Cũng trong cuộc trao đổi tâm tình buổi sơ ngộ tại lầu xanh ở Châu Thai, Kiều có lời chân tình tán tụng Từ Hải và mong được Từ nâng đỡ. Từ rất lấy làm hài lòng:
Nghe lời vừa ý gật đầu,
Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người!
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau(Câu 2199 đến 2204)
Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người!
Khen cho con mắt tinh đời
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
Một lời đã biết đến ta
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau(Câu 2199 đến 2204)
Khi Từ lập nên sự nghiệp, cho Kiều được quyền ơn đền oán trả. Kiều tạ ơn Từ, thì:
Từ rằng: "Quốc sĩ xưa nay
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!"(Câu 2427 đến 2430)
Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!"(Câu 2427 đến 2430)
Riêng khi Kiều cùng Kim Trọng tái hợp, Kiều đánh đàn lần cuối cùng cho Kim Trọng nghe, có câu:
Nàng rằng: "Vì chút nghề chơi
Ðoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa"(Câu 3211 đến 3214)
Ðoạn trường tiếng ấy hại người bấy lâu
Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa"(Câu 3211 đến 3214)
"Tri kỷ" là kẻ hiểu được tâm tình của mình, chí nguyện của mình.
Ðời Xuân Thu (722- 480 trước DL) Quản Di Ngô tức Quản Trọng vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung. Lúc chia lời, Quản Trọng thường lấy phần hơn. Người ngoài thấy thế bất bình, nhưng Bảo Thúc Nha nói:
- Quản Trọng không phải tham mà lấy tiền ấy, chỉ vì gặp gia cảnh quẫn bách phải làm thế nên ta vẫn bằng lòng nhường.
- Quản Trọng không phải tham mà lấy tiền ấy, chỉ vì gặp gia cảnh quẫn bách phải làm thế nên ta vẫn bằng lòng nhường.
Quản Trọng ở chỗ thị tứ thường bị lắm kẻ doạ nạt, hà hiếp mà không một lời phản kháng. Người đều cười chê cho là nhu nhược, hèn nhát nhưng Bảo Thúc Nha cho bạn là người khoan dung. Quản Trọng thường đàm luận cùng Bảo Thúc Nha, nói nhiều sai lầm, nhưng Bảo cho rằng:
- Ðó là con người chưa gặp vận. Chớ khi gặp thời thì trăm việc không hỏng việc nào.
- Ðó là con người chưa gặp vận. Chớ khi gặp thời thì trăm việc không hỏng việc nào.
Lúc theo việc quân, mỗi khi ra trận, Quản Trọng đi sau; khi thu quân về thì Quản Trọng đi trước. Mọi người chế giễu cho là nhát. Bảo Thúc Nha nói:
- Quản Di Ngô nào phải nhát gan, chỉ vì người còn mẹ già nên phải giữ thân để phụng dưỡng mẹ.
- Quản Di Ngô nào phải nhát gan, chỉ vì người còn mẹ già nên phải giữ thân để phụng dưỡng mẹ.
Quản Trọng ba lần làm quan, ba lần bị bãi. Người người đều khinh. Nhưng Bảo Thúc Nha nói:
- Di Ngô không phải kẻ bất tài, ấy chỉ vì chưa gặp thời, chưa gặp vua hiền.
- Di Ngô không phải kẻ bất tài, ấy chỉ vì chưa gặp thời, chưa gặp vua hiền.
Về sau, Quản Trọng phò công tử Củ, Bảo Thúc Nha phò công tử Tiểu Bạch. Công tử Củ và công tử Tiểu Bạch vốn anh em khác mẹ lưu vong mỗi người ở nhờ mỗi nước, sau tranh ngôi nhau. Công tử Củ ở nhờ nước Lỗ bị bại binh. Vua Lỗ muốn cầu hoà với công tử Tiểu Bạch, nên giết công tử Củ, lại bắt Quản Trọng và Thiệu Hốt là người phò công tử Củ nộp cho Tiểu Bạch tức Tề Hoàn công đương lên ngôi làm chúa nước Tề.
Thiệu Hốt tự tử. Còn Quản Trọng thì chịu làm tên tù, và chịu tội với Tiểu Bạch vì trước kia đối trận, Trọng bắn nhằm vòng đai của Tiểu Bạch. Mến tài của Quản Trọng và do Bảo Thúc Nha tiến cử, Tiểu Bạch tức Tề Hoàn Công dùng Quản Trọng làm tướng quốc và suy tôn là Trọng Phụ.
Người ta chê Quản Trọng không giữ được khí tiết như Thiệu Hốt. Nhưng Thúc Nha bảo:
- Di Nhô nhẫn nhục thờ Hoàn Công không phải vô sĩ mà vốn người không câu chấp những tiểu tiết thường tình. Ðó là kẻ có chí lớn làm lợi cho cả thiên hạ.
- Di Nhô nhẫn nhục thờ Hoàn Công không phải vô sĩ mà vốn người không câu chấp những tiểu tiết thường tình. Ðó là kẻ có chí lớn làm lợi cho cả thiên hạ.
Quản Trọng nghe được lời phê phán của Thúc Nha, thường thở dài nói:
- Sinh ta ra là cha mẹ, nhưng hiểu biết ta ở đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi.
- Sinh ta ra là cha mẹ, nhưng hiểu biết ta ở đời chỉ có một Bảo Thúc Nha mà thôi.
Quản Trọng phò Hoàn Công, xây dựng nước Tề trở nên cường thịnh. Lúc Quản Trọng bệnh nặng sắp chết, Tề Hoàn Công đến thăm hỏi và muốn giao quyền chính cho Bảo Thúc Nha thay Quản Trọng, nếu không may Quản Trọng chết. Nhưng Quản Trọng lại đề nghị Thấp Bằng thay mình. Quản Trọng so sánh giữa hai người:
- Bảo Thúc Nha là người quân tử nhưng không có tài chính trị, hay phân biệt thiện ác quá. Yêu điều thiện thì phải, chớ ghét điều ác quá thì không ai chịu được. Bảo Thúc Nha thấy ai có điều ác gì thì suốt đời không quên. Ðó cũng là một điều dở. Còn Thấp Bằng là người hay hỏi kẻ dưới mà không lấy làm xấu hổ, lúc nào cũng lo nghĩ đến việc nước, có thể dùng được.
- Bảo Thúc Nha là người quân tử nhưng không có tài chính trị, hay phân biệt thiện ác quá. Yêu điều thiện thì phải, chớ ghét điều ác quá thì không ai chịu được. Bảo Thúc Nha thấy ai có điều ác gì thì suốt đời không quên. Ðó cũng là một điều dở. Còn Thấp Bằng là người hay hỏi kẻ dưới mà không lấy làm xấu hổ, lúc nào cũng lo nghĩ đến việc nước, có thể dùng được.
Tề Hoàn Công bằng lòng.
Bấy giờ có tên Dịch Nha vốn một tay gian nịnh, dám làm thịt con dưng cho Tề Hoàn công ăn, và luôn luôn phục vụ Quản Trọng, mong khi Quản Trọng chết thì hắn sẽ được thay cầm quyền Tể tướng. Nhưng bị Quản Trọng chê, xin Hoàn công đừng dùng đến, nên hắn tức giận đến ra mắt Bảo Thúc Nha, nói:
- Ngày trước, Ngài tiến cử Trọng Phụ lên làm Tể tướng, nay Trọng Phụ đau, chúa công hỏi chuyện, Trọng phụ lại bảo ngài không có tài chính trị mà tiến cử Thấp Bằng. Tôi rất lấy làm không bằng lòng.
Bảo Thúc Nha cười, nói:
- Trọng phụ là người trung với nước mà không vì bạn. Giả sử chúa công cho ta làm chức Tư Khấu để khu trừ những đứa gian nịnh thì ta làm được; chớ cho ta cầm quyền chính trong nước thì hạng người như nhà người còn dung thân vào đâu.
- Ngày trước, Ngài tiến cử Trọng Phụ lên làm Tể tướng, nay Trọng Phụ đau, chúa công hỏi chuyện, Trọng phụ lại bảo ngài không có tài chính trị mà tiến cử Thấp Bằng. Tôi rất lấy làm không bằng lòng.
Bảo Thúc Nha cười, nói:
- Trọng phụ là người trung với nước mà không vì bạn. Giả sử chúa công cho ta làm chức Tư Khấu để khu trừ những đứa gian nịnh thì ta làm được; chớ cho ta cầm quyền chính trong nước thì hạng người như nhà người còn dung thân vào đâu.
Người đời cho Quản Trọng và Bảo Thúc Nha là đôi bạn tri kỷ, cũng như Bá Nha và Tử Kỳ là đôi bạn tri âm.
Tri âm, tri kỷ khó kiếm. Cổ nhân có câu: "Ðắt nhất tri kỷ khả dĩ bất hận" (đời có một người tri kỷ thì không còn gì phải ân hận).
Từ Hải gật đầu và cười không phải vì nghe Kiều đề cao mình mà lấy làm thống khoái, nếu nàng tâng bốc theo lối xã giao. Chàng gật đầu và cười đắc ý vì chàng sung sướng tìm thấy ở Kiều, một người tri kỷ, một người biết mình có chí lớn. Nàng đoán được người anh hùng ấy (tức chàng) còn giữa đám trần ai (còn hàn vi, sự nghiệp chưa rạng rỡ) như chim Bàng đương xếp cánh trong rừng thẳm, như Giao long còn ẩn mình dưới vực sâu. "Anh hùng đoán giữa trần ai mới già", Từ khen Kiều là tay đoán già. Chữ "già" cuối câu đi với chữ "đoán" rất đắc thể, và đặc biệt "mới già" có thêm một ý nghĩa sâu.
Từ Hải hai lần cho Kiều là người tri kỷ của mình (Cười rằng: "Tri kỷ trước sau mấy người; Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?"). Cho nên sau này, khi Kiều khuyên Từ Hải hàng triều đình để bị lầm quỷ kế của Hồ Tôn Hiến giết chết, phải chăng cái chết tức tưởi ấy còn có một ý nghĩa để... tạ lòng tri kỷ của Kiều. Riêng về Kiều, sau khi Từ chết, bị Hồ Tôn Hiến bắt đánh đàn hầu tiệc, rồi bắt gả cho tên thổ quan đến sông Tiền Ðường, Kiều nghĩ:
Rằng: "Từ công hậu đãi ta
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng
Giết chồng mà lại lấy chồng
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời
Thôi thì một thác cho rồi
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông"(câu 2629 đến 2634)
Chút vì việc nước mà ra phụ lòng
Giết chồng mà lại lấy chồng
Mặt nào mà lại đứng trong cõi đời
Thôi thì một thác cho rồi
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông"(câu 2629 đến 2634)
"Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông", Kiều quyết định phó mặc trên trời dưới sông một tấm lòng. Mà tấm lòng đó là tấm lòng gì? Phải chăng đây là tấm lòng thuỷ chung đối với Từ Hải? Huống chi, Từ đã cho Kiều là một tri kỷ thì Kiều tại sao không dám chết vì Từ? Ðã "phụ lòng" (mà ra phụ lòng) tất phải đem "tấm lòng" (phó mặc trên trời dưới sông)... mới thực tạ lòng tri kỷ vậy.
Tái hợp với Kim Trọng, Kiều đánh đàn theo lời của Kim Trọng, Kiều có câu:
"Một phen tri kỷ cùng nhau
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa"(câu 3213 và 3214)
Cuốn dây từ đấy về sau cũng chừa"(câu 3213 và 3214)
Kiều lại dùng tiếng "tri kỷ" đối với Kim Trọng. Nhưng tri kỷ này chỉ Kim Trọng, đã biết nàng phải chịu cảnh đoạn trường qua bản đàn Bạc mạng. Như vậy đã biết nhau ở thực cảnh, thì từ đây Kiều không đánh đàn nữa, vì cùng nhau là tri kỷ rồi.... tất không phải cần tiếng đàn tri âm. Ðơn giản chỉ có thế.
Kiều dùng tiếng "tri kỷ" đối với Kim Trọng.
Kiều không dùng tiếng "tri kỷ" đối với Từ Hải.
Nhưng tất cả đều thực sự là tri kỷ.
Từ Hải dùng tiếng "tri kỷ" đối với Kiều.
Kim Trọng không dùng tiếng "tri kỷ" đối với Kiều.
Nhưng tất cả cũng đều thực sự là tri kỷ.
"Tri kỷ" của hai đối tượng chủ quan và khách quan có tác dụng phản ánh và quyện chặt lấy nhau. Cùng dùng tiếng "tri kỷ" đều có ý nghĩa, đặc biệt giữa Từ Hải đối với Kiều, giữa Kiều đối với Từ Hải rất sâu sắc và tuyệt diệu.
(theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai63.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.