Ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan đi du xuân nhân tiết Thanh minh, khi trở về giữa đường gặp một nấm mồ không nhan khói, không ai đắp điếm. Kiều cảm động, lấy làm lạ hỏi. Vương Quan cho biết: có một ca nhi tên Ðạm Tiên đã từng "nổi danh tài sắc một thì", đến khi chết vì không có chồng, phải nhờ người khách phương xa nghe tiếng tìm chơi, lỡ cơ nên xuất tiền sắm sanh lễ vật chôn cất. Nay là mồ vô chủ, không ai viếng thăm. Nghe kể, Kiều xót xa thương cảm người bạt mạng:
" Lòng đâu sẵn nỗi thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Ðau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung...
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.
Ðau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung...
"Châu sa" là hột ngọc (châu) rơi xuống (sa), nghĩa bóng chỉ nước mắt rơi. Trong " Truyện Kiều" còn có những câu:
" Lại cùng ủ dột nét hoa
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
Sầu tuôn dứt nối châu sa vắn dài".
" Ngại ngùng một bước một xa
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng"
Một lời trân trọng châu sa mấy hàng"
Trong " Thần thoại ký" của Trung Hoa có chép: đời Thượng cổ có loài giao long hoá người gọi là giao nhân. Ðầu và mình giao nhân giống như người, nhưng đít giống đuôi cá. Giống này cũng có đực, cái từ dưới nước lên ở thế gian, buôn bán giao thiệp lẫn lộn với người thường. Giao nhân rất xinh đẹp và thông minh, lại giàu tình cảm luyến ái nên được người ở mặt đất thương mến.
Giao nhân ở trên đất thời gian chỉ được một năm là phải về thuỷ cung chầu Long vương theo luật định. Khi trở về, vì quyến luyến cõi trần thế, nhứt là tình đối xử giữa người với giao nhân nên lúc từ giã, giao nhân khóc lóc thảm thiết. Những giọt nước mắt rơi xuống lại hoá thành hột ngọc (châu).
Truyện thần thoại chép như vậy.
Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu:
Truyện thần thoại chép như vậy.
Có điều cụ thể, giọt nước mắt hình giống hột châu nên mới gọi giọt châu hay giọt ngọc. Từ Hán Việt gọi là "lệ châu". Có câu:
" Nàng càng giọt ngọc như chan,
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây".
Nỗi lòng luống những bàn hoàn niềm tây".
" Sợ quen dám hở ra lời
Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa"
Khôn ngăn giọt ngọc sụt sùi nhỏ sa"
" Ma không chồng":
" Sống làm vợ khắp người ta,
Khéo thay chết xuống làm ma không chồng".
Khéo thay chết xuống làm ma không chồng".
Hai câu này thoát dịch rất tài do hai câu thơ cổ:
"Sinh vi vạn nhân thể,
Tử vi vô phu quỷ".
Tử vi vô phu quỷ".
Nghĩa là:
"Sống làm vợ muôn người
"Khéo thay mà không chồng"
"Khéo thay mà không chồng"
"Khéo thay" có bản chép là "Hại thay"
Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu văn đường ( chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều oánh chú thích là "tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa" và cho rằng "nhiều bản Nôm khác cho là "hại là lầm chữ..". Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói tội nghiệp thay".
Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay ( do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ " khéo thay", " hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc.
" Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại.
" Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương sót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng...
Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".
Bản dịch của Ðào Duy Anh và của Tản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu chép là "Khéo thay" dựa theo bản Liễu văn đường ( chữ Nôm khắc năm 1871) và bản của Kiều oánh chú thích là "tình cờ như có bàn tay khéo léo xếp đặt, nói mỉa" và cho rằng "nhiều bản Nôm khác cho là "hại là lầm chữ..". Bản của Vân Hạc - Lê Văn Hoè chép "hại thay", chú thích là: "Thương hại thay cũng như ta nói tội nghiệp thay".
Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - thực thảm thay, thương hại thay - làm ma không chồng. Sống thì làm vợ mọi người nhưng đến khi chết - ôi, khéo thay ( do bàn tay nào xếp đặt) để phải - làm ma không chồng. Hai từ " khéo thay", " hại thay" đều diễn tả tình cảm. Tất cả đều có ý nghĩa sâu sắc.
" Hại thay" chỉ tỏ tình cảm thương xót, thương hại.
" Khéo thay" chỉ tỏ tình cảm thương sót nhưng hàm súc một ý nghĩa mỉa mai, trách móc số kiếp của một con người hồng nhan bạc mệnh, bị đời ruồng rẫy, phũ phàng...
Tác giả "Truyện Kiều" còn dùng nhiều từ "khéo".
...."Chữ tài chữ mạng khéo là ghét nhau".
..."Khéo vô duyên bấy là mình với ta"...để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy.
..."Khéo vô duyên bấy là mình với ta"...để tỏ tình thương xót, mỉa mai cay đắng ấy.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều - Nxb Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai3.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.