ ngươi cứu việc làm gãy hoa, ơn ấy không quên nên ta muốn kết làm giai ngẫu để trả.
Từ rất vui mừng. Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mở phụng, trải phụng, trải chiếu vũ rồng, cho Từ cùng Giáng Hương làm lễ giao bôi.
Thấm thoát đã được một năm. Nhưng cảnh tiên không khuây khoả được lòng trần, Từ bỗng dưng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương cho về thăm. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần nên bằng lòng, cho Từ một chiếc xe bằng mây "Cẩm xa vân" để đưa về. Riêng Giáng Hương giao cho Từ một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem.
Một thời gian sau vì không muốn ràng buộc bởi lợi danh, Từ Thức trả ấn từ quan về ở huyện Tống Sơn. Rồi ngày ngày, Từ với một con thuyền, một bầu rượu, túi thơ chu du khắp danh lam thắng cảnh. Một hôm nhìn thấy cửa biển Thần Phù có đám mây năm sắc kết tụ hình hoa sen, Từ vội chèo thuyền đến, thấy một hòn núi rất đẹp, lòng sinh cảm khái, nhân đề một bài thơ. Từ đề thơ xong nhưng bỡ ngỡ chưa biết đường nào đi, thoạt thấy vách đá tách mở ra một chỗ tròn khoảng trên một thước. Từ đi bộ chen mình vào, nhưng được vài bước thì vách đá khép kín lại. Ði được vài dặm thấy sườn đá đứng thẳng như bức tường. Từ lần leo lên, mỗi bước thấy đường càng rộng. Ðến chót núi thì thấy có ánh mặt trời chiếu xuống. Nhìn quanh bốn phía thấy một dãy lâu đài cực kỳ lộng lẫy như tranh vẽ. Từ đương lấy làm ngạc nhiên, bỗng thấy có một đồng nữ áo xanh đến bảo:
- Phu nhân tôi xin mời tướng công vào!
Từ mừng rỡ vâng lời. Thẳng vào thì thấy một phu nhân đương ngồi trên giừơng chạm thất bảo, bên cạnh có đặt một cái tháp nhỏ bằng đàn hương. Phu nhân mời Từ ngồi ung dung bảo:
- Ðây là hang động thứ sáu trong số 36 động ở Phù Lai. Ta đây là Ngụy phu nhân địa tiên Nam nhạc , nghe nhà ngươi có cao nghĩa hay cứu trợ người khốn đốn nên mới cho rước đến đây.
Ðoạn, phu nhân gọi một cô gái đến.
Từ liếc nhìn, nhận ra là thiếu nữ làm gãy hoa ngày trước. Phu nhân chỉ cô gái, bảo Từ:
- Ðó là con ta tên Giáng Hương. Khi truớc nhờ ngươi cứu việc làm gãy hoa, ơn ấy không quên nên ta muốn kết làm giai ngẫu để trả.
Từ rất vui mừng. Ngay trong đêm ấy, phu nhân truyền thắp đèn mở phụng, trải phụng, trải chiếu vũ rồng, cho Từ cùng Giáng Hương làm lễ giao bôi.
Thấm thoát đã được một năm. Nhưng cảnh tiên không khuây khoả được lòng trần, Từ bỗng dưng động lòng nhớ cố hương nên ngỏ ý với Giáng Hương cho về thăm. Biết không giữ được, nàng đành thưa với mẹ. Phu nhân biết Từ còn nặng lòng trần nên bằng lòng, cho Từ một chiếc xe bằng mây "Cẩm xa vân" để đưa về. Riêng Giáng Hương giao cho Từ một phong thư, dặn về đến nhà hãy mở ra xem.
Ðến nhà, nhìn quanh cảnh cũ không còn như xưa, thành quách nhân dân không còn như trước, duy cảnh núi sông thì còn như độ nào. Từ đem tên họ mình mà hỏi thăm người già, thì có người bảo:
- Thuở tôi nghe nói ông cụ tam đại nhà tôi cũng tên họ như ồng, đi vào núi mất đến nay có gần trăm năm rồi.
Từ Thức bấy giờ mới bỡ ngỡ, bùi ngùi, muốn lên xe mây để về chốn cũ thì xe đã hoá thành con trường loan bay mất. Buồn tủi, Từ mở thư của Giáng Hương xem, chỉ có câu ngắn ngủi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; phỏng trên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân". (Kết bạn loan trong mây, duyên trước đã dứt, tìm núi tiên ở trên biển, hội sau khôn cẩu). ý nói, duyên trước kết đôi loan phụng cùng nhau nay đã đoạn tuyệt rồi; ngày sau muốn tìm lại núi tiên cũng không được nữa.
Từ Thức bấy giờ mới bỡ ngỡ, bùi ngùi, muốn lên xe mây để về chốn cũ thì xe đã hoá thành con trường loan bay mất. Buồn tủi, Từ mở thư của Giáng Hương xem, chỉ có câu ngắn ngủi: "Kết loan lữ ư vân trung, tiền duyên dĩ đoạn; phỏng trên sơn ư hải thượng, hậu hội vô nhân". (Kết bạn loan trong mây, duyên trước đã dứt, tìm núi tiên ở trên biển, hội sau khôn cẩu). ý nói, duyên trước kết đôi loan phụng cùng nhau nay đã đoạn tuyệt rồi; ngày sau muốn tìm lại núi tiên cũng không được nữa.
Tuyệt vọng hoàn toàn. Từ đó, Từ Thức mặc áo Khinh cừu, đội nón lá vào núi Hoàng Sơn ở huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá) rồi biệt tích.
Ðào nguyên, Ðộng Ðào, Thiên Thai, động Bích là tiên cảnh, nơi tiên ở...dùng lối thậm xưng để chỉ chỗ ở xinh đẹp, thanh cao.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều
NXB Ðồng Tháp)
NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai4.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.