Chờ đón và đón chờ, Kim Trọng may mắn gặp Kiều bên hiên Lãm thuý giữa lúc Kiều đương tìm cành hoa đánh rơi ở vườn hoa, chàng tỏ tình mong nhớ tương tư Kiều:
"Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp nhau
Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn
Xương mai tính đã rũ mòn
Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay
Tháng tròn như gởi cung mây
Trần trần một phận ấp cây đã liều
Tiện đây xin một hai điều
Ðài gương soi thấu dấu bèo cho chăng?"(Câu 323 đến 330)
Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn
Xương mai tính đã rũ mòn
Lần lừa ai biết hãy còn hôm nay
Tháng tròn như gởi cung mây
Trần trần một phận ấp cây đã liều
Tiện đây xin một hai điều
Ðài gương soi thấu dấu bèo cho chăng?"(Câu 323 đến 330)
"ẤP CÂY" LÀ ÔM CÂY CỘT CẦU.
"Tình sử Trung Hoa" có chuyện chàng Vĩ Sinh, người nước Lỗ, vốn một nho sinh, tính tình thuận hậu, luôn luôn giữ lấy chữ tín dầu đối với một cậu bé con.
Vĩ Sinh nổi tiếng chữ tốt văn hay.
Trong trường, bài của Sinh thường được thầy đem ra bình. Giọng đọc của Sinh trong trẻo được nhiều người chú ý ngợi khen. Gần trường là nhà viên ngoại họ Triệu có nàng con gái tên Thường Khanh. Gìơ bình văn, nàng thường sang trường, đứng sau vách nghe trộm
Nghe tiếng, thấy người, thưởng thức văn chương... nàng Thường Khanh cảm thấy con tim mình bắt đầu đập một điệu lâng lâng khó tả. Vĩ Sinh dường như có linh tính, biết có người đẹp nghe trộm, nên vừa đọc văn vừa thỉnh thoảng liếc nhìn phía sau vách. Bốn mắt chạm nhau, bấy giờ giọng của Sinh càng ngân vang lên như gởi cả tâm hồn mong được người đẹp nghe lén kia thưởng thức...
Rồi từ đó, Vĩ Sinh đi đến trường sang ngang vườn hoa của viên ngoại họ Triệu, chàng nhìn thấy thấp thoáng bóng nàng tha thướt hái hoa, chàng bạo dạn đứng lại, thỏ thẻ xin nàng một cành hoa.. Thường Khanh nhoẻn nụ cười e lệ, cầm hoa trao tặng chàng.
Cứ thế và ngày nào cũng thế. Chàng sang ngang vườn thì đã có nàng dường như nàng sẵn đón chờ nơi ấy. Họ không hẹn gặp nhau nhưng gặp nhau như hẹn. Tuy có một đôi khi vắng nàng, chàng cảm thấy một nỗi nhớ nhung, bâng khuâng vô cùng. Một hôm gặp nhau, chàng đánh bạo nói với nàng sẽ gặp nhau trong đêm bên một đầu cầu phía tây thôn, để có thì giờ trao đổi tâm sự kết niềm giao ước. Nàng rất vui vẻ bằng lòng.
Chàng chờ tối mau đến
Chàng đến bên cầu chờ nàng
Gìơ khắc chờ đợi của kẻ mong ngóng đợi chờ như ngưng đọng lại. Sao bóng người yêu lại vắng bặt. Bỗng mây kéo đen kịt một góc trời rồi tối sầm lại. Mưa rơi mỗi lúc càng nặng hột. Vì giữ chữ tín, Vĩ Sinh vẫn đứng chờ. Chàng xuống dạ cầu để tránh đỡ. Gío giật mạnh từng hồi như muốn xô đổ cả cây cối. Vĩ Sinh phải ôm lấy cột cầu mà chịu. Mưa băng gió quật, sét nổ từng lúc vang vầy, nước dưới cầu mỗi lúc một dâng cao. Dòng nước siết chảy như muốn lôi phăng đi tất cả những gì bên cầu.
Tấm thân chàng nho sĩ yếu đuối không chịu đựng nổi trước sự tàn phá hung hãn của tạo hoá trớ trêu, cuối cùng đành chịu chết đuối dưới sông bên cột cầu chờ đợi, để mặc thân xác lôi cuốn theo dòng.
"Trần trần một phận ấp cây đã liều" được coi như một lời thề. Kim Trọng quyết định cái số phận mình như Vĩ Sinh thề đợi Kiều, dầu lâm phải bao cảnh gian nguy thà chết thì thôi!
(THEO §IỂN tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai13.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.