Mã Giám Sinh toa rập cùng mụ Tú Bà đi tìm mua gái đẹp đem về lầu xanh để rước khách đắt tiền. Hắn mua được Kiều, nhưng sợ nói thẳng ra tất gia đình họ Vương không chịu bán, nên hắn giả làm lễ nghinh hôn như người lấy vợ thực. Khi hắn đem Kiều về Lâm Tri, tạm trú ở phường, Kiều cũng tin mình là vợ của hắn. Trước hắn còn e dè, ngại rằng Kiều mà mất trinh do hắn tất mụ Tú Bà không thể dung tha, vì hắn đã làm mất một mối hàng lớn. Nhưng rồi trước một người đẹp "quốc sắc thiên hương" như Kiều, hắn tính toán:
Về đây nước trước bẻ hoa
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.
Hẳn ba trăm lượng kém đâu
Cũng đã vừa vốn còn sau thì lời
Miếng ngon kề đến tận nơi
Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham
Ðào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quít cho cam sự đời(câu 827 đến 834)
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau.
Hẳn ba trăm lượng kém đâu
Cũng đã vừa vốn còn sau thì lời
Miếng ngon kề đến tận nơi
Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham
Ðào tiên đã bén tay phàm
Thì vin cành quít cho cam sự đời(câu 827 đến 834)
"Thì vin cành quít...", chữ "quít" ở đây, nhiều nhà nghiên cứu "Truyện Kiều" cho là rất khó giải nghĩa, nên có nhiều kiến giải theo điển cố khác nhau.
Bản của Bùi Khánh Diễn thì dẫn câu thơ "Vịnh quít" của Lương văn Ðế, hai câu là:
Phan chi chiết phiếu cán
Cam chỉ nhược huỳnh tương
Nghĩa là: "Vin cành quýt, bẻ cành nhỏ có quả ngon ngọt như nước ngọc quỳnh"
Bản của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim thì dẫn 2 câu thơ của Tô Ðông Pha:
Lão nhân du hí như đồng tử
Bất chiếc mai chi chiết quất chi
Nghĩa là: "Người già mà chơi như trẻ con, không bẻ cành mai mà bẻ cành quít"
Bản của Ðào Duy Anh cũng dẫn lại câu thơ của Tô Ðông Pha và giải thích thâm ý của hai câu thơ là có ý chê ông già không đứng đắn, và ông Ðào còn cho rằng cần "chú ý ở câu này, Nguyễn Du đối chiếu từ quít với từ cam"
Bản của Hồ Ðắc Hàm thì cho chữ "quít" là "cụp xuống", nghĩa là "vịn cho cành đào ngã quít xuống". Bản của Nguyễn văn Vĩnh thì đổi chữ "quít" ra "tít" (cao tít)...
... Qua đoạn thơ tác giả diễn tả, hẳn chúng ta không thể quên là Mã Giám Sinh có nhiệm vụ đối với mụ Tú Bà là đi tìm mua gái đẹp để làm giàu cho cái cửa hàng (lầu xanh) của mụ Tú Bà ở Lâm Tri. Mã không thể làm một việc "nước trước bẻ hoa" được. Nếu hắn làm lén làm ngang, tất Tú Bà không thể tha thứ cho hắn về hành động này. Nhưng bản chất của hắn "vẫn là một đứa phong tình đã quen" (câu 806). Hôm nay, bên cạnh một con người ngọc như Kiều trong thời "Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê", còn hắn "quá niên trạc ngoại tứ tuần" thật là "cờ đã đến tay" sao lại dại dột không phất; "miếng mồi ngon kề đến tận nơi" sao lại ngu ngốc không ăn? Tác giả dùng từ "bén" (đào tiên đã bén tay phàm) thật là tuyệt diệu.
Vả lại, hắn đã làm lễ nghinh hôn (tuy có sơ sài đấy) thì dầu sao Kiều cũng phải chấp nhận hắn là chồng; nhất là khi đưa về trú phường (nhà trọ), quả thực "cái đêm hôm ấy đêm gì", hắn làm sao kềm được dục tình khi không bị một sự phản kháng nào. Suốt cả đời hắn chưa chắc gặp một dịp may mắn được hưởng cái lạc thú giá đáng nghìn vàng của một "quốc sắc thiên hương" như Kiều. Cho nên, hắn quyết, đối với Tú Bà:
Mụ già hoặc có điều gì
Liều công mất một buổi quỳ mà thôi(câu 841 và 842)
Liều công mất một buổi quỳ mà thôi(câu 841 và 842)
Vả lại, tên họ Mã "quá niên trạc ngoại tứ tuần" mà cho là già thế nào được, chỉ già hơn Kiều mà thôi, nên dẫn lời của Tô Ðông Pha "lão nhân du hí như đồng tử..." e rằng không đúng.
Và, một điều đáng chú ý. Ðối với họ Mã, việc làm này khá quan trọng. Vì khi hắn thực hiện cuộc ái ân, giải quyết cái bịnh "Tề Tuyên đã nổi lên đùng đùng" tất phải hành động một cách gấp rút. "Ðào tiên đã bén tay phàm" rồi, nếu chậm trễ, khi về Lâm tri đưa vào lầu xanh dưới quyền trực thuộc của Tú Bà, thì kể như đáy biển mò kim!
"Vin cành quít"... "quít" hay "vít" tức là với tay níu, ghì xuống gấp. "Quít" hay "vít" là một trạng từ chỉ thể cách hành động, còn chỉ cả thời gian khẩn trương rất phù hợp với thái độ, hành động và tâm lý của Mã Giám Sinh, một tên "phàm phu tục tử". Cường độ sôi nỗi của dục tình đi đôi với sự cuồng nhiệt của tốc độ giải quyết, cho nên mới diễn cái thảm cảnh cho Kiều:
Một cơn mưa gió nặng nề
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương(câu 847 và 848)
Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương(câu 847 và 848)
Hơn nữa, theo cú pháp, câu trên đã bảo "đào tiên đã bén tay phàm" thì tay phàm phải làm gì đối với quả đào tiên đó? Sao lại bẻ trái quít bằng cách mượn hai câu thơ của Lương văn Ðế và của Tô Ðông Pha để giải thích? Tác giả "Truyện Kiều" đã dùng từ "thì" (thì vin cành)... để nối liền vế dưới và vế trên quá rõ ràng. Như vậy, "vít" làm trợ từ cho động từ "vin" để ý được mạnh thêm.
"... cho cam sự đời" tức cho thoả sự đời.
"Cam" tức thoả (thoả lòng), hài (hài lòng), vừa (vừa lòng)...
Anh hùng mới biết anh hùng
Rày xem phỏng đá cam lòng ấy chưa?"(câu 2277 và 2278)
Rày xem phỏng đá cam lòng ấy chưa?"(câu 2277 và 2278)
Sao cho muôn dặm một nhà
Cho người thấy mặt là ta cam lòng(câu 2435 và 2436)
Cho người thấy mặt là ta cam lòng(câu 2435 và 2436)
Nhưng "sự đời" là gì?
"Sự đời" là việc đời. Nhưng ở đây, tác giả "Truyện Kiều" còn khéo dùng bằng một nghĩa riêng với một tiếng lóng đã được phổ thông để hiểu ngầm trong giới ăn chơi "cái sự đời ấy mà" phù hợp với cái tính đàng điếm của Mã Giám Sinh.
Tác giả dùng phép đối ngẫu bằng từ "quít, cam" nhưng không phải đối ngẫu bằng loại (trạng từ), bằng âm điệu được coi là đắc thể nhất.
Như vậy, xét ra không có gì là rắc rối.
Hai câu thơ, 14 chữ- như giải thích trên- ta thấy nó không cầu kỳ, vẫn thông, vẫn có nghĩa.
Riêng chỉ thêm một điều đáng nói, cũng đoạn thơ trích ở trên, tác giả "Truyện Kiều" vừa diễn tả ý nghĩ của tác giả (vừa của nhân vật Mã Giám Sinh) của truyện là:
Về đây nước trước bẻ hoa
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau
Hẳn ba trăm lượng kém đâu
Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời(câu 827 đến 830)
Vương tôn quý khách ắt là đua nhau
Hẳn ba trăm lượng kém đâu
Cũng đà vừa vốn còn sau thì lời(câu 827 đến 830)
Tên họ Mã đã khéo tính toán. Khi đem Kiều về lầu xanh, tất bọn nhà quyền quý sẽ đua nhau chiếm hữu Kiều. Chúng sẽ bỏ ra ít nhứt 300 lượng vàng để hưởng cái trinh của Kiều (nước trước bẻ hoa). Như vậy vừa đủ vốn, còn về sau, hắn và Tú Bà sẽ được hưởng cái lời của những kẻ "bẻ hoa nước sau"
Nhưng sao lại bảo "ba trăm lượng đà vừa vốn"?
"Vừa" là đúng, khớp với, đúng mức, không thái quá, không bất cập. "Vừa vốn" là đúng vốn, đủ vốn. Gã họ Mã mua Kiều hơn 400 lượng kia mà:
"Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"(câu 647 và 648)
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm"(câu 647 và 648)
Tác giả "Truyện Kiều" sơ suất chăng?
Hay tên họ Mã khoan khoái, trí óc rộn ràng rồi quên vốn liếng làm ăn chăng?
Nhiều bản không có giải thích điểm này. Có một vài bản chỉ có đặt nghi vấn rồi bỏ lửng.
"Hẳn ba trăm lượng kém đâu" như vậy là giá cố định. Vốn xuất ra mua Kiều ngoài bốn trăm, mà giá cố định đối với khách hàng là ba, như vậy là... gần vốn rồi. Nếu kẻ nào "bẻ hoa nước sau" thì hai trăm, một trăm rưỡi... gì đó hẳn là có lời. Vả lại, bọn con buôn thịt người này đã có đủ mánh khoé:
Nước vỏ lựu máu mào gà
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên(câu 837 và 838)
Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên(câu 837 và 838)
thì mặc sức hốt tiền nếu Kiều bên ngoài vẫn còn lộng lẫy, sắc sảo mặn mà. Thực là đối với chúng "nhất bổn sinh vạn lợi"
"Cũng đà vừa vốn..." phải chăng "cũng đã gần vốn"... tam sao thất bổn chăng?
"Cũng đà vừa vốn..." phải chăng "cũng đã gần vốn"... tam sao thất bổn chăng?
(theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)
Source http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai36.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.