Sau khi dự hội Ðạp thanh, ba chị em Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan trên đường trở về, gặp Kim Trọng:
Chung quanh vẫn đất nước nhà
Với Vương Quan trước vốn là đồng thân
Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Ðồng tước khoá xuân hai Kiều(câu 153 đến 156)
Với Vương Quan trước vốn là đồng thân
Trộm nghe thơm nức hương lân
Một nền Ðồng tước khoá xuân hai Kiều(câu 153 đến 156)
Ðời Tam Quốc (220- 280), Chúa Nguỵ là Tào Tháo có xây một đài bên sông Chương (huyện Lâm Chương, tỉnh Hà Nam), đặt tên là Ðồng Tước. Ðài cực kỳ tráng lệ, trang hoàng lộng lẫy. Tháo lại tuyển gái đẹp khắp vùng cho chứa vào trong. Vậy mà Tháo còn tham ....
Nhân một dịp du thuyền trên sông Trường Giang, rượu ngà say, Tháo cao hứng nói với các quan:
- Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia, ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có hai cô gái đều là trang quốc sắc. Không ngờ về sau Tôn Sách và Châu Du cưới mất. Nay ta xây đài Ðồng Tước bên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đó ở để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện.
- Ta năm nay đã 54 tuổi. Nếu chiếm xong Giang Nam, ta cũng được chút vui mừng riêng. Số là trước kia, ta có quen thân cụ Kiều công, được biết cụ có hai cô gái đều là trang quốc sắc. Không ngờ về sau Tôn Sách và Châu Du cưới mất. Nay ta xây đài Ðồng Tước bên sông Chương, nếu hạ được Giang Nam, ta sẽ đem hai nàng họ Kiều về đó ở để vui thú năm tháng về già. Thế là ta mãn nguyện.
Nguyên Tào Tháo có đứa con nhỏ tên Tào Thực tự Tử Kiến có tài hạ bút thành văn. Khi xây xong đài Ðồng Tước, Tháo sai con làm bài phú "Ðồng Tước đài" để ca tụng công nghiệp của nhà họ Tào. Bài phú rất đặc sắc.
Ðể khích Châu Du là Ðô đốc nhà Ðông Ngô đánh Tào Tháo, chúa nhà Bắc Nguỵ, Quân sư nhà Tây Thục là Gia Cát Lượng (Khổng Minh) sửa đổi câu thứ bảy của bài phú. Nguyên văn là:
Liên nhị Kiều vu đông tây hề, nhược trường không chi đế đống
Nghĩa là:
Bắc hai cây cầu tây đông nối lại, như cầu vồng sáng chói không gian
Nhưng Khổng Minh lại đổi ra:
Lãm nhị Kiều vu đông nam hề, lạc triêu tịch chi dữ cộng
Nghĩa là:
Tìm hai Kiều Nam phương về sống, vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân
Khổng Minh đem chữ "Kiều" là "cầu" đổi ra chữ "Kiều" là nàng họ Kiều; và đổi cả toàn vế sau để cố ý chỉ vào Tào Tháo muốn bắt hai nàng Kiều: Ðại Kiều (vợ của Tôn Sách) và Tiểu Kiều (vợ của Châu Du) về làm thiếp cho ở đài Ðồng Tước. Nhưng vì cuộc liên minh giữa Ðông Ngô và Tây Thục, lại nhờ Khổng Minh cầu gió Ðông lúc trái mùa, nên Châu Du- Ðô đốc của Ngô- dùng hoả công đốt phá 83 vạn quân của chúa Nguỵ Tào Tháo tại trận Xích Bích. Nguỵ thua to. Mộng chiếm đất Giang Nam để đoạt lấy hai nàng Kiều xinh đẹp làm thiếp của chúa Nguỵ Tào Tháo hoàn toàn tan vỡ.
Nhân đó, nhà thơ Ðỗ Mục đời nhà Ðường có bài "Xích Bích hoài cổ":
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều
Ðông phong bất dữ Châu lang tiện
Ðồng tước xuân thâm toả nhị Kiều
Tạm dịch:
Kích gãy cát chìm sắt chửa tiêu
Rửa mài nhận thấy dấu tiền triều
Gío Ðông chẳng giống chàng Chân thắng
Ðồng tước đài xuân nhốt hai Kiều
Cũng đoạn hai bên gặp nhau này giữa chị em Kiều với Kim Trọng, có câu:
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa(câu 143 đến 146)
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa(câu 143 đến 146)
Và, đến đoạn diễn tả khi Kiều trở về nhà, đêm lại trằn trọc mộng thấy Ðạm Tiên:
Thoắt đâu thấy một Tiểu Kiều
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lững thững như gần như xa(Câu 187 đến 190)
Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lững thững như gần như xa(Câu 187 đến 190)
"Kiều" này là từ chung, chỉ người gái đẹp (viết không hoa). "Hai Kiều" tức là Thuý Kiều và Thuý Vân, vì cả hai đều có sắc đẹp; "tiểu kiều" tức là Ðạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc một thời.
"Một nền Ðồng tước khoá xuân hai Kiều", Kiều này là tên "Kiều" đi đôi với nền "Ðồng tước". Ðây là từ riêng chỉ nhân vật (viết hoa), tức là hai nàng Ðại Kiều và Tiểu Kiều con của Kiều quốc lão (kiều công) ở đất Ngô đời Tam quốc. Hai nàng đều tuyệt sắc giai nhân. Ngay cả hai đã có chồng rồi mà chúa Nguỵ Tào Tháo- tuy đã tuyển được nhiều gái đẹp để ở đài Ðồng Tước- nhưng vẫn mơ tưởng ước ao, mong được "mãn nguyện, để vui thú năm tháng về già"!...
Tác giả lấy cái riêng (nhị Kiều) bằng điển tích để dẫn đến cái chung (hai Kiều), chẳng những ý nói nhà họ Vương có hai người gái đẹp kín cổng cao tường (khoá xuân), vừa đề cao cái đẹp của cả hai xứng đáng là tuyệt thế giai nhân.
(Theo Ðiển tích Truyện Kiều- NXB Ðồng Tháp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.